Đại dương xanh bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt trái đất. Và trong thế giới đầy bí ẩn này đang tồn tại rất nhiều loài sinh vật biển độc đáo. Trong đó phải kể đến một loài có biệt danh là “cừu lá” hay “sên lá”. Nó đã thu hút nhiều sự chú ý trên Internet bởi vẻ ngoài vô cùng dễ thương, trông như một nhân vật bước ra từ phim hoạt hình vậy.
Cừu lá thực chất là một loài sên biển, là những loài động vật không xương sống ở biển. Sên biển có họ hàng gần với động vật chân bụng, chẳng hạn như ốc biển và động vật thân mềm. Tuy nhiên sự khác biệt duy nhất là chúng không có vỏ.
Tên khoa học của cừu lá là Costasiella kuroshimae, nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1993 ngoài khơi đảo Kuroshima của Nhật Bản. Những con cừu lá đáng yêu này thuộc động vật thân mềm (Mollusca), lớp chân bụng (Gastropoda). Chúng có kích thước rất nhỏ, chỉ bằng một hạt gạo, với chiều dài chỉ từ 3mm đến 1cm. Thức ăn chính của chúng là rong biển. Phạm vi phân bố chủ yếu là ở các rạn san hô ngoài khơi Nhật Bản, Indonesia và Philippines.
Cừu lá sống tập trung ở vùng khí hậu nhiệt đới, đầu chúng có màu trắng, với một đôi mắt hình hạt châu màu đen và hai xúc tu dễ thương giống như chiếc sừng nhô ra từ đỉnh đầu, trông không khác gì tai cừu. Toàn bộ thân thể thì giống như đang được bao bọc bởi nhiều lớp lá. Chính vì vậy nó mới có tên gọi là “cừu lá”.
Trên thực tế, hai chiếc sừng trông như tai cừu này chính là cơ quan thụ cảm mùi hương và vị giác. Hai chiếc “tai cừu” có lông mịn để cảm nhận được các chất hóa học trong nước, tạo điều kiện thuận lợi để chúng đi tìm nguồn thức ăn.
Ngoài ngoại hình dễ thương, cừu lá còn là loài động vật hiếm hoi trên thế giới có thể thực hiện quá trình quang hợp. Khi lấy tảo làm thức ăn và giữ lại những lạp thể khi tiêu hóa để sử dụng cho quá trình quang hợp; sau một thời gian, những lạp thể này sẽ được chuyển hóa và nó được gọi là kleptoplasty. Điều này có nghĩa là chỉ cần chúng ăn rong biển một lần, chúng sẽ có khả năng quang hợp. Tức là có thể chuyển hóa carbon dioxide và nước thành đường để lấy năng lượng, miễn là chúng được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Tuy nhiên, do lục lạp có từ rong biển nên sau một thời gian cừu lá lại phải bổ sung rong biển để tiếp tục quá trình quang hợp và duy trì sự sống.
Cừu lá khi còn nhỏ có màu trắng và trong suốt, nhưng khi bắt đầu ăn rong biển, chúng sẽ dần chuyển sang màu xanh như cây cỏ và tỏa ra ánh quang như những tia nắng. Lý do là bởi tảo không chỉ giúp chúng sinh tồn mà còn thay đổi màu sắc của chúng.
Đặc biệt, một số nhiếp ảnh gia còn chụp được những con cừu lá với nhiều màu sắc khác nhau. Đây có thể liên quan đến các loại tảo khác nhau mà chúng đã tiêu thụ.
Hiện tại chưa có một nghiên cứu nào về tuổi thọ của chúng. Nhưng một số nhà khoa học tin rằng cừu lá có thể kéo dài tuổi thọ của mình. Đối với một loài mới được phát hiện cách đây ba thập kỷ, thì vẫn còn nhiều điều phải tìm hiểu.
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…