Mạng xã hội là công cụ không thể thiếu trong thời đại ngày nay. Với những lợi ích tuyệt vời, mọi người đã sử dụng nó để khai thác những nhu cầu cá nhân như làm việc, mua sắm và kinh doanh… Tuy nhiên, thị trường béo bở này cũng đã trở thành công cụ để kẻ xấu thực hiện các hành vi phạm tội. Trước vấn đề này, một chuyên gia dịch vụ tài chính đã chia sẻ các phương pháp ngăn chặn để bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn.
Theo báo cáo của tờ “Metropolitan Daily” của Anh, anh Justin Basini, người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty dịch vụ tài chính ClearScore, đã đưa ra 7 mẹo hữu ích về cách thay đổi thói quen sử dụng mạng xã hội nhằm giúp bạn bảo vệ bản thân trước thế giới của internet:
Tội phạm càng biết rõ về bạn thì chúng càng dễ dàng mạo danh hoặc lừa dối bạn. Họ cũng có thể biết tên, bạn bè, nơi bạn sống và các thông tin liên quan khác từ hồ sơ mạng xã hội của bạn.
Thông qua những thông tin này, họ có thể cố gắng liên lạc với bạn hoặc sử dụng nó cho các mục đích không có lợi với bạn. Họ cũng có thể bán cho bạn các giao dịch mua sắm giả mạo hoặc tìm các cơ hội đầu tư để kiếm lợi nhuận. Vì vậy, đừng bao giờ chấp nhận lời mời kết bạn từ người mà bạn không biết hoặc không tin tưởng.
Nếu các cài đặt quyền riêng tư của bạn không an toàn, thì sẽ dễ bị những kẻ lừa đảo tấn công. Vì vậy, anh Bassini khuyên bạn nên kiểm tra và đặt chúng ở chế độ bảo mật nhất có thể.
Ví dụ, anh ấy nói rằng bạn có thể đặt ở chế độ chỉ những người có mối quan hệ mới được xem ảnh hồ sơ, ngày sinh và địa chỉ của bạn. Bạn cũng có thể giới hạn những người có thể gửi yêu cầu kết bạn cũng như xem bài đăng và bạn bè của bạn.
Bạn cần cẩn thận khi cho phép các ứng dụng di động của bên thứ ba được liên kết với tài khoản mạng xã hội của bạn. Ví dụ: Khi chơi trò chơi trực tuyến hoặc sử dụng một ứng dụng khác, hệ điều hành có thể yêu cầu quyền truy cập vào tài khoản mạng xã hội của bạn, nó được coi như việc cấp giấy phép cho trạng thái phương tiện truyền thông xã hội.
Tuy nhiên trước khi đồng ý, hãy đảm bảo rằng đó là ứng dụng có uy tín và cũng cần lưu ý rằng hãy chia sẻ càng ít thông tin càng tốt. Nên tạo thói quen kiểm tra các ứng dụng bạn thường xuyên kết nối với mạng xã hội và xóa những ứng dụng bạn không còn sử dụng nữa.
Hầu hết mọi người đều có thói quen đặt mật khẩu “yếu” hoặc sử dụng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau vì để tiện quản lý và nhớ mật khẩu.
Tuy nhiên nếu đã sử dụng internet trong 15 năm qua, rất có thể tên người dùng và mật khẩu của bạn đã xuất hiện trên web đen và tội phạm có thể dễ dàng truy cập vào đó. Họ có thể sử dụng thông tin này để cố gắng đăng nhập vào email hoặc tài khoản mạng xã hội của bạn.
Những tội phạm sử dụng máy tính chuyên dụng để làm việc này và khi họ đột nhập được vào tài khoản của bạn, họ sẽ thay đổi mật khẩu của bạn và chiếm quyền sở hữu tài khoản đó.
Có thể sử dụng công cụ quét web miễn phí như ClearScore Protect để xem thông tin cá nhân của bạn có xuất hiện trên web đen hay không, sau đó hãy sử dụng công cụ như: Trình quản lý mật khẩu của Apple hoặc Google để quản lý mật khẩu của bạn. Những công cụ này thường miễn phí và có thể hỗ trợ bạn quản lý các mật khẩu phức tạp.
Bạn cũng có thể sử dụng yếu tố xác thực hai lớp (2FA) để tăng cường bảo mật đăng nhập. Khi sử dụng cách này, ngoài việc nhập tài khoản và mật khẩu khi đăng nhập, bạn còn nhập mã xác minh được gửi qua điện thoại. Điều này sẽ khiến tội phạm khó xâm nhập vào tài khoản của bạn hơn.
Những điều bạn chia sẻ trực tuyến có thể dễ dàng bị kẻ xấu sử dụng để truy cập vào thông tin cá nhân, chẳng hạn như tên và ngày sinh, những thông tin này thường được sử dụng làm mật khẩu, vì vậy kẻ xấu có thể sử dụng thông tin đó để cố gắng xâm nhập vào tài khoản của bạn.
Ví dụ: Khi cập nhật lịch trình hàng ngày trên mạng xã hội, bạn có thể đặt mình vào nguy cơ bị đánh cắp danh tính. Thậm chí là khi bạn đăng những bức ảnh chụp khi đi du lịch lên mạng xã hội, kẻ trộm biết bạn không có ở nhà nên chúng có thể nhân cơ hội đột nhập vào nhà để thực hiện hành vi xấu.
Ngoài ra, đừng bao giờ hiển thị ngày tháng năm sinh chính xác của bạn trên mạng xã hội. Có thể sử dụng thông tin giả để tạo hồ sơ cho các tài khoản mạng.
Khi bạn bị nhân viên ngân hàng chọc tức và lên mạng xã hội để phàn nàn về điều đó, những kẻ lừa đảo sẽ biết bạn đã giao dịch với ngân hàng nào. Họ có thể gọi cho bạn giả làm nhân viên ngân hàng và cố gắng giải quyết tranh chấp, nhưng thực ra đều là dàn cảnh và thu lợi từ việc đó.
Thông tin đăng nhập mạng xã hội của bạn rất nhạy cảm và mang tính cá nhân, vì vậy tuyệt đối không được chia sẻ với người khác. Điều khoản sử dụng mạng xã hội thường đề cập rằng nếu bạn chia sẻ thông tin đăng nhập của mình với bên thứ ba, tài khoản của bạn có thể bị đóng hoặc tạm dừng hoạt động.
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…