Cảnh giới giáo dục cao nhất bắt đầu từ “tôn trọng sự sống”

Là một nhà giáo dục, quan trọng nhất vẫn là đánh thức lương tri tôn trọng sự sống của học sinh.

(Ảnh: Internet)

Một nhà giáo người Mỹ đang dạy học tại một trường đại học y đã kể một câu chuyện như thế này:

Một buổi sáng nọ sau một đêm mưa bão, có một người đàn ông đi dạo trên bờ biển, ông chú ý thấy trong vũng nước cạn trên bãi cát có rất nhiều những chú cá nhỏ bị cơn mưa bão tối qua đánh lên bờ. Những chú cá bị mắc kẹt bên bờ biển có lẽ đến vài trăm thậm chí là vài ngàn con, không thể chịu nổi quá lâu, nước trong vũng sẽ nhanh chóng khô cạn đi dưới ánh nắng mặt trời, những con cá nhỏ sẽ bị khô mà chết.

Người đàn ông này bỗng phát hiện ra trên bờ biển có một cậu bé không ngừng vớt cá trong vũng nước rồi ném ra biển. Ông bước đến và nói: “Cậu bé này, trong vũng này có mấy ngàn con cá, cháu không cứu hết được đâu”.

“Cháu biết ạ”, cậu bé trả lời dù đầu còn chưa kịp ngẩng lên.

“Ồ? Tại sao cháu vẫn làm vậy? Ai quan tâm đâu?”

“Những con cá này quan tâm ạ”, cậu bé vừa trả lời vừa vớt một con cá thả về biển.

Câu chuyện này tương ứng với một câu nói của Rabindranath Tagore (người được trao Giải Nobel Văn học năm 1913): “Mục đích của việc giáo dục phải truyền được hơi thở của sự sống đến với con người”. Vì thế, chữ “dục” trong giáo dục nên xuất phát từ việc tôn trọng sự sống để tính người hướng thiện, lòng người rộng mở, đánh thức cái “gốc thiện” trong bản thân mỗi người và cũng là để học sinh có được những suy nghĩ tốt đẹp.

Có một người may mắn sống sót từ trại tập trung của Đức Quốc xã, khi trở thành hiệu trưởng một trường trung học ở Mỹ, mỗi khi có giáo viên mới đến, ông sẽ giao cho người này một lá thư có viết: “Thầy/cô giáo thân yêu, chính mắt tôi đã nhìn thấy những cảnh tượng mà nhân loại không nên nhìn thấy: các kỹ sư xây dựng nên những căn phòng đầy khí độc, trẻ em bị những bác sĩ có học thức giết chết bằng thuốc độc, trẻ sơ sinh bị những y tá được huấn luyện chuyên nghiệp sát hại. Nhìn thấy tất cả những việc này khiến tôi hoài nghi: Rốt cuộc giáo dục là vì cái gì? Tôi chỉ mong rằng: Mong thầy/cô có thể giúp các em học sinh trở thành người có nhân tính. Chỉ khi bọn trẻ trưởng thành trong môi trường có nhân tính thì khả năng đọc viết hay tính toán mới có giá trị”.

>> Người phụ nữ đã cứu mạng hàng ngàn trẻ em Do Thái khỏi bàn tay Đức Quốc xã

Con người có mặt tốt và mặt xấu. Mục đích của người làm nghề giáo dục là khiến tâm hồn của con người được rèn luyện, khắc phục cái xấu và hướng đến cái tốt.

Giáo dục có nghĩa là giáo dục tâm hồn của con người chứ không chỉ đơn thuần là tích lũy tri thức và nhận thức. Đây là mục đích to lớn cuối cùng của việc giáo dục từ xa xưa. Nếu không thì càng sở hữu bao nhiêu tri thức sẽ càng nguy hiểm đối với sự sống và nhân loại.

Có rất nhiều bài học về việc giáo dục mà thiếu tôn trọng sự sống: Một tiến sĩ xuất sắc chỉ vì luận văn không được giải, ông bị sự căm giận, thất vọng bao trùm và rồi đã nổ súng bắn chết 4 nhà vật lý không gian và tiếp tục giết chết người được giải. Một cậu bé vì tức giận mà ra tay sát hại người thân…

Ngày nay, giáo dục ở trường học dường như đã “bỏ quên” việc hình thành nhân cách, đạo đức căn bản, tình cảm của học sinh dẫn đến việc có những em học sinh ngày càng lạnh nhạt, thờ ơ thậm chí là ác cảm đối với sự sống.

Vì vậy, có một nhà giáo dục người Nhật đã nói, chúng ta phải bồi dưỡng cho các em “có cảm xúc ngay cả đối với một đóa hoa cúc dại”, tình cảm này chính là tình cảm mà cậu bé kia đã dành cho mạng sống của những con cá nhỏ trong vũng nước trên bờ biển nọ. Nếu không thì việc xem nhẹ sự sống của những con cá nhỏ bé ấy hay việc chà đạp những đóa hoa dại thì dù cho đạo đức cao đến đâu cũng đã mất đi giá trị sinh mệnh của con người.

(Ảnh: Internet)

Tôn trọng con người, kính trời kính đất, cơ bản nhất chính là tôn trọng sự sống, hiểu được rằng sự sống là không thể tìm lại được. Con người không được vô cớ tước đoạt đi sinh mệnh dù đó là những sinh mệnh vô cùng nhỏ nhoi. Khi một người vô tình với những loài động vật hay sinh vật cấp thấp thì liệu có thể kỳ vọng vào việc người đó sẽ tôn trọng sự sống cấp cao hơn chăng? Ngược lại, khi một người quan tâm chăm sóc cây cỏ, động vật thì liệu người đó có thể không tôn trọng sự sống cao cấp hơn hay không?

Người xưa có câu: Đau thương tại tâm chết”, “Không có gì đau khổ hơn một trái tim đã chết”, một người lạnh lùng với thế giới bên ngoài, là người không có hy vọng; một dân tộc được tạo thành từ rất nhiều những người không biết yêu thương sự sống là một dân tộc không có hy vọng.

Là một nhà giáo dục, có lẽ có rất nhiều những việc phải làm, rất nhiều bài giảng phải nắm bắt, nhưng điều cần làm trước nhất là bồi dưỡng tình cảm nhân văn, phẩm chất tư tưởng tốt đẹp cho học sinh, trong đó cơ bản nhất, quan trọng nhất vẫn là đánh thức lương tri “tôn trọng sự sống” ở các em học sinh.

Tuệ Tâm

Xem thêm:

Tuệ Tâm

Published by
Tuệ Tâm

Recent Posts

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

3 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

4 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

5 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

5 giờ ago

Cựu tổng thống Nga Medvedev chỉ ra cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…

5 giờ ago

Cố gắng thay đổi điều bất khả…

Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…

6 giờ ago