Trẻ em chỉ cần bước ra thế giới tự nhiên thôi đã nhận được lợi ích sức khỏe rồi. Dành thời gian vui chơi ngoài trời sẽ giúp trẻ tăng cường sức khỏe thể chất, nâng cao tinh thần và phát triển khả năng nhận thức.
Trong cuốn sách “The Comfort Crisis: Embrace Discomfort to Reclaim Your Wild, Happy, Healthy Self”, tác giả Michael Easter đã cung cấp cho chúng ta đầy đủ bằng chứng về việc ở ngoài trời có lợi như thế nào với sức khỏe. Cuốn sách chủ yếu dành cho tập người đọc trưởng thành, nhưng các luận điểm về mối liên hệ chặt chẽ giữa thiên nhiên, hoạt động vui chơi ngoài trời và kết quả phát triển tích cực thì có liên quan đến trẻ em. Hóa ra, môi trường bên ngoài là lựa chọn vô cùng lý tưởng khi chúng ta muốn có các trải nghiệm vui chơi mạnh mẽ.
Dành thời gian ở ngoài trời từ lâu đã được cho là một thói quen có lợi cho sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta. Ở Nhật Bản, người ta thậm chí còn có khái niệm “Shinrin-yoku” (nghĩa là “tắm rừng”) để mô tả việc bước vào thế giới tự nhiên để làm các hoạt động đơn giản như ngắm cảnh, cảm nhận âm thanh, hương thơm, mặt đất. Có nghiên cứu cho rằng Shinrin-yoku mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe như làm giảm mức cortisol, nhịp tim và huyết áp.
Bạn chỉ cần bước ra ngoài trời thôi đã nhận được lợi ích sức khỏe rồi. Nhưng các nhà nghiên cứu còn muốn nhấn mạnh thêm rằng, thực hiện các hoạt động vui chơi ngoài trời cũng là một khía cạnh bạn nên quan tâm.
– Các trò chơi ngoài trời có nhiều sự tương tác hơn: So với các trò chơi trong nhà thì các trò chơi ngoài trời sẽ giúp cho trẻ em được tận hưởng cảm giác tương tác kịch tính hơn. Ví dụ, những đứa trẻ tham gia sẽ được yêu cầu vào vai cướp biển, công chúa cổ tích hay lính cứu hỏa, giúp tăng cường trí tưởng tượng và khả năng tương tác xã hội. Trẻ sẽ phải trao đổi với nhau để thỏa thuận về việc nên bắt đầu chơi như thế nào, quy tắc chơi ra sao, khi xảy ra xích mích thì phải làm sao tìm ra cách xử lý… Các trò chơi ngoài trời thường yêu cầu người chơi phải vận dụng óc sáng tạo nên sẽ đòi hỏi kỹ năng nhận thức phức tạp hơn so với trò chơi mang tính xây dựng hoặc chức năng.
– Tăng cường hoạt động thể chất: Thường xuyên chơi ngoài trời sẽ giúp trẻ được vận động lành mạnh, tăng cân lành mạnh. So với chơi ở trong nhà thì trẻ em có xu hướng di chuyển xung quanh nhiều hơn khi chơi ở ngoài trời. Hoạt động thể chất tăng lên sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức tốt hơn (ví dụ như nâng cao trình độ đọc và kỹ năng số học). Ngoài ra, mức độ hoạt động thể chất cao hơn khi ở ngoài trời còn có liên quan đến các kỹ năng hoạt động điều hành, cụ thể là kỹ năng kiểm soát ức chế (rất quan trọng đối với việc điều chỉnh sự chú ý và hành vi khi bị kích thích).
– Tăng cảm giác hạnh phúc nói chung: Theo mô tả trong Shinrin-yoku thì chơi ngoài trời có thể giúp chúng ta tăng cường cảm giác hạnh phúc và mang lại những lợi ích tiềm năng như được tiếp xúc với vitamin D, không khí trong lành; giảm nguy cơ lây truyền bệnh do virus so với khi chơi trong nhà; phát triển nhận thức.
Hoạt động ngoài trời rất có lợi cho sức khỏe nhưng nhìn chung ngày nay chúng ta rất hiếm khi dành thời gian để bước ra ngoài. Khoảng một nửa số trẻ mẫu giáo không chơi ngoài trời hàng ngày, người Mỹ trung bình dành 93% thời gian ở trong nhà. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận sự suy giảm đều đặn các hoạt động ngoài trời ở trẻ em từ 6 đến 12,15 tuổi.
Năm 2005, Richard Louv đã đặt ra thuật ngữ “Rối loạn thiếu hụt tự nhiên” – một tình trạng phi y tế nói về sự xa cách của con người đối với thiên nhiên. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em không còn được chơi nhiều ở ngoài trời, ví dụ như nỗi ám ảnh về sự an toàn (cha mẹ sợ con bị bắt cóc), sự lên ngôi của các thiết bị điện tử, trường học giảm giờ ra chơi và tiết giáo dục thể chất, công viên không được bảo trì, biến đổi khí hậu dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan, chất lượng không khí kém hơn.
Dành thời gian ở ngoài trời (dù nơi đó không có nhiều cây xanh) rất có lợi cho sức khỏe của trẻ em và người lớn. Bạn có thể động viên con cái ra ngoài chơi theo từng bước đơn giản như sau:
– Để việc đi ra ngoài thành một phần thói quen của gia đình, ví dụ như đi dạo quanh khu phố sau bữa tối.
– Ghé thăm công viên địa phương và tổ chức một cuộc săn lùng đồ vật để khuyến khích con chạy xung quanh nhiều hơn, ví dụ như tìm lá cây, viên đá có màu…
– Tổ chức một buổi vui chơi ở không gian xanh gần nhà. Khuyến khích các con tự tạo ra trò chơi, người lớn chỉ tham gia với vai trò nhỏ.
– Sử dụng công nghệ để tăng cường hoạt động vui chơi ngoài trời, ví dụ như dùng ứng dụng ngắm sao giúp trẻ học tên của các chòm sao hoặc ứng dụng nhận dạng thực vật giúp trẻ tìm hiểu thuộc tính của hệ thực vật xung quanh.
– Cùng nhau thử Shinrin-yoku: Tìm cây cối, cởi giày, cảm nhận mặt đất bên dưới ngón chân, chạm vào vỏ cây, ngửi không khí, lắng nghe âm thanh của các loài chim, tập im lặng (trong khoảng thời gian phù hợp với tuổi tuổi và khả năng của trẻ). So sánh những gì bạn đã cảm thấy, nghe thấy, nhìn thấy và ngửi thấy trong buổi đi chơi. Khi về nhà, bạn có thể cho con vẽ lại theo ý thích để hệ thống hóa trải nghiệm.
– Sử dụng phấn để tạo ra các trò chơi (như nhảy lò cò vào ô vuông) hoặc cho con vẽ ra bất cứ thứ gì chúng thích.
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.