Gia đình: Từ chối kỳ vọng của người khác không có nghĩa là phản bội

Đối với một số người, việc hiểu nhầm hành động của người khác đã trở thành thói quen và cũng là nỗi bất hạnh trong cuộc đời họ. Ví dụ như khi một người ai đó mời mọi người đi chơi ở bãi biển, nhưng người đó lại không được mời, vì vậy mà nghĩ rằng người bạn ấy ghét mình. Thường thì những người mà trên miệng treo ngang câu “không ai yêu mình” thì càng thường hay hiểu nhầm hành động của người khác.

(Ảnh: Shutterstock)

Lại nói ví dụ như đứa con gái đáng yêu của mình không chịu đi dạo cùng bố, mà cứ đòi đi theo mẹ, điều này không có nghĩa là đứa trẻ ghét bố. Hoặc sau khi cha mẹ ly hôn, một trong hai người sẽ không ở với con thì nghĩa là không yêu thương con nữa. Hay một ông chồng từ chối lời mời đi mua sắm cùng vợ, nhưng lại chọn đi chơi với đồng nghiệp trong công ty, không có nghĩa là ông chồng ấy ghét vợ.

Nếu một người con không theo đuổi nghề nghiệp mà cha mẹ mong đợi, điều đó không có nghĩa là người đó ghét cha mẹ của mình. Ví dụ, cả cha và mẹ đều là bác sĩ và hy vọng con cái của họ cũng có thể hành nghề y, nhưng những đứa trẻ từ chối yêu cầu này và chọn học kinh tế, điều này cũng không có nghĩa là con cái ghét cha mẹ.

Nhưng các bậc cha mẹ lại thường vì điều này mà hiểu nhầm con cái của họ một cách nghiêm trọng. Ngay khi thấy con từ chối lời đề nghị của mình, liền cảm thấy con không nghe lời, không yêu thương cha mẹ, đây hoàn toàn là biểu hiện của sự không chín chắn về mặt tình cảm. Nếu cha mẹ có quan niệm như vậy thì thường sẽ nuôi dạy nên những đứa trẻ dễ hiểu sai lời nói và hành động của người khác.

Trong những lá thư tôi nhận được nhờ giúp đỡ, tâm tư buồn phiền này là xuất hiện thường xuyên nhất.

Ví dụ, sau khi tốt nghiệp đại học, một thanh niên đã xin vào một doanh nghiệp tư nhân để làm việc, nhưng cha mẹ lại hy vọng anh sẽ kế thừa công việc kinh doanh của gia đình. Dù cho rằng công việc mình đang làm là rất có ý nghĩa, nhưng anh lại cũng không muốn “phản bội” cha mẹ đã nuôi nấng mình. Có quá nhiều thư từ nhờ tư vấn kiểu này.

Trước hết, hiểu lầm mang tính quyết định nhất chính là không thừa kế công việc kinh doanh của gia đình và lựa chọn công việc bạn muốn làm thì cho đó là “phản bội” cha mẹ. Bất cứ khi nào tôi nhìn thấy những người trẻ nghiêm túc nói “tôi không thể phản bội cha mẹ“, tôi không thể không nghĩ: Đây là kết quả từ sự thiếu chín chắn của chính các bậc cha mẹ đang thể hiện ở trên khuôn mặt của con cái họ. [as1]

Không đáp lại kỳ vọng của người khác không phải là phản bội

Từ chối kỳ vọng của cha mẹ và chọn con đường mình muốn đi là phản bội cha mẹ ư, tại sao nhiều người lại giải thích theo kiểu này?

Điều này là xuất phát từ việc các bậc cha mẹ nghĩ như vậy.

Trước hết, cha mẹ có nhu cầu phụ thuộc mạnh mẽ, vì vậy họ cho rằng việc con không nghe lời mình chính là phản bội. Tương tự, con cái cũng có nhu cầu phụ thuộc cao vào cha mẹ nên sẽ bị ảnh hưởng. Nói một cách đơn giản, cha mẹ và con cái vẫn còn chưa đủ chín chắn.

Cha của bạn tôi không đọc bất kỳ cuốn sách nào, ông ấy tay trắng tạo dựng một công ty in. Vì phải làm việc rất vất vả để thành lập công ty, cha anh hy vọng rằng các con mình sẽ kế thừa công việc kinh doanh của gia đình. Mặc dù yêu cầu này là dễ hiểu, nhưng bạn tôi đã từ chối đề nghị của cha và chọn làm việc trong một công ty khác.

Sau này, dù anh đã được thăng chức giám sát cơ sở, nhưng mỗi lần nhìn thấy anh, ông vẫn nói với anh rằng: “Sắp đến lúc về để kế thừa công việc kinh doanh của gia đình rồi.” Bạn tôi vẫn kiên quyết từ chối và tiếp tục tập trung vào công việc hiện tại. Năm này qua năm khác, cuộc trò chuyện này thành như một lời chào giữa hai cha con vậy.

Tôi đã dự bữa cơm với gia đình họ. Cả hai cha con đều rất thẳng thắn, người con kính trọng cha mình và người cha tự hào về con trai mình. Tôi rất cảm động trước tình cảm và sự quan tâm của hai cha con đối với nhau. Lúc đó, tôi nghĩ: “Thật là một tình cha con tuyệt vời!” Tôi cũng nghĩ đây là một mối quan hệ cha mẹ – con cái lý tưởng.

Nhưng nếu điều tương tự xảy ra ở một gia đình khác, khi mà cả hai cha con vẫn còn chưa chín chắn về phương diện tình cảm này, nó sẽ trở thành một bi kịch. Cả hai cha con nội tâm đều có nhu cầu phụ thuộc rất cao và hy vọng sẽ sử dụng điều này để chi phối đối phương. Bằng cách này, họ sẽ áp đặt cảm xúc của mình lên người kia và lại còn tin chắc rằng đây là một loại tình yêu thương.

Theo cách này, một khi đứa trẻ từ chối những kỳ vọng của mình, các bậc cha mẹ có thể sẽ nghĩ đây là sự phản bội, và người con đó cũng sẽ dựa vào điều này để giải thích cho các hành động của mình. Vì hầu hết mọi người sẽ không dễ dàng để mình phản bội người khác và cảm thấy tội lỗi về điều đó, họ thà tự hủy đi mong muốn của thân để sống một cuộc đời đầy bất mãn.

Có quá nhiều bi kịch do sự ngây thơ về tình cảm này gây ra, cho dù đó là ở quốc gia nào.

Tôi đã từng thấy những ví dụ như vậy trong các sách tâm lý học của Mỹ trước đây.

Ông nội thành lập một hiệu thuốc và sau đó giao lại cho cha, cha cũng hy vọng rằng con trai sẽ kế thừa nó. Nhưng con trai lại cảm thấy mình phù hợp với những ngành nghề khác hơn, vì vậy sau khi tốt nghiệp đại học, cậu đã cố gắng làm rất nhiều công việc. Tiếc là tiến độ công việc của cậu sinh viên mới tốt nghiệp còn chưa có kinh nghiệm không được suôn sẻ cho lắm, cuối cùng cũng trở về hiệu thuốc trong tuyệt vọng.

Người cha cảm thấy cuối cùng con trai mình cũng đã tỉnh ngộ, do đó rất vui mừng, ông tin rằng quyết định để con trai mình điều hành hiệu thuốc là đúng, thậm chí ông còn cảm thấy mình hiểu con mình hơn cả bản thân nó, cảm thấy thật tự hào.

Tuy nhiên, người con trai làm việc trong hiệu thuốc cảm thấy rất khổ sở. Cậu hoàn toàn rơi vào tuyệt vọng nên đã đi nhờ tư vấn tâm lý để tìm hiểu nội tâm của mình. Nói một cách đơn giản, cậu cảm thấy thành tích bên ngoài mà cậu đạt được là một sự phản bội đối với cha mình, cậu sợ mất đi tình yêu với cha và lời hứa tiếp quản công việc của gia đình. Tất nhiên, bởi vì cậu yêu cha nên quyết định từ bỏ hạnh phúc của mình.

Cuối cùng, sau khi lý giải được nguyên nhân tạo nên nỗi khổ tâm của mình, cậu đã quyết định theo đuổi mơ ước và trở thành một kế toán thành công. Ban đầu người cha không thể chấp nhận được quyết định này của con mình. Nhưng sau khi cậu liên tục giải thích với bố rằng “Con muốn làm những gì con thích không có nghĩa là con không yêu bố“, cha anh đã dần chấp nhận sự lựa chọn của con và thú nhận rằng bản thân ông thật ra cũng muốn thoát khỏi công việc kinh doanh của gia đình, nhưng ông không có can đảm ấy.

Những hiểu nhầm do tâm lý phụ thuộc gây nên có thể dẫn đến bất hạnh

Những hiểu nhầm do nhu cầu phụ thuộc đã gây ra quá nhiều bi kịch, và thực sự không biết khi nào mới dừng lại.

Thực ra, những người thường nghĩ rằng “không ai yêu mình”, “mình là một kẻ cô đơn bị bỏ rơi” và “không ai hiểu mình”, họ nên nhìn nhận thật kỹ và thấu đáo về tâm lý phụ thuộc của mình. Bởi vì hầu hết những người nói ra điều này đều chưa bao giờ nghiêm túc suy nghĩ về việc họ mới “là người phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của chính mình”, và họ lúng túng rút ra kết luận rằng “không ai yêu mình”.

Trên thực tế, không ai phản bội bạn, chỉ có tâm lý phụ thuộc của chính bạn mới khiến bạn cảm thấy bị phản bội. Những người xung quanh thực sự yêu bạn rất nhiều…

Bài viết trích từ sách “Học cách chấp nhận chính mình

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

5 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

42 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

1 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago