Né tránh xung đột trong công việc có thể là một giải pháp dĩ hòa vi quý tạm thời nhưng nó sẽ khiến bất đồng tích tụ khiến mọi chuyện tệ hơn về sau.
Không tạo xung đột là cách tốt nhất để chúng ta có một môi trường làm việc tuyệt vời? Một chuyên gia đàm phán của Harvard cho rằng né tránh xung đột thường xuyên có thể đem đến nhiều sự bất mãn đáng lo ngại trong công việc hơn bạn tưởng.
William Ury, người sáng lập Chương trình Đàm phán của Đại học Harvard và tác giả cuốn sách “Getting to Yes” đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này với Forbes.
“Tôi thường tuyên bố một cách chắc chắn rằng mọi người cần có nhiều xung đột hơn trong công việc, đặc biệt là loại xung đột mang tính xây dựng, hay còn gọi là ‘xung đột sáng tạo’. Giống như các cặp đôi có một cuộc hôn nhân lành mạnh không bao giờ cố gắng né tránh các vấn đề, một môi trường làm việc hiệu quả cũng sẽ phải đối mặt với những xung đột”, ông nói.
Theo Ury, mọi người thường né tránh xung đột vì họ không muốn tạo căng thẳng với đồng nghiệp. Tuy nhiên, những né tránh ban đầu này lại có thể khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn về sau.
“Né tránh không giúp bạn giải quyết các vấn đề tiềm ẩn, mọi chuyển sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Lời khuyên của tôi là bạn hãy tận dụng xung đột, đón nhận nó và biến đổi nó. Thay vì nhìn nhận xung đột với thái độ thù địch, bạn nên tiếp cận nó với tâm thế tò mò để gặt hái kết quả tốt đẹp về sau”, ông nói.
Những cuộc trò chuyện với cấp trên về các vấn đề như yêu cầu tăng lương, thay đổi điều kiện làm việc rất dễ dẫn đến xung đột. Không có gì lạ lùng khi có rất nhiều người chọn cách né tránh những buổi nói chuyện như vậy. Theo Ury, mọi người không nên nhắm mắt bỏ qua quyền lợi hoặc những bất mãn của mình mà hãy “bắt đầu một cuộc đối thoại mang tính xây dựng”. Ury khuyên bạn nên ngồi xuống, suy nghĩ cẩn thận, tìm hiểu chính xác nhu cầu, mục tiêu, lý do tại sao bạn muốn được tăng lương. Nếu thấy lí lẽ của mình hợp lý, hãy nói điều đó với cấp trên một cách rõ ràng và lịch sự.
Chuyên gia về nơi làm việc Rosalind Wiseman, tác giả cuốn “Queen Bees and Wannabes”, đã từng nói chuyện với Business Insider về sự tương đồng giữa môi trường doanh nghiệp với những rắc rối của trường trung học. Cũng giống như học sinh trung học, nhân viên cũng có thể cảm thấy bị xa lánh, lợi dụng hoặc bị bắt nạt nếu họ không được mời tham gia các hoạt động chung hoặc không được công nhận khi làm tốt công việc.
Theo Wiseman, một người có thể không dám đưa ra yêu cầu tăng lương vì họ sợ bản thân sẽ bị tổn thương, bị khiển trách hoặc bị trừng phạt theo một cách nào đó. Nỗi sợ hãi đó ngăn cản họ lên tiếng và khiến công việc của họ cứ dậm chân tại chỗ. Wiseman khuyên mọi người nên đối mặt với những vấn đề khó khăn này theo cách dũng cảm và thẳng thắn hơn.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…