20 năm qua Trung Quốc về cơ bản đã là nơi “tiêu thụ” rác thải nhựa của Vương quốc Anh, nhưng hiện giờ họ họ đã ngừng không nhập nữa và người Anh chưa biết phải làm gì…
Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã nhập khẩu một lượng khổng lồ rác thải nhựa từ các nước trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản. Nhưng năm ngoái họ đã tuyên bố sẽ ngừng nhập và lệnh cấm nhập khẩu plastic sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Tờ The Guardian đưa tin:
“Mùa hè năm ngoái chính phủ Trung Quốc tuyên bố trong chiến dịch chống lại ‘rác thải nhập ngoại’, họ sẽ ngừng nhập khẩu 24 loại chất thải rắn vào cuối năm, trong đó có các chai nhựa PET (polyethylene terephthalate),các loại chai nhựa và đồ chứa khác, cũng như giấy tổng hợp.”
Sự thay đổi này là một đòn giáng rất mạnh đối với Vương quốc Anh vì họ vẫn thường xuất khẩu 2/3 chất thải plastic sang Trung Quốc. Từ năm 2012, Anh đã đưa 2,7 triệu tấn plastic sang Trung Quốc.
Tổ chức từ thiện “Recoup” ủng hộ việc tái sử dụng nguyên liệu ở Anh đã chỉ trích chính phủ vì đã không có hành động thích hợp sớm hơn. Một bài báo trên tờ The Gurdian cho biết từ năm 2008 đến năm 2012, thị trường Trung Quốc đã có dấu hiệu bị hạn chế, nhưng nước Anh không hề có động thái gì. Họ hành động như thể hoàn toàn bất ngờ trước lời tuyên bố. Bộ trưởng môi trường Michael Gove thừa nhận ông không “biết ảnh hưởng sẽ là gì” và chưa “suy nghĩ đủ kĩ lưỡng về việc này”.
>> Lời tựa tác phẩm “Chết trong tay Trung Quốc”
Bây giờ lệnh cấm đã có tác dụng và hội đồng các thành phố đang phải đau đầu tìm cách giải quyết. Rác thải đã chồng chất. Ông Simon Ellin, người của Hiệp hội Tái chế Vương Quốc Anh nói với tờ The Guardian:
“Nếu đi quanh sân của những thành viên của chúng tôi, bạn có thể thấy được lệnh cấm này có ảnh hưởng thế nào. Rác thải nhựa đang chất đống và nếu bạn quay lại sau vài tháng thì có lẽ tình hình còn tệ hơn.”
Có vẻ như một số đơn vị tái chế rác thải đã ngừng vận chuyển plastic đến Trung Quốc từ đầu mùa thu vì sợ rằng họ không thể đưa rác đến nơi trước khi lệnh cấm có hiệu lực.
Các quan chức đang bàn về việc xây thêm các lò thiêu hủy rác, nhưng đó không phải là phương án lâu dài. Louise Edge, nhân viên Greenpeace nói với BBC:
“Thiêu hủy là sai lầm, vì đó là cách tạo ra điện với lượng carbon cao và không thể tái tạo. Nó cũng tạo ra các chất hóa học độc hại và kim loại nặng. Ngoài ra nếu chúng ta xây các lò thiêu hủy thì nó sẽ tạo ra thị trường và khuyến khích người ta sản xuất các loại plastic dùng 1 lần trong 20 năm tới.”
Phương án chôn plastic cũng không hợp lý. Plastic sẽ chất đống và không hề co rút lại, chiếm diện tích và sinh ra các chất hóa học độc hại.
>> Nếu đem chia đều, mỗi người trên thế giới sẽ nhận 1 tấn rác thải nhựa
Ở thời điểm này chính phủ Anh đương nhiên là lo lắng nhưng chúng ta có thể nhìn nhận thay đổi đột ngột này như một cơ hội lớn để cải cách, tìm ra một phương án hoàn toàn mới để xử lý những chất thải có thể tái chế. Có một số ý tưởng như sau:
Thay vì lo lắng và theo đuổi những giải pháp ngắn hạn, nước Anh nên suy nghĩ sâu sắc về danh tiếng của mình: môi trường trong sạch, một nền kinh tế tuần hoàn với những thành phố sạch. Ít nhất ông Michael Gove đã nói một cách thẳng thắn với BBC rằng: “Vương quốc Anh nên dừng đẩy rác thải ra nước ngoài.” Giải pháp Trung Quốc chỉ mang đến sự tiện lợi trong một thời gian, nhưng hiện giờ họ đang phải gánh chịu hậu quả vì phụ thuộc vào sự tiện lợi đó.
Theo treehugger,
Thành Đô
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…