Tại Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc nơi địa linh nhân kiệt, đã xuất sinh nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử như Võ Hầu Gia Cát Lượng uy danh thiên cổ, lại có Thánh Dược Trương Trọng Cảnh. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, còn xuất hiện một kỳ nhân. Mặc dù ông sinh ra đã không thể nghe và không thể nói; 2 tuổi mới học bò, nhưng khi cầm bút, ông đã có thể viết chữ. Không chỉ vậy, ông còn có khả năng tiên tri đặc biệt. Thú vị hơn, người này còn tuyên bố rằng ông là hóa thân của Tôn Trung Sơn, quốc phụ của Trung Hoa Dân Quốc. Điều này có thật không?
Vào những năm 50 của thế kỷ 20, tại một gia đình họ Trương ở thị trấn Vương Điếm, huyện Ninh Hương, tỉnh Hà Nam, một cậu bé được sinh ra, là con trai lớn trong gia đình. Cha mẹ cậu rất vui mừng, mong rằng cậu có thể lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc. Tuy nhiên, dần dần, cha mẹ phát hiện ra rằng con trai mình có vẻ khác biệt so với những đứa trẻ khác.
Trương Tứ Mục đến khoảng 2 tuổi mới học bò, mọi người trong làng đều cảm thấy đứa trẻ này có vấn đề, gương mặt cha mẹ lúc nào cũng đầy ưu tư. Nhưng có một ngày, Trương Tứ Mục đã làm một việc đáng kinh ngạc.
Hôm đó, kế toán của đại đội và một nhóm người đến nhà ông Trương trò chuyện. Bỗng nhiên, Tứ Mục vùng ra khỏi lòng cha đang ngồi xổm trên đất, nhặt một mảnh gạch bên cạnh, bò ra trước cửa viết chữ ‘môn’ (cửa), sau đó bò đến bên cái lọ viết chữ ‘cái lọ’, không đã thỏa mãn lại bò đến bên cây viết chữ ‘cây’. Cậu viết từng nét, tay trái tay phải phối hợp, viết rất giống nhau.
Những khách trong sân đang trò chuyện đều ngây người nhìn, cha mẹ không biết chữ liền vội hỏi chuyện gì xảy ra?
“Nhà ông có kỳ nhân rồi”, một vị khách sau khi hồi thần lại khen ngợi, “đứa trẻ này không có thầy mà tự biết viết chữ, chắc chắn nhà ông đã cầu được phúc rồi!”.
“Thật vậy sao?” Gương mặt của cha Tứ Mục lộ vẻ vui mừng, “Gần đây tôi thấy nó bò trên đất, dùng đá vôi gì đó vẽ loạn trên mặt đất, trông giống như chữ trên báo, không lẽ thật sự là chữ?'”
“Chữ còn giả sao?” Kế toán của đại đội vỗ ngực nói, “Tôi nửa đời viết chữ, nhìn những nét này, còn sắc nét hơn cả chữ của một học sinh trung học, thật là chuyện lạ, đi, chúng ta hãy thông báo cho bà con biết, hồi đó Gia Cát Lượng còn phải chăm chỉ học hành mười mấy năm, giờ nhà họ Trương chúng ta lại xuất hiện một người có tài từ trong bụng mẹ”.
Cần biết rằng trong thời kỳ đó, không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn cũng chưa chắc biết chữ. Cha mẹ của Trương Tứ Mục cũng không biết chữ, nên càng không có khả năng dạy Tứ Mục học chữ.
Và cứ như vậy, tin tức lan truyền từ người này sang người khác, như thể nó có cánh, chỉ trong vài ngày đã truyền khắp cả làng. Sau đó, mỗi năm, nhà Trương Tứ Mục đều tiếp đón hàng loạt lượt khách với những mục đích khác nhau. Trong số họ, nhiều người đến để xem cho vui, còn không ít phóng viên đến để phỏng vấn, đưa tin. Đối với khả năng phi thường của Trương Tứ Mục, những người lớn tuổi trong làng nói rằng kiếp trước ông chắc chắn là một tú tài, tái sinh rồi tự học thành tài ngay từ trong bụng mẹ. Còn các phóng viên thì đều đưa ra những lý do như: hiện tại vẫn chưa thể giải thích hiện tượng này.
Đến 4, 5 tuổi, Trương Tứ Mục cuối cùng cũng biết đi, nhưng lúc này, mẹ và mọi người trong làng lại phát hiện ra một vấn đề. Từ trước đến nay, Tứ Mục không chỉ không biết nói, mà còn không có phản ứng gì với âm thanh, ngay cả tiếng sấm hay tiếng pháo cũng không sợ hãi. Hóa ra, cậu là một người vừa câm vừa điếc và nhìn cậu có vẻ ngờ nghệch, dường như trí tuệ cũng có vấn đề. Tuy nhiên, chữ viết của cậu ngày càng đẹp, trông giống như người lớn đã luyện tập thư pháp nhiều năm.
Gia đình nghèo, không có tiền cho cậu đi học, lại thêm việc cậu là người điếc và câm, nên càng không thể vào trường. Vậy cậu làm sao biết được nhiều chữ như vậy? Làm thế nào cậu biết được ý nghĩa của những chữ đó? Không ai có thể giải thích.
Trương Tứ Mục cũng không thích chơi đồ chơi, cậu thích nhất là đọc sách và viết chữ trên tường, trên đất. Cậu còn có khả năng nhận biết chữ từ xa.
Một ngày nọ, em trai của Tứ Mục, Trương Tứ Phúc, dẫn theo vài phóng viên đến nhà. Khi Trương Tứ Mục nhìn thấy họ, cậu liền cầm phấn viết chữ ‘đồng nhân’ (cùng người) trên đất, sau đó viết thêm 4 dấu chấm, ý hỏi em trai ai là người đi cùng. Thế là, Tứ Phúc yêu cầu những người đến viết tên của họ bằng tay trong không khí. Ai cũng biết, khi một người viết chữ trong không khí, người đối diện sẽ nhìn thấy chữ đó dưới dạng gương, vì vậy việc nhận diện chữ sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, Trương Tứ Mục chỉ liếc nhìn khi họ viết, đã có thể nhanh chóng viết ra tên của họ.
Hơn nữa, bất kể chữ viết có nét phức tạp và kỳ lạ đến đâu, Trương Tứ Mục không bị khó khăn khi nhận biết chữ từ xa. Cậu nhìn một cái là biết ngay, điều này vẫn là một bí ẩn.
Chữ viết của Trương Tứ Mục rất ngay ngắn, từng nét từng phẩy đều tỉ mỉ, thậm chí còn tốt hơn chữ viết của người bình thường. Hơn nữa, cậu có thể viết bằng cả hai tay, và tay trái viết còn trơn tru hơn tay phải.
Kiến thức bẩm sinh của Trương Tứ Mục khiến nhiều người có học cũng phải tự cảm thấy thua kém. Có người từng muốn kiểm tra cậu, nên đã viết trên đất 26 chữ có bộ ‘扌’ (thủ) và 40 chữ có bộ ‘亻’ (nhân) để cậu điền vào. Không ngờ, Trương Tứ Mục nhìn thấy liền mỉm cười và điền liên tục, chẳng hạn như “擁護 – duy hộ”, “捷報 tiệp báo-tin tốt”, còn có đầu 投、đả 打、nữu 扭、đảm 擔、tảo 掃、trích 摘、phù 扶, v.v. Hơn nữa, cậu dường như còn có trí nhớ siêu phàm; từng có người hỏi về một từ tiếng Anh ‘read’, Trương Tứ Mục lập tức trả lời rằng từ này xuất hiện trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp trung học và ở các trang 177, 231, 145, 198, 216, khiến mọi người không khỏi thán phục và ngạc nhiên!
Tuy nhiên, mọi người không ngờ rằng những điều này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong khả năng kỳ diệu của Trương Tứ Mục.
Trương Tứ Mục còn có một khả năng đặc biệt nữa, đó là có thể tính toán chính xác năm nhuận trong 100 năm và tháng nhuận là tháng nào. Khả năng toán học, khả năng tính toán trong đầu và trí nhớ của Tứ Mục thật sự không phải người bình thường có thể so sánh được.
Tuy nhiên, điều khiến người ta không thể so sánh hơn cả là khả năng tiên đoán của cậu. Ví dụ, dự đoán thời tiết. Một ngày, Trương Tứ Mục có cảm giác rằng ngày hôm sau sẽ có mưa, vì vậy cậu đã nhắc nhở bà con thu dọn những thứ dễ bị ướt. Mọi người nhìn lên trời, thấy trời quang mây tạnh, nắng rực rỡ, ai mà ngờ mưa? Vì vậy, họ không để ý đến lời Trương Tứ Mục. Ai ngờ, ngày hôm sau thật sự đã mưa như trút nước. Sau đó, trước khi bà con thu hoạch nông sản phơi lúa, họ đều hỏi cậu, và cậu sẽ cho họ biết dự đoán của mình.
Khả năng dự đoán của Trương Tứ Mục đã giúp đỡ không ít người, nhưng cũng khiến cậu bị cha đánh không ít. Vấn đề là như thế nào?
Thì ra, có một lần, Trương Tứ Mục thấy một người trong làng, bỗng nhiên có cảm giác, cậu đã viết ra vài chữ ‘Người nào đó sẽ chết vào tháng nào ngày nào’. Kết quả, đến ngày đó, người đó thật sự đã qua đời vì nhồi máu cơ tim. Lúc này, cả làng xôn xao, những người không hiểu chuyện thì nói rằng người đó bị Trương Tứ Mục nguyền rủa chết, vì vậy cha cậu đã đánh cậu một trận.
Còn có một năm, trước kỳ thi vào trung học, đề thi vẫn còn ở huyện, Trương Tứ Mục đã chính xác viết cho một vài học sinh trong làng đề bài ‘Người mẹ của tôi’, kết quả là những học sinh này đều thi rất tốt. Năm sau, Trương Tứ Mục lại một lần nữa cho các em trong làng biết đề bài ‘Tuổi thơ của tôi và những đứa trẻ da đen’ trước kỳ thi, khiến cho Sở Giáo dục huyện phải điều tra rầm rộ, cử người đi khắp nơi để truy tìm ai đã lộ đề. Cuối cùng, họ tìm đến Trương Tứ Mục, nhưng thấy cậu vừa điếc vừa câm, trông có vẻ ngây ngô, nên cũng không biết phải làm sao, cuối cùng chỉ có thể bỏ qua, nhưng cha cậu vẫn đánh cậu một trận.
Sau đó, về những vấn đề như đề thi hay chuyện gì xảy ra, Trương Tứ Mục quyết định không nói nữa. Nói về việc bị đánh, còn có một câu chuyện thú vị về Trương Tứ Mục.
Vào khoảng năm 1960, Mao Trạch Đông phát động chiến dịch, không cho làm nông nghiệp, mà tập trung mọi người lại để luyện thép, hậu quả rất nhanh chóng xuất hiện, nạn đói tràn lan khắp cả nước, quê hương của Trương Tứ Mục cũng không ngoại lệ. Một lần, Trương Tứ Mục đói quá, thấy người khác lén lút lấy đồ ăn ở nhà ăn, không quan tâm có ai hay không, cậu liền đi thẳng đến nhà ăn để ‘trộm’ như một ‘quân tử’. Lúc đó, lương thực quý giá hơn vàng, hành động của cậu có thể nhận được kết quả tốt sao? Quả thật, cậu đã bị người ta bắt lại và ăn một trận đòn. Sau này, có người lấy chuyện này ra đùa, Trương Tứ Mục hài hước đáp: thản thản quân tử phúc, đỗ bì cơ phong lưu! (bụng quân tử tuy bình thản, dạ dày đang cuộn trào cơn đói).
Trương Tứ Mục thường một mình ngồi nhìn lên bầu trời hoặc một nơi nào đó mà ngẩn ngơ. Cậu đang nghĩ gì? Không ai biết. Tuy nhiên, điều cậu thích nhất là chép lại toàn bộ di chúc của Tôn Trung Sơn cho những người đến thăm. Lúc đó, cậu như biến thành một người khác, không còn vẻ ngây ngô như thường ngày, mà trở nên rạng rỡ và đầy sức sống.
Cậu sẽ trước tiên dùng phấn viết tiêu đề bằng chữ lớn, sau đó, trong phần nội dung, cậu viết: ‘Tôi đã cống hiến cho cuộc cách mạng quốc dân suốt 40 năm, mục đích là tìm kiếm tự do và bình đẳng cho Trung Quốc…’. Sau khi chép xong toàn bộ, cậu còn ký tên ‘Tống Khánh Linh, ngày 21 tháng 3, Tôn Dật Tiên’. Toàn bộ bài viết được sắp xếp gọn gàng, chữ viết rất đẹp, sử dụng cả chữ giản thể lẫn phồn thể, không có một lỗi chính tả nào. Sau khi ký tên xong, Trương Tứ Mục còn thường viết bên cạnh bài viết theo kiểu câu đối: ‘Cách mạng chưa thành công, đồng chí vẫn cần nỗ lực’. Mọi người thấy cảnh này đều trầm trồ khen ngợi. Trong thời đại thông tin bị hạn chế như vậy, lại ở một vùng nông thôn nghèo khó, cả làng có thể không tìm ra được mấy người biết nội dung di chúc của Tôn Trung Sơn, vậy Trương Tứ Mục làm sao biết được? Trong bối cảnh mà nỗi sợ hãi các cuộc vận động của Đảng Cộng sản bao trùm cả nước, câu viết ‘Cách mạng chưa thành công, đồng chí vẫn cần nỗ lực’ của cậu có phải còn mang một ý nghĩa sâu sắc?
Trương Tứ Mục đã làm người đưa thư tình nguyện trong làng suốt hàng chục năm, cậu đặc biệt quan tâm đến chính trị. Mặc dù cậu không bao giờ nói với ai, nhưng tất cả các báo chí mà cậu tiếp nhận, từ báo lớn đến báo nhỏ, cho đến cả ‘Tin tức tham khảo’, cậu đều đọc kỹ. Năm 1976, khi biết được tin tức chính xác về cái chết của Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông từ báo chí, cậu lén lút lấy một chùm pháo nhỏ có và đốt trong một căn phòng không có người. Cậu còn dùng gạch viết một bài thơ:
Cự nghiệt nhất tiêu vạn chúng hân
Tam thiên giang hà tận thích kim!
Trường dạ tuy mạn kim kê hiểu,
Vi ngã trung hoa chiếu càn khôn.
Tạm dịch:
Ác nghiệt tiêu rồi vạn chúng vui
Dạt dào Trường – Hoàng chảy tới lui
Đêm dài ừ đấy, gà vàng gáy
Trung Hoa rực rỡ rũ cát vùi
Ý tứ rằng một khi cái ác bị tiêu diệt, dân chúng sẽ hân hoan, ba nghìn dòng sông đều được giải thoát. Dù đêm có dài, nhưng khi gà vàng gáy sáng, thì Trung Hoa của ta rực sáng cả vũ trụ. Mặc dù sau đó cậu đã dùng chân xóa đi bài thơ này, nhưng vẫn bị một thanh niên trẻ phát hiện và nhớ lại.
Vào một ngày năm 1992, Trương Tứ Mục biến mất, bạn bè và người thân đã tìm kiếm cậu nhiều ngày nhưng không thấy.
Cũng trong năm này, có một người tu hành, chúng ta tạm gọi là A Quân, vì có việc cần phải từ núi Võ Đang đi một chuyến đến Đông Bắc. Trước khi A Quân khởi hành, một người bạn cùng tu đạo lớn tuổi đã xem xét thời gian và sau đó đưa cho A Quân một tờ giấy làm bằng tre, nhờ cậu trên đường ghé qua huyện Nội Hương, thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam để giúp xem một người bạn cũ. Người bạn cũ mà người bạn đạo này nói đến chính là Trương Tứ Mục.
Khi A Quân đến thị trấn Vương Điếm, huyện Nội Hương để tìm Trương Tứ Mục, A Quân mới biết rằng cậu đã mất tích nhiều ngày rồi, chỉ nghe được những câu chuyện huyền thoại về cậu. Trên đường trở về huyện, A Quân bất chợt nhớ đến tờ giấy tre mà người bạn đạo đã đưa, mở ra xem thì thấy trên đó có một bức tranh bát quái, trên đó có dấu hiệu di chuyển theo ngày tháng ở hướng đông nam.
A Quân chợt tỉnh ngộ, hóa ra người bạn đạo đã biết trước rằng Trương Tứ Mục đã mất tích, việc nhờ cậu xem một người bạn cũ thực chất là sai cậu đi tìm người.
Vì vậy, A Quân quyết định không đi xe mà đi bộ dọc đường để tìm kiếm. Sau một ngày một đêm, A Quân đã nhìn thấy một bóng dáng loạng choạng như một người say rượu ở một ngã ba trong một làng thuộc huyện Hậu Pha. Người này ăn mặc rách rưới, mặt mũi xanh xao, trông như vừa bị đánh. Sau khi trao đổi một hồi, A Quân phát hiện ra rằng người này chính là Trương Tứ Mục.
Hóa ra, hôm trước Trương Tứ Mục đã lang thang xin ăn đến một nhà nông dân ở huyện Hậu Pha. Người phụ nữ tốt bụng trong nhà thấy cậu đáng thương nên đã cho cậu ăn vài bữa no nê. Thật không may, khi người chồng về nhà, ghen tuông nổi lên, đã đánh cậu một trận và ném cậu ra ngoài cửa.
A Quân đã đưa Trương Tứ Mục đến bên đường nghỉ ngơi, lấy một ít đồ ăn từ trong hành lý ra. Trương Tứ Mục cũng đói lắm, bắt đầu ăn ngấu nghiến. Lúc này, A Quân dùng tay ra hiệu hỏi chuyện, còn cậu thì dùng đất để viết ra một cuộc đối thoại thú vị trên mặt đất.
Khi A Quân trải tờ giấy mà người bạn đạo đã giao cho cậu ra trước mặt Trương Tứ Mục, cậu bỗng nhiên như bị một điều gì đó tác động, đôi mắt vốn có chút sưng húp bỗng tuôn rơi lệ.
Khi cuộc trò chuyện từ xa dần dần gần lại, nói về thân thế đầy bí ẩn của cậu, Trương Tứ Mục đã viết một bài thơ ngắn:
Sử quân hiệp đảm vấn túc nhân
Thương mang đại địa khởi phong vân
Trung Hoa bất tử quy hàn mộng
Bách niên nhất thán tội Tôn Văn
Dịch thơ:
Ơn khách mở lòng hỏi nhân duyên
Mênh mang đại địa dính câu nguyền
Trung Hoa thương quá cơn mê mộng
Trăm năm thở dài – tội Tôn Văn
Giờ thì đến lượt A Quân bị sốc. Cậu nhớ lại những gì người bạn đạo lớn tuổi đã nói với mình trong lúc trò chuyện. Người đó đã bảo rằng Trung Hoa Dân Quốc vốn là một con rồng xanh bảo vệ cõi linh giới trên trời, trong khi ĐCSTQ biểu hiện trên thiên giới lại là một con rồng ác đỏ. Do không tuân thủ Thiên luật, thường xuyên chiến đấu với con rồng xanh lương thiện, thường thì rồng đỏ thua cuộc, nhưng rồng xanh vẫn tha cho nó không chết. Thế nhưng, trong vài thập kỷ gần đây, ác long đỏ thắng thế, vì nó đã ăn cắp một viên ngọc năm sao được gắn trên cõi linh giới, nên mới có thể tiếp tục hoành hành suốt một trăm năm. Do đó, ĐCSTQ cũng đã chiếm ưu thế, buộc Trung Hoa Dân Quốc phải rút lui và chiếm lấy trung nguyên. Và kiếp trước của Trương Tứ Mục liên quan đến sự kiện lớn này.
“Các hạ kiếp trước lẽ nào là Dật Tiên quân?” Mặc dù A Quân đã nhận được chỉ dẫn từ người bạn đạo, nhưng trong lòng ông vẫn còn nghi ngờ và muốn xác thực.
“Đúng vậy, những chuyện đã qua chỉ còn là ký ức, chỉ để lại danh tiếng trống rỗng cho người đời!” Trương Tứ Mục viết trên mặt đất.
“Ngài đã từng vì dân tộc Trung Hoa mà chiến đấu hết mình, trời đất có thể chứng giám, sao giờ lại rơi vào tình cảnh thế này?” A Quân thấy Trương Tứ Mục tàn tật, ăn mặc rách rưới, trong lòng cảm thấy rất thương xót.
“Trời cao chứng giám, mọi thứ đều có nguyên do. Tứ Mục trong kiếp này phải chịu tội lớn như vậy, đều do quả báo của kiếp trước!” Trương Tứ Mục dường như đã hiểu rõ mọi chuyện.
“Câu này có ý nghĩa gì?” A Quân tràn đầy nghi vấn.
“Ôi! Nói ra thì dài dòng, ngươi có biết sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của Tôn Dật Tiên là gì không?” Trương Tứ Mục hỏi.
“Phải chăng là vì không sớm thành lập được quân đội Cộng hòa của ngài, nên đã để cho quân phiệt kiêu ngạo, bạo loạn cướp chính quyền, khiến dân chúng không được yên ổn?” A Quân đáp.
“Không, sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của Tôn Dật Tiên chính là hậu quả xấu từ câu ‘Liên Nga Liên Cộng’ đã ảnh hưởng đến các thế hệ sau. Ông vốn định lợi dụng sức mạnh và sự hỗ trợ của Đảng Cộng sản Nga, nhưng không ngờ lại mời sói vào nhà, hủy hoại văn hóa Trung Hoa và cắt đứt dòng máu của chúng ta, dẫn đến một sai lầm lớn. Đây là hình phạt công bằng nhất mà trời cao dành cho tôi trong kiếp này!”
Giới thiệu một chút về lịch sử thời điểm đó: Vào ngày 20 tháng 1 năm 1924, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Quốc dân đảng đã được tổ chức tại Quảng Châu, do Tôn Trung Sơn chủ trì. Các đảng viên cộng sản như Lý Đại Trác, Mao Trạch Đông, Lâm Bá Quyền, và Cù Thu Bạch đã tham dự đại hội. Tại đại hội, các bản tuyên ngôn và điều lệ do đảng viên cộng sản giúp soạn thảo đã được thông qua, và xác định ba chính sách lớn là liên minh với Nga, liên minh với ĐCSTQ, và hỗ trợ nông công.
A Quân thấy Trương Tứ Mục có vẻ kích động, liền an ủi cậu. Nhưng cậu nghĩ lại, sự việc đúng là như vậy, chính nhờ vào việc liên minh với Đảng Cộng sản của Tôn Trung Sơn mà cuối cùng đã dẫn đến việc Tưởng Giới Thạch chấp nhận hợp tác với ĐCSTQ, và cuối cùng Đảng Cộng sản lại trở nên mạnh mẽ, khiến Trung Hoa Dân Quốc chỉ còn có thể yên phận ở Đài Loan. Quả thật là mời sói vào nhà, tự mình gây ra hậu quả.
Trương Tứ Mục dường như biết A Quân đang nghĩ gì, cậu mỉm cười khổ sở, viết: “Đúng vậy, dù là hưng hay vong, nhưng những thảm họa mà dân tộc phải chịu đựng thật sự là điều chúng ta không thể gánh vác! Kẻ thù xâm nhập vào nhà, thực sự là một đại họa ngàn năm!”
“Chẳng lẽ không còn cách nào cứu vãn sao?”
“Kim kê đầu thượng nhất luân toàn, tẩy tịnh tâm khấu thiên nhật khoan…. Ngài có lẽ sẽ thấy nó, ngài có thể thấy nó”, Trương Tứ Mục viết.
A Quân có chút mơ hồ, vì vậy Trương Tứ Mục lại vẽ một vòng tròn lớn trên mặt đất, ở giữa vẽ một ký hiệu chữ vạn, xung quanh có ký hiệu chữ vạn ở trên, dưới, trái, phải mỗi bên vẽ hai biểu tượng thái cực và một ký hiệu vạn nhỏ. Bên cạnh, cậu viết: “Khi bánh xe này xoay, nhân tâm quy Thiên; Trung Hoa oan khuất, mây tan thấy trời!” Viết xong, Trương Tứ Mục dùng tay làm động tác quay, rồi chỉ vào A Quân, biểu cảm trên mặt rõ ràng là xuất phát từ niềm vui chân thật.
Ngày hôm đó, A Quân và Trương Tứ Mục đã nói chuyện rất nhiều. Sau đó, A Quân vì có việc bận, đã nhờ một người nông dân nhiệt tình ở địa phương chuyển lời về nhà của Trương Tứ Mục, rồi tạm biệt Trương Tứ Mục để tiếp tục hành trình của mình. Gia đình của Trương Tứ Mục sau đó đã đưa cậu trở về.
Trước khi chia tay, có lẽ Trương Tứ Mục lo lắng không muốn gây rắc rối cho gia đình, hoặc có thể cậu vì tàn tật và chán nản không muốn thu hút sự chú ý của người khác, nên đã dặn A Quân không muốn viết ra thân phận và nội dung cuộc trò chuyện của mình trong khi còn sống. Vài năm sau, Trương Tứ Mục lại biến mất một lần nữa, lần trở về sau đó, khả năng đặc biệt của cậu bỗng dưng biến mất, trên đầu còn có một vết thương lớn, không lâu sau thì qua đời. Có người nói rằng Trương Tứ Mục đã tiên đoán rằng nếu cậu chết sau mẹ mình, thì cậu ấy có thể nói chuyện bình thường trở lại, nhưng thật tiếc là cậu lại chết trước mẹ… Có lẽ mọi thứ đều là ý trời.
Người ta nói rằng Trương Tứ Mục đã từng viết vào năm 2019, và bên cạnh còn có một vài chữ khác, nhưng mọi người đã không nhớ rõ cụ thể những chữ đó là gì, chỉ có thể đoán rằng có lẽ cậu muốn nói rằng sẽ có sự kiện lớn xảy ra vào năm 2019. Nhìn lại, năm 2019, đại dịch COVID-19 bùng phát, và tình hình thế giới cũng bắt đầu có những biến đổi lớn, không biết Trương Tứ Mục có ám chỉ đến sự kiện này không? Chúng ta cũng không thể biết được.
Câu chuyện của Trương Tứ Mục rất nổi tiếng ở Nam Dương, tỉnh Hà Nam. Vào giữa thập niên 90 của thế kỷ 20, đài truyền hình Nam Dương và tạp chí “Đời sống Phụ nữ” đã đưa tin về những việc Trương Tứ Mục đã làm. Người dân Nam Dương thuộc thế hệ 70 và 80 có lẽ vẫn còn nhiều người nhớ đến. Câu chuyện của Trương Tứ Mục đến ngày nay vẫn khiến người ta cảm thấy kinh ngạc và khâm phục.
Đường dây tội phạm lợi dụng một số người dân thiếu hiểu biết, điều kiện…
Công an tỉnh Đắk Lắk trước đó đã thu giữ hơn 20,3 tấn giá đỗ…
Những chuyến bay dài và ngồi lâu kết hợp với áp suất không khí thấp…
Quyền Tổng thống Choi Sang-mok cho biết chính phủ sẽ làm hết sức để tập…
Hôm thứ Sáu (27/12), Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo Bắc Kinh đã áp…
Tâm hồn rộng mở tràn đầy lòng từ bi sâu sắc, liệu có thể không…