Nghiên cứu và trải nghiệm cá nhân cho thấy sự ảnh hưởng sâu sắc của lòng biết ơn đối với cảm giác hạnh phúc của mỗi người. Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, bộ não của chúng ta cứ chuyển hướng sang những cảm xúc tiêu cực và những chuyện không hay trong cuộc sống.

Cảm xúc tiêu cực
(Ảnh: Pixabay)

Có lẽ rượu vang cũng được nhưng không phải chính xác loại bạn muốn, miếng bít tết không được chín kỹ, cái giường hơi nhũn, loại thảm nhám quá, bạn bè thì chán xừ, gia đình cũng không có gì hơn. Việc đi lại vòng quanh không ngừng, cảm thấy mọi việc đều không như ý sẽ khiến bạn cho rằng mình chẳng khi nào được bình yên, thỏa mãn, và thực sự hài lòng với bản thân. Bạn tập trung quá nhiều vào những việc không hay mà chẳng thể thay đổi được.

Xu hướng tiêu cực là một thuật ngữ được dùng để mô tả những suy nghĩ, cảm xúc và phản ứng không mong đợi có tác động lớn đến cảm giác của chúng ta so với những trải nghiệm trung tính hay tích cực. Kỳ thực, nghiên cứu chỉ ra rằng con người nhớ những điều tiêu cực nhiều hơn những điều tích cực, kể cả việc nhớ những bộ mặt giận dữ hơn những gương mặt hạnh phúc, và dùng nhiều thời gian cũng như năng lượng tinh thần để xử lý những việc tiêu cực hơn.

man wearing white dress shirt and black necktie 716411 image
(Ảnh: bruce mars from Pexels)

Dưới đây là 4 cách giành quyền kiểm soát khỏi cái nhìn tiêu cực và bắt đầu cảm thấy yên bình hơn.

1. Nhận ra bạn đang ở trong cảm giác tồn tại chứ không phải đang sống

Nhiều người sống cuộc đời của họ trong sự hoảng loạn thầm lặng. Họ kiểm tra các mối đe dọa đến từ xã hội, gia đình hoặc sự nghiệp. Họ đoán trước các việc không hay hoặc những sóng gió có thể xảy ra rồi cố ngăn sự xuất hiện của chúng. Khi không thành công trong việc đó, họ tập trung năng lượng để dập tắt khủng hoảng nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình này được củng cố theo thời gian và rồi có thể trở thành lý do tồn tại của một con người. Cái giá phải trả cho việc làm này là quá lớn, bởi vì góc nhìn và năng lượng liên tục bị kéo về phía tiêu cực.

Vậy nên, dù là chỉ trong khoảnh khắc, hãy rèn luyện bản thân tránh tập trung vào sự tiêu cực.

2. Tự hỏi xem bạn đang suy nghĩ cầu toàn hay thực tế

Chúng ta thường hay mong đợi các việc sẽ diễn ra chính xác theo chiều hướng tốt. Khi mọi thứ không như dự định, bằng cách nào đó chúng ta sẽ cảm thấy bị thất bại, rồi sau đó nỗ lực quá mức để đạt được sự cầu toàn trong vô vọng. Sự thật là cuộc đời luôn gập ghềnh.

Không ai có cuộc sống hoàn hảo cả. Hãy thôi thiết lập cảm giác kháng cự sự thực này và chấp nhận rằng thực tế là một con đường uốn khúc có cả những trải nghiệm tiêu cực và tích cực.

woman wearing white top leaning on wooden wall 2726046 image
(Маша Реймерс từ Pexels)

3. Tập trung vào sự trải nghiệm thay vì kết quả hay việc hoàn thành mục tiêu

Công việc chẳng bao giờ là hết cả, nào là hiệu chỉnh những sai sót, lên kế hoạch mới cho những cái đã bị hủy, kết thúc các mối quan hệ này và bắt đầu những cái mới, khởi động lại sau những thất bại, ra khỏi chiếc giường êm ái, ấm áp vào một buổi sáng tháng 12 lạnh giá… Khoảnh khắc chúng ta đạt được một mục tiêu thì rất ngọt ngào, nhưng nó chỉ thoáng qua thôi. Hầu hết trải nghiệm và thời gian trong một đời người cực khổ là làm, rồi chỉnh sửa, rồi lại sửa tiếp….

Thay vì như vậy, có phải nên tập trung vào những gì vui tươi và dễ thương trong một ngày nắng đẹp, xem nên tận hưởng điều này thế nào trong yên bình ở thời khắc hiện tại?

tâm thái tích cực
(Ảnh qua Pixabay)

4. Bắt đầu làm quen với những gì tốt đẹp trong cuộc sống

Hãy bắt đầu bằng cách buộc não của bạn ngừng nhảy hết từ việc này sang việc khác. Chúng ta có thể bị rơi xuống hố sâu của tiêu cực trong cuộc sống nếu chúng ta bị mất tầm nhìn. Chúng ta quên mất những gì mình đang có, quên mất chúng ta đang được sống, có sức khỏe, ấm áp, và được nuôi dưỡng tốt. So sánh với những người kém may mắn hơn mình, hoặc nghĩ xem có khi đường đời của mình còn tệ hơn cả hiện tại nếu không có những gì đang có, cũng là một cách.

Mỗi ngày, hãy nghĩ về 3 điều mà bạn cảm thấy biết ơn. Nói lớn điều này với bản thân hoặc với một người bạn hay viết chúng xuống giấy. Và nhớ là thường xuyên rút chân ra khỏi những đầm lầy chi tiết trong cuộc sống để có được một góc nhìn bao quát chân thực hơn về những trải nghiệm tổng thể của mình.

Minh Lan biên tập (theo Tiến sĩ tâm lý Jill P. Weber – www.drjillweber.com)