Caravanserai – Dấu ấn của con đường tơ lụa huyền thoại

Bạn hẳn từng nghe về Silk Road, con đường tơ lụa – con đường thiên lý vạn dặm là biểu tượng của sự thông thương hàng hoá Á – Âu suốt một giai đoạn dài trong lịch sử thế giới. Và đến với Thổ Nhĩ Kỳ là bạn sẽ với điểm cuối con đường tơ lụa huyền thoại ấy, nơi hàng hoá được tập trung trước khi toả vào Châu Âu, và dấu ấn còn sót lại chính là các Caravanserai – khách sạn hay lữ quán của thời cổ đại.

Từ thành Trường An, Trung Quốc, những thương lái rong ruổi sâu vào lục địa, qua sa mạc Taklimakan nóng bỏng rồi sang Kyrgyzstan, Tajikistan, Afganistan, Ba Tư rồi Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia có vị trí đặc biệt nằm giữa đôi bờ Âu – Á chính là một phần quan trọng của con đường tơ lụa.

Caravanserai là danh từ chỉ những nhà khách lớn dành cho thương lái nghỉ chân trong quá trình vận chuyển hàng hóa tỏa đi khắp nơi từ Á sang Âu, từ bắc xuống nam đất nước Thổ Nhĩ Kỳ trước đây. Chỉ nghe cái tên thôi cũng đủ để tưởng tượng không khí của những ngày xưa khi từng đoàn người ngựa ngược xuôi chở theo không chỉ vải vóc, lụa là, châu báu mà con mang theo những nền văn hóa, tín ngưỡng khiến cho thế giới xích lại gần nhau hơn. Dòng suy nghĩ miên man cứ loang loáng chảy qua trong tâm trí tôi trên con đường từ Cappadocia đến Konya.

Chiếc xe bus chở những đôi chân mê đi dừng lại tại Sultan Hani tọa lạc gần thủ phủ tỉnh Aksaray miền trung Thổ. Đây là một trong những Caravanserai cổ và lớn nhất dưới thời kỳ Seljuk còn lưu giữ cho đến ngày nay do Allattin Keykubat I cho xây dựng vào năm 1229. Sau một cơn hỏa hoạn, nó được sửa chữa lại vào năm 1278 bởi thống sứ Siracettin El Hasan trong thời trị vì của Giyasettin Keyhusrev.

Ấn tượng với công trình kiên cố như pháo đài, tôi lạc bước vào không gian huyền bí bên trong. Chiều muộn, vắng lặng, bước chân vào trong lữ quán vắng lặng, nhắm mắt lại ta sẽ lại nghe thấy những bước chân của lịch sử hàng trăm năm trước.

Hẳn những thương lái luôn cảm thấy ấm cúng và thân tình trong “quán trọ” không lồ này. Ngựa và lạc đà của họ được cho ăn uống, hàng hóa được bảo quản khỏi những tên cướp trên sa mạc nhờ lớp tường thành vững chắc và đội cung thủ sẵn sàng chiếu đấu. Tài sản của các lái buôn khi nghỉ đêm trong các Caravanserai được coi như tài sản của nhà vua, kẻ nào dám xâm phạm thì chỉ có trả giá bằng cái chết.

Nếu không có những Caravanserai, hẳn các chuyến đi buôn sẽ trở nên khó khăn bội phần. Cứ 8-10 tiếng đi bộ hay khoảng 40 km người ta lại cho xây một caravanserai và lữ khách có thể lưu trú hoàn toàn miễn phí trong 1-2 ngày đầu. Đó phải chăng là một trong những lý do mà dưới thời Seljuk, nền kinh tế với hoạt động buôn bán giao thương của họ đã đạt đến đỉnh cao của sự hưng thịnh.

Bài và ảnh: Hoàng Huy

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

28 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

45 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

54 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

59 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

1 giờ ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago