Điều khiến người ta đau nhất không phải là vết thương trên da thịt. Bởi vì một khi vết thương lành lặn thì không còn đau nữa. Có một loại vết thương sẽ khiến người ta đau nhói cả tim can mỗi khi nghĩ đến nó, thậm chí mang theo nó suốt cuộc đời. Đó chính là vết thương lòng.
Có nhiều người chỉ vì lỡ lời gây bất hòa mà không nhìn nhau nữa. Có bao nhiêu cặp vợ chồng đã cắt đứt quan hệ vì bị xúc phạm nhân phẩm bằng những lời lẽ cay nghiệt? Trên đời này, lời nói luôn là thứ khiến con người cảm thấy đau đớn nhất, nó như lưỡi dao sắc bén đâm vào tim, và cũng giống như một chậu nước đá dập tắt một cuộc tình. Do đó, kỹ năng nói tốt là khóa học cấp thiết quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Bởi vì chúng ta mỗi ngày đều nói chuyện, nhưng rất ít người quan tâm và chú trọng nghệ thuật giao tiếp.
Tomio Sato, một bác sĩ y khoa người Nhật, nói rằng những gì bạn nói chính là cuộc đời của bạn. Có câu “Tặng nhân dĩ ngôn, trọng vu châu ngọc; thương nhân dĩ ngôn, thậm vu kiếm kích”. Nghĩa là lời nói thiện ý quý hơn cả châu ngọc; còn lời nói làm tổn thương người khác, nguy hại hơn gươm giáo. Dù chúng ta có biết nói chuyện hay không và nói như thế nào, thì chúng đều ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bạn, thậm chí là sức khỏe của chúng ta trong từng phút từng giây.
“Anh thì biết cái gì, để tôi yên!”
“Trời ơi, tôi hiểu rồi, anh đừng có lải nhải nữa được không?”
“Nói cho anh biết thì có tác dụng gì chứ? Anh lại không giúp gì được!”
Bạn đã bao giờ nói hoặc nghe những lời như vậy chưa? Phản ứng của bạn sau khi nghe những lời này là gì? Có thể là nghẹn ngào một lúc thật lâu, hoặc chỉ thể im lặng quay người rời đi. Một lời an ủi có thể làm cho người ta cảm thấy ấm áp, nửa lời lạnh lùng cũng đủ làm băng giá trái tim. Bạn đã từng làm tổn thương người thân trong gia đình mình chưa?
Con trai ra ngoài làm việc, đã hết giờ làm nhưng vẫn chưa về. Người mẹ gọi điện thoại hỏi khi nào anh sẽ về nhà. Con trai không nhẫn nhịn được nói: “Công việc chưa xong, con đã nói với mẹ là rất bận, mẹ thật là…”
Người mẹ lòng nguội lạnh cúp điện thoại, lẩm bẩm nói: “Mẹ không biết con đang bận việc gì nữa.” Một lúc sau, người mẹ gọi lại cho con trai: “Con đang ở đâu vậy?” Giọng điệu của người con trai càng thêm cáu gắt: “Gọi lại làm gì chứ? Công việc của con rất gấp, được rồi, được rồi!” Người mẹ chưa kịp dứt lời thì cậu con trai đã cúp điện thoại, khiến người mẹ bất lực và ủy khuất.
“Không thể nói lời dễ nghe” dường như đã trở thành căn bệnh chung của con người hiện đại, và nó lan tỏa trong mọi ngóc ngách của cuộc sống.
Người xưa có câu: “Lời hay ý đẹp được mọi người kính trọng, lời nói ác ý làm làm tổn thương người khác”. Nói không chừng, sẽ khiến các mối quan hệ trở nên căng thẳng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn tăng khả năng xảy ra các bệnh về thể chất.
Nghiên cứu của Đại học Arcadia, Canada, cho thấy những người hay lo lắng, nhạy cảm và đa nghi dễ mắc các chứng như đột quỵ, bệnh tim, cao huyết áp, viêm loét và các bệnh về đường tiêu hóa.
Một nghiên cứu khác của Đại học Brigham Young, Mỹ cho thấy, những cặp vợ chồng thường cãi vã sẽ làm tăng nguy cơ đau thắt ngực gấp 3,5 lần. Đối với những người trung niên và cao tuổi, nếu họ thường xuyên lớn tiếng la hét, giận giữ rất có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
Điều nghiêm trọng hơn là nếu cha mẹ không chú ý đến lời nói của mình, có thể sẽ tác động tiêu cực đến con trẻ.
Horney, một nhà tâm lý học xã hội người Mỹ, phát hiện ra rằng việc cha mẹ vô cớ chế nhạo, sỉ nhục và buộc tội con cái sẽ làm tổn hại đến cảm giác an toàn của chúng, và trẻ sẽ hình thành “sự căm thù” đối với cha mẹ, sau đó hình thành “nỗi lo âu”. Khi lớn lên, chúng sẽ ôm giữ lòng hận thù trong tâm, và thiếu kỹ năng cư xử thân thiện với mọi người.
Những bậc cha mẹ trưởng thành không nên nói nặng lời với con cái, nếu không khi lớn lên con cái sẽ đối xử với bạn bè của mình cũng như thế. Khi các thành viên trong gia đình ở cùng với nhau một thời gian lâu, có lúc sẽ cảm thấy không khí căn thẳng như đi trên băng mỏng vậy. Chỉ cần bạn lỡ miệng nói sai một câu có thể dẫn đến đại chiến gia đình. Trên thực tế, chỉ cần bạn chú ý và tránh những “bãi mìn” có thể khiến mọi người cảm thấy khó chịu, bạn có thể tạo ra một bầu không khí ấm áp và ngọt ngào.
Đặc biệt là những lời nói sau đây làm tổn thương các thành viên trong gia đình nhiều nhất, từ nay về sau, xin bạn đừng nói chúng nhé. Khi đối xử với cha mẹ, đừng tùy ý phủ nhận và từ chối. Cha mẹ già thực ra tâm lý rất mỏng manh dễ vỡ, họ hy vọng tiếp tục nhận ra giá trị của bản thân và đóng góp cho con cháu. Vì vậy, đối với người cao tuổi, chúng ta cần tránh nói lời phủ nhận những đóng góp của họ, từ chối sự chăm sóc và ân cần của họ.
Ví dụ: “Được rồi, con hiểu rồi, đừng cằn nhằn nữa”, “Đừng làm phiền con nữa”, “Phiền phức quá, đừng nhắc đi nhắc lại hoài”, “Để con tự lo, không phải việc của bố mẹ”, “Đừng quản việc của con”, “Con đã trưởng thành rồi và có cách làm việc của riêng mình,” v.v. Hãy đối xử tối với những người yêu thương của bạn, đừng phán xét và so sánh họ một cách tùy tiện.
Bất kể thành công hay thất bại, điều mà mọi người mong đợi nhất là sự khen ngợi và khẳng định của đối phương. Ngay cả khi anh ấy làm không tốt, nhưng rất có thể xuất phát điểm của anh ấy là muốn gia đình vui vẻ hơn. Vì thế, đừng tùy tiện đánh giá thấp những việc người thân yêu làm chứ đừng nói đến việc so sánh với người khác. Tương tự như “sao anh lại thành ra thế này”, “đều là lỗi của anh”, “tự mình làm thì tốt hơn” và những lời đánh giá người thân, bạn bè của anh ấy, chẳng hạn như “Bạn của anh thực sự kỳ lạ”, “Tại sao mẹ của anh luôn như vậy chứ”, v.v.
Khi đối xử với trẻ em, đừng ra lệnh và tùy tiện chỉ trích chúng. Trẻ em đang trong quá trình nhận thức và trưởng thành, càng nên được khích lệ, cho chúng thêm chút tự tin, thêm một cơ hội, chúng sẽ trưởng thành hơn. Do đó, hãy cố gắng không sử dụng giọng điệu ra lệnh và cách thức chỉ trích để giáo dục trẻ em.
Ví dụ: “Chiều nay cấm không được chơi bóng”, “Đừng lãng phí tiền”, “Học kỳ này tệ quá, đến cuối học kỳ thì sao đây?”, “Dốt chưa từng thấy? “Còn khóc nữa, cẩn thận mẹ đánh con bây giờ”... Tốt nhất là không nên nói những lời như vậy ở nhà.
Có người từng nói: “Suy cho cùng, những rắc rối trong cuộc sống, khoảng 80, 90% vấn đề đều bắt nguồn từ quan hệ giữa con người với con người. Và những rắc rối trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, 80 đến 90 % đều là do vấn đề giao tiếp”. Bởi vì bạn quan tâm họ, lời nói của bạn có sức mạnh; bởi vì bạn quan tâm, giọng nói của bạn có ý nghĩa. Vi vậy, hãy nói lời tốt đẹp, bình tĩnh nhưng không lạnh lùng, kiên định nhưng không cứng nhắc.
Khi gặp chuyện cấp bách, nếu bạn có thể bình tĩnh suy nghĩ, sau đó giải thích rõ ràng, không vội vàng, sẽ để lại ấn tượng cho người nghe rằng bạn là người thận trọng, không bốc đồng, từ đó tăng thêm lòng tin của người khác đối với bạn.
Đặc biệt đối với một số lời nhắc nhở có thiện ý, nếu bạn pha chút hài hước có lẽ sẽ không khiến người nghe cảm thấy thẳng thừng, không những họ sẽ vui vẻ tiếp nhận lời nhắc nhở của bạn, mà còn tăng cường tình cảm thân thiết với nhau.
Đối với những điều bản thân không nắm chắc, nếu không nói ra, người khác sẽ cho rằng bạn không thật lòng. Nhưng nếu có thể lựa lời mà nói, sẽ khiến người ta cảm thấy bạn là người đáng tin cậy.
Mọi người ghét những người hay làm ầm lên, nếu bạn không bao giờ suy đoán hay nói những điều vô nghĩa, mọi người sẽ nghĩ rằng bạn trưởng thành, có học thức, nghiêm túc và có trách nhiệm.
Tục ngữ có câu “không có khoan kim cương, thì đừng mong ôm nghề đồ gốm”. Đừng dễ dàng cam kết những điều mình không làm được, như vậy sẽ khiến người nghe cảm thấy bạn là người “có uy tín, nói sẽ làm”, sẵn sàng tin bạn.
Đừng làm tổn thương người khác bằng lời nói, đặc biệt là giữa những người thân thiết, đừng nói những lời tổn thương. Như thế họ sẽ thấy rằng bạn là một người tốt bụng, điều này sẽ giúp duy trì và củng cố mối quan hệ.
Khi gặp chuyện đau buồn, ai cũng mong muốn được giãi bày, nhưng nếu bạn tùy ý kể cho người khác, dễ gây áp lực tâm lý quá lớn cho người nghe, gây ra sự nghi ngờ và xa lánh bạn. Đồng thời, bạn cũng sẽ tạo ấn tượng rằng bạn không quan tâm đến người khác và muốn trút nỗi đau cho người khác.
Giữa người với người cần có khoảng cách an toàn, không tùy tiện bình phẩm, lan truyền chuyện của người khác sẽ tạo cho người ta cảm giác an toàn trong giao tiếp.
Bạn nên lắng nghe ý kiến của người ngoài nhiều hơn về việc của bản thân, một là có thể tạo cho người ta ấn tượng khiêm tốn, hai là có thể khiến người ta cho rằng bạn là người hiểu lí lẽ.
Người lớn tuổi thường không thích người trẻ bình luận quá nhiều về chuyện của mình, nếu người trẻ nói nhiều thì họ cho rằng bạn không phải là người tôn trọng bậc trưởng bối, khiêm tốn và hiếu học.
Giữa vợ và chồng, điều đáng sợ nhất là khi gặp chuyện sẽ đổ lỗi cho nhau, nhưng nếu cùng nhau thương lượng sẽ tạo ra tác dụng “đồng cảm”, có thể củng cố tình cảm vợ chồng.
Trẻ vị thành niên thường hay nổi loạn, nếu bạn dùng thái độ ôn hòa nhưng cương quyết để khuyên bảo chúng, không những có thể khiến chúng có ấn tượng tốt về bạn, sẵn sàng làm bạn với bạn mà còn khiến trẻ nghe lời.
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…