Nhiều cha mẹ thường dùng điện thoại hoặc ipad để dỗ khi con cái quấy khóc hoặc khi họ bận rộn. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Đại học Michigan, Mỹ cho thấy nếu thường xuyên làm việc này có thể khiến trẻ mất kiểm soát cảm xúc trong tương lai.
Theo báo USA Today, bác sĩ nhi khoa về hành vi phát triển tại Bệnh viện Nhi đồng CS Mott thuộc Đại học Y tế Michigan, cũng là tác giả chính của nghiên cứu, bà Jenny Radesky, cho biết việc sử dụng các sản phẩm kỹ thuật số để trấn an trẻ nhỏ, trông có vẻ như một công cụ vô hại giúp cha mẹ giảm căng thẳng. Tuy nhiên nếu nó trở thành một “chiến lược” lâu dài, nhất là với trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi. Thì trong tương lai, các sản phẩm kỹ thuật số có thể thay thế sự phát triển cảm xúc độc lập và cơ hội học cách tự điều chỉnh cảm xúc của trẻ.
Thời gian nghiên cứu kéo dài từ tháng 8/2018 trước đại dịch đến tháng 1/2020 sau đại dịch, đối tượng nghiên cứu bao gồm 422 bậc cha mẹ và 422 trẻ em từ 3-5 tuổi. Các nhà nghiên cứu đã phân tích việc cha mẹ sử dụng những sản phẩm kỹ thuật số như một công cụ làm xoa dịu con cái của họ. Khi này, tần suất phản ứng của trẻ và mối quan hệ giữa phản ứng cảm xúc với các triệu chứng rối loạn đã được phân tích. Đối với các bé trai trong những tình huống khác, điều này có thể dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ hơn đối với sự tức giận, thất vọng và buồn bã.
Bà Radesky chỉ ra rằng độ tuổi từ mầm non đến mẫu giáo (3-5 tuổi) là giai đoạn phát triển quan trọng, trẻ dễ xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như cáu kỉnh và phản kháng. Trong thời điểm này, đối với bậc cha mẹ, việc sử dụng sản phẩm kỹ thuật số được coi là phương pháp “dỗ dành” hấp dẫn nhất. Nhưng theo thời gian, nhu cầu của trẻ đối với các sản phẩm kỹ thuật số có thể tăng lên và cha mẹ cần tập sử dụng các phương pháp khác để xoa dịu cảm xúc của trẻ.
Nếu bạn thấy con mình trở nên cáu kỉnh, thì hãy sử dụng các loại giác quan khác để giúp con bình tĩnh lại thông qua việc đung đưa, ôm ấp, nghe nhạc hay đọc sách, v.v.
Khi cha mẹ nhận thấy con xuất hiện cảm xúc tiêu cực, thì nên giúp con bày tỏ cảm xúc ra bằng lời nói, cho con biết rằng “cảm xúc của con được thấu hiểu”, và sau đó giúp con kiểm soát chúng.
Khi còn nhỏ, con rất khó hiểu về “cảm xúc”, bởi nó thuộc về khái niệm rất trừu tượng. Do đó cha mẹ có thể sử dụng màu sắc để giúp con hiểu được cảm xúc, chẳng hạn như: Xanh lam nghĩa là buồn chán, xanh lá cây nghĩa là bình tĩnh, vàng có nghĩa là lo lắng, màu đỏ có nghĩa là tức giận, và dán những thẻ màu này lên tủ lạnh để giúp con hiểu được cảm xúc của mình. Cha mẹ hãy hướng dẫn con rằng: “Nếu tâm trạng đang ở vùng lo lắng màu vàng thì phải làm gì để trở về vùng bình tĩnh xanh”.
Khi bực bội, con sẽ biểu hiện ra một số hành vi rất tiêu cực, lúc này con cần được dạy về các hành vi an toàn, giải quyết vấn đề tốt hơn để thay thế các hành vi này. Chẳng hạn như đánh người sẽ đau, vì vậy để giải tỏa con có thể đánh vào gối, hoặc nói chuyện với đồ chơi nhồi bông yêu thích của mình.
Bà Radesky cho rằng những phương pháp trên có thể giúp con hiểu rõ hơn về bản thân và có thể quản lý tốt cảm xúc của mình. Nhưng tất cả đều cần được cha mẹ lặp đi lặp lại và cố gắng giữ bình tĩnh trong suốt quá trình này, đặc biệt là không có những phản ứng cảm xúc thái quá với con. Như vậy có thể giúp con rèn luyện các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc. Nếu làm tốt điều này, trong tương lai con sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích to lớn.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…