Khi chứng kiến hay biết được việc con mình bị bắt nạt, các bậc cha mẹ thường có xu hướng tức giận, trách móc con hoặc làm lớn chuyện lên, nhưng điều đó thật sự không tốt. Vậy cha mẹ nên hành xử như thế nào cho đúng trong hoàn cảnh này?
Khi con bị bắt nạt, quan trọng là con có thể nói cho cha mẹ biết. Vì vậy, cha mẹ phải luôn cố gắng trao đổi với con. Một số phụ huynh thường nói với thái độ tiêu cực những câu như “Chuyện cỏn con vậy mà con không xử lý được sao?”, hay “Sao trước đây con không nói!”, hoặc là “Chẳng phải đã bảo con rồi sao hả, không được để người khác đụng vào đồ của con”. Những lời nói này khiến con bạn cảm nhận rằng khi gặp phải khó khăn thì không có ai đứng về phía chúng cả.
Ngoài việc dặn dò cono “phải mạnh mẽ lên”, thì sự an ủi và ấm áp mới có tác dụng giúp các con hồi phục trở lại. Khi con bị bắt nạt, điều phụ huynh cần làm phải bình tĩnh lại trước, củng cố lòng tự trọng của con, nói với con đó không phải là lỗi của chúng.
Một vai trò của phụ huynh là giúp con mình nhớ lại và phân tích nguyên nhân bị bắt nạt. Cố vấn giáo dục Barbara Coloroso, một cây viết cho các tạp chí TIME và Newsweek, cho biết, trừ phi con bạn bị uy hiếp nghiêm trọng về mặt thể xác, nếu không thì việc bạn tùy tiện ra mặt sẽ đồng nghĩa với việc bạn nói với con rằng chúng còn yếu đuối hơn cả chúng nghĩ, đồng thời cũng là nói với những kẻ bắt nạt rằng con bạn rất dễ bị bắt nạt.
Barbara Coloroso đề nghị rằng khi bắt đầu bạn nên nói “Con nói cho cha/mẹ nghe xem nào”, đừng hỏi những câu hỏi để biết được đáp án ngay lập tức, như vậy bạn mới có thể biết được các con đã chịu tổn thương gì về mặt tinh thần và thể chất. Đến khi bạn đã có được những thông tin liên quan thì lại tiếp tục tìm hiểu và phân tích cùng con bạn, phải làm thế nào để có được sự giúp đỡ tốt nhất.
Dù cho bạn có quyết định chuyển trường cho con thì cũng nên quyết định sau khi xử lý xong sự việc, chứ đừng chuyển sang một trường khác trong hoàn cảnh không có kế hoạch rõ ràng.
Những đứa trẻ bị bắt nạt thường có những điểm đặc biệt khiến các em dễ bị trở thành mục tiêu của sự bắt nạt như: cơ thể, khiếm khuyết về sinh lý, động tác hơi chậm chạp, quá dễ xấu hổ, vấn đề gia đình, không có bạn bè, ăn mặc quá lôi thôi hoặc quá khoe khoang, v.v.. Nói cách khác, nếu như phụ huynh có thể đừng cho các con quá khác biệt, đồng thời nghĩ cách cải thiện các vấn đề như cân nặng, răng, mụn hoặc vấn đề vệ sinh, thì ít nhiều cũng có thể tránh được việc con trở thành đối tượng bị bắt nạt.
Thế nhưng nhất định phải cho con bạn biết rằng: “Dù cho con có bất cứ khiếm khuyết hay điểm yếu nào thì đều không phải là lý do để bị bắt nạt”.
Việc phụ huynh quá bảo bọc sẽ khiến con càng dễ bị bắt nạt. Con cái cần sự ủng hộ của cha mẹ, nhưng có những bậc phu huynh hoàn toàn không cho con của họ có cơ hội trải nghiệm. Vì thế mà các em cũng không học được cách xử lý việc bị bắt nạt ra sao, cũng như càng trở nên yếu đuối hơn.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng những đứa trẻ như vậy không có khả năng tự chủ, cũng không biết cách thể hiện ý kiến riêng của mình, vì vậy càng dễ trở thành mục tiêu bị bắt nạt.
Thanh Vân
Xem thêm:
Mời xem video:
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.