Đời Sống

Chuyên gia Các vấn đề Trung Quốc: ‘Sự thiên kiến của New York Times có nguồn gốc lịch sử’

Từ tháng 8 năm 2024, trong vòng chưa đầy năm tháng, The New York Times đã liên tiếp đăng tải 9 bài viết công kích Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Thần Vận (Shen Yun) và bôi nhọ Pháp Luân Công. Tuy nhiên, các bài viết này bị phát hiện là cố tình bóp méo sự thật, đặc biệt là phớt lờ những tội ác mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gây ra với Pháp Luân Công cũng như nhân dân Trung Quốc. Học giả người Úc, ông Phùng Sùng Nghĩa, người luôn theo dõi sát sao sự việc này cho biết, việc New York Times đứng về phía ĐCSTQ để công kích Pháp Luân Công không thể tách rời khỏi lập trường thân cộng của họ, và sự định kiến này có nguồn gốc từ lịch sử.

Chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, Phó Giáo sư tại Đại học Công nghệ Sydney, ông Phùng Sùng Nghĩa, trả lời phỏng vấn tại cuộc mít-tinh kỷ niệm Ngày Nhân quyền Thế giới năm 2022. (Ảnh: Vương Nam/NTDTV)

Công kích Pháp Luân Công là sự chà đạp nguyên tắc tự do tín ngưỡng

Trước những cuộc công kích của New York Times nhắm vào Shen Yun, EpochTimes và Pháp Luân Công, vào ngày 11 tháng 1, Phó Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa – Đại học Công nghệ Sydney đã trả lời phỏng vấn EpochTimes. Ông nói rằng trong thế giới dân chủ, mặc dù có tự do báo chí và tự do ngôn luận, nhưng vẫn có một số nguyên tắc cơ bản phải tuân thủ, đó là: cần tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, và đặc biệt là phải tôn trọng tín ngưỡng của người khác, tôn trọng các tín đồ tôn giáo. Đây là những chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội dân chủ.

New York Times đã chọn dựa vào lời kể của một nhóm nhỏ những người bất mãn, đưa ra các cáo buộc quy mô lớn mà không có bằng chứng chứng minh, đồng thời phớt lờ xung đột lợi ích rõ ràng của những người được phỏng vấn. Họ mô tả môi trường làm việc của Shen Yun như một nơi lạm dụng, bôi nhọ sự thành công của các buổi biểu diễn là “thu lợi bất chính”, và miêu tả những người tu luyện Pháp Luân Công như những tín đồ mù quáng bị lừa gạt. Gần đây, trang web của The EpochTimes đã đăng tải một loạt bài viết phản hồi về vấn đề này, trong đó bài “Cuộc điều tra của tờ New York Times về Shen Yun, Pháp Luân Công: 12 điểm chính bạn cần biết” liệt kê những điểm quan trọng liên quan.

Ông Phùng Sùng Nghĩa nhận định rằng các bài viết của New York Times trong vấn đề này đã không tuân thủ các quy tắc cơ bản và mang tính phiến diện, vơ đũa cả nắm.

Ông nhấn mạnh: “The New York Times công khai công kích các học viên Pháp Luân Công như vậy rõ ràng đã vượt qua giới hạn. Đây là một sự chà đạp lên nguyên tắc tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng. Đây là điều hoàn toàn không nên làm, và từ góc độ đạo đức nghề nghiệp của họ, họ cũng không nên hành xử như vậy”.

Ý nghĩa sự tồn tại và phát triển của Pháp Luân Công

Pháp Luân Công, (kể từ khi được giới thiệu) vào năm 1992, đã lan truyền khắp Trung Quốc trong vài năm ngắn ngủi. Người tu luyện dựa trên tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn” để nâng cao đạo đức và cải thiện sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Sau đó, Pháp Luân Công đã được truyền ra toàn thế giới. Pháp Luân Đại Pháp là một tổ chức tín ngưỡng hợp pháp đã được đăng ký tại Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, The New York Times lại không đề cập đến việc nhiều người tu luyện Pháp Luân Công nhận được lợi ích về sức khỏe thân tâm.

Ông Phùng Sùng Nghĩa đánh giá cao ý nghĩa của sự tồn tại và phát triển của Pháp Luân Công.

“Ý nghĩa này rất lớn. Pháp Luân Công giờ đây đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, lan rộng ra khắp thế giới. Từ góc độ xã hội học tôn giáo, chúng ta có thể phân chia các tín ngưỡng hoặc tôn giáo thành hai cấp độ. Một là cấp độ tín ngưỡng thần học, hai là cấp độ chuẩn mực đạo đức. Ví dụ, trong Cơ Đốc giáo có khái niệm về nguồn gốc của sự sống và vũ trụ; trong Phật giáo có thuyết luân hồi và cách hiểu về sự sống. Những điều này thuộc về hệ thống thần học, hệ thống tín ngưỡng”.

“Một cấp khác là về phương diện đạo đức. Phật giáo có nhiều thanh quy giới luật, Cơ Đốc giáo có Mười Điều Răn, tất cả những điều này thuộc về đạo đức tôn giáo hay cấp độ đạo đức. Từ góc độ này, niềm tin vào ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ của các học viên Pháp Luân Công, tôi nghiêng về việc xem nó như một khía cạnh thuộc cấp độ đạo đức”.

Ông nói thêm: “Nếu bạn làm một cuộc khảo sát trên phố, bạn sẽ nhận được một quan điểm áp đảo rằng, những học viên Pháp Luân Công mà chúng ta tiếp xúc đều là những người rất lương thiện. Họ đang làm việc thiện. Đây là đánh giá cơ bản của người dân đối với Pháp Luân Công”.

“Hiện tại, dưới chế độ chuyên quyền ở Trung Quốc, toàn bộ xã hội đều tham nhũng, chính phủ suy đồi, và đạo đức xuống cấp trầm trọng. Trong bối cảnh đó, niềm tin vào Chân – Thiện – Nhẫn có vai trò rất lớn trong việc nâng cao đạo đức cá nhân”, ông nói.

Mặc dù Pháp Luân Công mang lại nhiều lợi ích như vậy, tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại thù hận và sợ hãi Pháp Luân Công, từ năm 1999 bắt đầu đàn áp và thậm chí mở rộng cuộc đàn áp ra cả nước ngoài? Ông Phùng Sùng Nghĩa cho rằng điều này quyết định bởi bản chất của chủ nghĩa toàn trị cộng sản. Dù trong giai đoạn giành quyền lực hay khi đã nắm quyền, ĐCSTQ đều dựa vào việc tiêu diệt các đối thủ chính trị và các tư tưởng bất đồng để duy trì sự tồn tại của mình.

“Chính quyền toàn trị của ĐCSTQ, như tên gọi, là một chế độ theo đuổi sự kiểm soát và độc quyền toàn diện đối với mọi quyền lực, bao gồm quyền lực tư tưởng, chính trị, kinh tế và tất cả các lĩnh vực khác. Nền tảng cai trị của nó là tiêu diệt mọi phe đối lập – từ đối lập chính trị, tư tưởng cho đến các tín ngưỡng độc lập khác nhau trong và ngoài hệ thống. ĐCSTQ không cho phép bất kỳ tổ chức tôn giáo hay tín ngưỡng nào độc lập với hình thái Đảng-nhà nước tồn tại. Ngay cả những người bất đồng chính kiến cũng không được phép tồn tại trong đảng. Do đó, việc đàn áp Pháp Luân Công là hệ quả từ bản chất này của chế độ. Bản chất của chủ nghĩa toàn trị quyết định rằng nó sẽ tiêu diệt các hệ thống tư tưởng, hệ thống đạo đức, hệ thống giá trị và hệ thống tổ chức không thể kiểm soát và độc lập với nó ”.

Ông Phùng Sùng Nghĩa nhấn mạnh rằng, từ góc độ chính trị học và xã hội học, thì đối với ĐCSTQ, Pháp Luân Công trên thực tế và khách quan mà nói đã trở thành nhóm phản kháng hoặc lực lượng đối lập có quy mô lớn nhất. Vì vậy, từ ý nghĩa này mà nói, ĐCSTQ bằng mọi giá phải tiêu diệt Pháp Luân Công, điều này được quyết định bởi bản chất của nó, bất kể Pháp Luân Công làm việc thiện hay tu sửa bản thân ra sao.

Định kiến của New York Times có nguồn gốc lịch sử

Từ khi New York Times bắt đầu công kích Shen Yun, lịch sử thân cộng của họ cũng bị phơi bày.

Trong thập niên 1930, khi nạn đói lớn ở Liên Xô xảy ra, phóng viên Walter Duranty của New York Times tuyên bố rằng nạn đói ở Liên Xô “về cơ bản là chuyện hoang đường” và coi các báo cáo về hàng triệu người chết là phóng đại. Duranty thậm chí còn biện hộ cho chính sách của Stalin.

Đến tháng 1 năm 2001, khi ĐCSTQ tuyên bố rằng một số người tự thiêu ở quảng trường Thiên An Môn là học viên Pháp Luân Công, thay vì điều tra thực tế như The Washington Post, New York Times lập tức trích dẫn luận điệu của ĐCSTQ như một sự thật.

Năm 2017, New York Times còn đăng tải các bài viết như “Hãy cho chủ nghĩa xã hội một cơ hội”“Đảng Cộng sản đã dẫn dắt Trung Quốc đi đến thành công như thế nào”. Bài viết đầu tiên khẳng định rằng “có lẽ không cần thiết phải coi Lenin và những người Bolshevik là những con quỷ điên rồ”, trong khi tiêu đề của bài viết thứ 2 tương đồng với bài viết trên truyền thông nhà nước Trung Quốc có tên “Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc lại có thể thành công?”.

Nhà nghiên cứu chuyên sâu về chế độ toàn trị cộng sản, ông Phùng Sùng Nghĩa, nói với Epoch Times rằng: “Một số phương tiện truyền thông chủ lưu ở phương Tây đã có định kiến từ lịch sử, chẳng hạn như từng phớt lờ sự bạo ngược của Liên Xô trước đây. Stalin giết người không gớm tay, nhưng các nhà báo phương Tây vẫn bênh vực ông ta. Đối với ĐCSTQ cũng vậy. Ví dụ, Edgar Snow viết cuốn Du ký Tây Hành (Hồng tinh chiếu rọi Trung Quốc), Agnes Smedley viết tiểu sử Chu Đức, cùng các phóng viên cánh tả từng đến Diên An đưa tin về tình hình chiến tranh ở Trung Quốc. Những nhà báo đó, với thái độ và quan điểm đầy ngạo mạn, đã coi ĐCSTQ như đứng ở vị trí đạo đức cao thượng. Dù họ tuyên bố theo đuổi sự thật, hòa bình và dân chủ, nhưng lại ngớ ngẩn ca ngợi rằng cộng sản đại diện cho người dân, theo đuổi lợi ích và giải phóng nhân dân”.

Ông Phùng Sùng Nghĩa cho rằng, những phương tiện truyền thông thân ĐCSTQ này, vì chia sẻ chung nguồn tư tưởng chủ nghĩa Marx-Lenin với ĐCSTQ, nên đã mang trong mình một tâm lý đồng hành sâu sắc đối với tổ chức sát nhân như quỷ dữ này. Vì với lập trường như vậy, họ đã quyết định biến các nhóm tội phạm chà đạp lên chuẩn mực đạo đức nhân loại trở thành anh hùng. Họ tô vẽ cả cuộc cách mạng cộng sản thành một phong trào theo đuổi tự do dân chủ. Điều này thực sự vô cùng đáng sợ.

“Lịch sử này đã kéo dài rất lâu, từ Thế chiến II đến ngày nay, những dư độc đó vẫn còn. Nó đã làm sai lệch nhận thức của cả thế giới tự do, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của Mỹ, bao gồm các lĩnh vực ngoại giao, quân sự và chính phủ. Điều này dẫn đến việc Mỹ từ bỏ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch để ủng hộ ĐCSTQ, hoặc áp dụng chính sách thỏa hiệp với ĐCSTQ…”

Ông Phùng nói thêm rằng, sau khi Liên Xô và các chính quyền cộng sản Đông Âu sụp đổ, đã có rất nhiều tài liệu mật của Đảng Cộng sản đã bị phơi bày, và bản chất tà ác của chúng đã rõ ràng cho thế giới biết. Tuy nhiên, những cơ quan báo chí như New York Times, đặc biệt là một số người làm trong truyền thông, vẫn giữ vững tư tưởng cũ, tiếp tục đồng tình với ĐCSTQ, đứng về phía chế độ độc tài và những nhà cai trị độc tài. Với gốc rễ tư tưởng như vậy, họ dễ dàng tin vào những lời dối trá mà ĐCSTQ cung cấp.

“Đôi khi, bạn đọc một số bài bình luận của The New York Times, chúng giống như các bài xã luận của Nhân dân Nhật báo vậy. Điều đó thật đáng sợ. Nhưng thực ra điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi nó có căn nguyên lịch sử. Việc tiếp nhận những thông tin do ĐCSTQ cung cấp để bôi nhọ Pháp Luân Công là một ví dụ điển hình. Vì lập trường đã sai, dẫn đến nhận thức sai, từ đó hành động cũng trở nên kỳ lạ”.

Ông Phùng Sùng Nghĩa cho biết: “Tất nhiên, không phải tất cả các nhân viên của New York Times đều thân cộng hoặc bị ĐCSTQ mua chuộc. Một số người vẫn giữ được đạo đức và lương tâm. Tuy nhiên, với tư cách là một cơ quan báo chí, vì lập trường thân cộng ngay từ đầu, họ đã thiên lệch trong các bản tin về Pháp Luân Công và nhiều vấn đề khác của Trung Quốc. Họ dễ dàng tin tưởng vào những thông tin do ĐCSTQ cung cấp, đồng thời phủ nhận sự thật mà các tổ chức dân sự, bao gồm cả truyền thông do học viên Pháp Luân Công điều hành, cung cấp. Điều này thật đáng tiếc”.

“The New York Times, vốn là một cơ quan truyền thông dòng chính có uy tín trên thế giới, nhưng lại rơi vào tình trạng đáng tiếc như vậy, trở thành chiếc loa tuyên truyền cho chế độ chuyên chế của ĐCSTQ”, ông nói.

Một số người cam tâm làm ‘kẻ ngốc hữu dụng’ cho ĐCSTQ

New York Times còn đặc biệt đăng các bài viết công kích EpochTimes, sử dụng một số chi tiết nhỏ mơ hồ để miêu tả môi trường làm việc bên trong tờ báo này như một nơi không bình thường.

Phóng viên của EpochTimes phát hiện rằng bài viết tấn công EpochTimes mà New York Times đã đăng tải vào cuối tháng trước đã nhanh chóng bị trang mạng “Phản X giáo” của ĐCSTQ lợi dụng để bóp méo thêm.

Ông Phùng Sùng Nghĩa cho biết, những phương tiện truyền thông do học viên Pháp Luân Công sáng lập, như The EpochTimesNTDTV, trong suốt hơn 20 năm qua đã luôn kiên trì nói lên sự thật, phơi bày sự chuyên chế của ĐCSTQ, bao gồm cả việc tiết lộ tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ, giúp mọi người hiểu rõ hơn về bản chất tà ác của ĐCSTQ. Ví dụ như gần đây, họ đã kỷ niệm hơn 20 năm phát hành cuốn Cửu Bình về ĐCSTQ. Những bài viết và bình luận như vậy đã thúc đẩy sự thức tỉnh của mọi người trên toàn thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, thực sự là một công lao to lớn. New York Times chỉ vì bắt lỗi một số bài báo cá biệt của The EpochTimes mà phủ nhận toàn bộ tờ báo, che giấu những đóng góp to lớn của họ, sau đó bôi nhọ tờ báo, đây là một hành vi rất phi đạo đức và thậm chí còn tương đương với việc tiếp tay cho hổ dữ.

“Họ tấn công các phương tiện truyền thông và nhóm người phản đối bạo quyền của ĐCSTQ, nói nhẹ thì là hành vi phi đạo đức, nói nặng thì là đồng lõa với ĐCSTQ, trở thành kẻ tiếp tay cho hổ dữ, biện hộ cho chế độ ĐCSTQ, đứng về phe của ĐCSTQ để công kích những người kháng nghị vô tội và các phương tiện truyền thông dân sự đang theo đuổi sự thật. Đây là điều không thể tha thứ”, ông nói.

Ông Phùng Sùng Nghĩa cho rằng, trong một số cơ quan truyền thông phương Tây, không loại trừ việc có những người bị ĐCSTQ mua chuộc. Tuy nhiên, cũng có những người thuộc về vấn đề chính trị, nghĩa là họ mang trong mình một thái độ cuồng vọng và không thể nhìn ra chân tướng. Với chế độ chuyên chế độc tài đó, họ trở thành cái gọi là “kẻ ngốc hữu dụng”. Họ nghĩ rằng mình đang làm điều tốt, nhưng thực chất là đang trợ giúp cho cái ác, đồng phạm với cái ác.

Cụm từ “kẻ ngốc hữu dụng” được cho là xuất phát từ Lenin, dùng để chỉ những người không thuộc Đảng Cộng sản nhưng lại dễ dàng bị tuyên truyền và thao túng bởi ĐCSTQ.

Sự điên cuồng của ĐCSTQ lúc cùng đường, đàn áp xuyên biên giới không thể thành công

Gần đây, những người trong nội bộ ĐCSTQ đã tiếp tục tiết lộ các kế hoạch bí mật của ĐCSTQ ra nước ngoài. Họ cho biết các cuộc tấn công xuyên quốc gia nhằm vào Pháp Luân Công thực chất là một phần trong kế hoạch tấn công Mỹ của ĐCSTQ. ĐCSTQ đã tuyển chọn những người quen thuộc với dư luận về Pháp Luân Công tại các địa phương (thường được gọi là “ngũ mao”) tham gia hỗ trợ, liên tục bịa đặt và khuếch đại các tin đồn rằng Pháp Luân Công vi phạm luật pháp Mỹ và phớt lờ chính phủ Mỹ. Thông qua dư luận, họ muốn ép chính phủ Mỹ cắt đứt sự ủng hộ dành cho Pháp Luân Công, nhằm cuối cùng đạt được mục tiêu loại bỏ Pháp Luân Công khỏi nước Mỹ.

Ông Phùng Sùng Nghĩa nhận định rằng nỗ lực đàn áp xuyên biên giới của ĐCSTQ nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công sẽ không thể thành công.

“Điều đó là không thể. Nhưng bản chất của chế độ toàn trị quyết định quy luật sinh tồn của nó: phải tiêu diệt phe đối lập, tiêu diệt các lực lượng phản kháng, những người bất đồng chính kiến. Dù là trong nước hay ngoài nước, dùng cách nói của ‘tiểu phấn hồng’ hay nói, là vì sự sống còn của mình, ĐCSTQ sẽ truy sát các nhóm và cá nhân này. Nhưng xét về tương quan lực lượng, những người theo đuổi sự thật, nhân quyền, và dân chủ mạnh hơn rất rất nhiều so với ĐCSTQ, và đây chính là nguồn gốc niềm tin của chúng ta”.

Ông Phùng Sùng Nghĩa cho rằng, dưới sự kiên trì của các phương tiện truyền thông như EpochTimes tiếp tục vạch trần sự chuyên chế của ĐCSTQ, vạch trần tội ác của nó và truyền bá chân tướng, thì ngày càng có nhiều người trên toàn thế giới thức tỉnh và nhận ra rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chưa thức tỉnh, và trong tương lai, các phương tiện truyền thông cần ngày càng chuyên nghiệp và nâng cao chất lượng để có thể thức tỉnh nhiều người hơn.

“Thực tế, ĐCSTQ giờ đây đã đi đến hồi kết, và sự điên cuồng của nó là dấu hiệu cuối cùng. Ngày càng nhiều người nhận ra bản chất của nó. Hiện nay, một số người trong các xã hội dân chủ đã quyết tâm giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh lần thứ hai, giống như cách mà Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất đã đánh bại Đế quốc Xô viết. Lần này, họ sẽ đánh bại Đế quốc tà ác của ĐCSTQ. Vì vậy, xu thế chung là ĐCSTQ sẽ đi đến diệt vong. Chúng ta tràn đầy niềm tin vào tương lai và giữ thái độ lạc quan này để tiếp tục công việc có ích mà chúng ta đã làm trước đây”, ông nói.

Ninh Hải Chung, Lạc Á

Published by
Ninh Hải Chung, Lạc Á

Recent Posts

Danh sách khách mời dự lễ nhậm chức của ông Trump có nhiều tỷ phú công nghệ

Danh sách khách mời tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Hoa…

5 phút ago

Dự án siêu thị ở Hậu Giang: Bắt thêm cựu Phó chủ tịch HĐND tỉnh

Ông Nguyễn Văn Tiến bị điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn…

3 giờ ago

Cá sấu Indonesia bắt chước cảnh người chết đuối để dụ ‘người cứu hộ’

Một cư dân mạng chia sẻ clip viết: “Cá sấu nước mặn ở Indonesia đã…

5 giờ ago

Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank

Sau khi được chuyển giao bắt buộc, GPBank và DongA Bank sẽ là các ngân…

5 giờ ago

Nên rửa mặt bằng nước nóng hay nước lạnh? Bạn đã thực hiện đúng cách?

Rửa mặt là bước quan trọng trong việc chăm sóc da, nhưng bạn có chắc…

6 giờ ago

Việt Nam sắp có nhà máy vắc-xin 2.000 tỷ đồng

Nhà máy sản xuất vắc-xin của VNVC tại Long An do Tập đoàn Rieckermann (Đức)…

6 giờ ago