Categories: Thời sựViệt Nam

653 tiến sĩ, 4.018 thạc sĩ nghỉ việc ở khu vực công

Theo Bộ Nội vụ, tính từ ngày 1/1/2020 đến 30/6/2022, có 653 tiến sĩ và 4.018 thạc sĩ thôi việc, nghỉ việc tại khu vực công.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. (Ảnh: quochoi.vn)

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký báo cáo về nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, trong đó có đề cập tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, chuyển sang khu vực tư.

Thống kê, tính từ ngày 1/1/2020 đến 30/6/2022, số lượng cán bộ công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc là 39.552 người (bộ ngành có 7.102 người, địa phương 32.450 người).

Trong số này, có 653 tiến sĩ, 4.018 thạc sĩ, 1.199 bác sĩ, đại học có 19.637 người, cao đẳng có 6.027 người…

Theo độ tuổi từ 40 tuổi trở xuống, báo cáo nêu có 25.617 người; từ 41-50 tuổi có 7.861 người…

Cũng theo thống kê, tỷ lệ nghỉ việc ở địa phương lớn hơn ở bộ, ngành và tỷ lệ nghỉ việc, thôi việc của viên chức chiếm tỷ lệ lớn (89,8%) tập trung ở hai lĩnh vực Giáo dục và Y tế.

Cụ thể, ngành Giáo dục có 16.427 người nghỉ việc (ở bộ, ngành là 2.087 người và địa phương là 14.340 người). Ngành Y tế có 12.198 người nghỉ việc (ở bộ, ngành là 1.015 người và địa phương là 11.183 người).

Bộ Nội vụ cho rằng nguyên nhân nghỉ việc vì tiền lương và thu nhập của công chức, viên chức còn thấp so với thu nhập của người lao động cùng trình độ làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quan tâm nhiều đến công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ chuyên gia giỏi của từng lĩnh vực, nên một bộ phận công chức, viên chức không định hình được hướng phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của mình nên dần bị mai một kiến thức, kinh nghiệm sẽ tìm cách khắc phục bằng việc thay đổi môi trường làm việc để tìm kiếm cơ hội tốt hơn.

Nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị phải giảm biên chế nhưng khối lượng công việc ngày càng tăng dẫn đến việc bị quá tải, áp lực lớn (như lĩnh vực giáo dục và y tế). Đặc biệt trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát, áp lực làm việc của đội ngũ nhân viên y tế nặng nề, nguy hiểm, đội ngũ nhà giáo phải thay đổi phương thức dạy – học trong khi trang thiết bị và cơ sở vật chất thiếu thốn nên tạo áp lực cho giáo viên.

Thêm vào đó, môi trường, điều kiện làm việc trong khu vực công ở nhiều đơn vị, địa phương chưa thật sự tạo động lực cống hiến và cơ hội để công chức, viên chức phát huy tốt năng lực…

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác vì lý do cá nhân như: Sức khỏe không bảo đảm, bản thân muốn thay đổi định hướng, mục tiêu nghề nghiệp, môi trường làm việc; một số phải đối mặt với rủi ro trong thực thi công vụ do hệ thống pháp luật vẫn còn chưa phù hợp với thực tiễn và quá trình hoàn thiện.

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Luật sư nhân quyền David Matas kiên trì vạch trần nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc

Bộ phim tài liệu “Thợ săn công lý” tập trung vào cuộc điều tra của…

28 phút ago

[VIDEO] Chính phủ kiến nghị năm 2025 chưa tăng lương hưu, lương công chức

Chính phủ kiến nghị chưa tăng lương hưu, công chức, trợ cấp xã hội năm…

28 phút ago

Huyện miền núi Thanh Hóa tiếp tục sạt lở, núi đất sau một trường tiểu học sạt dài 70m

Khoảng 200 người dân hai bản, cùng 185 cháu học sinh, 16 giáo viên của…

38 phút ago

Đài Loan từ chối yêu cầu dời văn phòng đại diện khỏi thủ đô Nam Phi

Chính phủ Nam Phi yêu cầu Đài Loan dời văn phòng đại diện tại Nam…

1 giờ ago

Mỹ điều tra vụ thiết bị Huawei có chip TSMC, cuộc chiến chế tài chip leo thang

TSMC thông báo rằng một trong những con chip của họ bị phát hiện sau…

2 giờ ago