Giờ là lúc nên ‘thắt lưng buộc bụng’, kể cả khi đang dư dả tiền

Hiện tại có hai ẩn số lớn mà chúng ta phải đối mặt: Điều gì sẽ xảy ra trong đại dịch COVID-19 và liệu nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế nói chung? Nếu như bước vào thời kỳ suy thoái sau đại dịch (hoặc đang trong thời kỳ suy thoái giữa đại dịch) thì điều đó có tác động gì đến công việc và kế sinh nhai của mỗi người trong chúng ta, và nên làm gì để chuẩn bị tài chính được tốt hơn?

(Ảnh: Pixabay)

Hẳn là đã có một số người phải suy nghĩ lại về thói quen chi tiêu và cân nhắc việc làm thế nào để kiếm đủ tiền sinh sống mà không bị gặp rắc rối với các khoản nợ. Những người khác có thể cảm thấy an toàn hơn về tài chính nhờ mức lương cao hoặc khả năng làm việc từ xa. Nhưng khi thời kỳ suy thoái đến thì tất cả mọi người đều phải đối mặt với nó, vì vậy đây là thời gian để chúng ta đánh giá lại ngân sách của mình và thực hiện chính sách tiết kiệm hết mức có thể.

Dưới đây là ba lời khuyên hợp lý để bạn có thể bắt đầu từ ngay ngày hôm nay:

Hãy coi thu nhập của bạn như là nguồn thu tạm thời

Có một lời nhắc nhở đáng lưu tâm là: Bất cứ thu nhập nào bạn kiếm được bây giờ đều là tạm thời, đừng nghĩ rằng sau này cũng sẽ kiếm được như thế bởi sẽ có rất nhiều bất trắc không lường trước có thể xảy ra.

Tư duy này càng trở nên quan trọng hơn trong thời kỳ suy thoái. Khi công việc khó tìm hơn thì điều quan trọng là phải chi tiêu dè dặt với các khoản thu của mình. Việc này không có nghĩa là bạn cần phải cắt giảm tất cả các mục chi tiêu tùy ý, nhưng bạn có thể xem xét cắt giảm một số chi phí không cần thiết để có thể tiết kiệm nhiều tiền hơn cho quỹ “khẩn cấp” của mình.

Tiền tiết kiệm bây giờ sẽ có giá trị hơn cho việc chi tiêu sau này

Về vấn đề tiết kiệm so với chi tiêu: Rất nhiều nhà bán lẻ có thể bắt đầu chương trình bán hàng khuyến mãi hay giảm giá một số mặt hàng như chiến lược để lôi kéo người mua hàng chi tiêu lại. Nhưng mua một thứ gì đó với giá hời cũng không phải là động thái tài chính thông minh nhất.

Như trong cuốn sách “Tôi sẽ dạy bạn trở nên giàu có” (I Will Teach You To Be Rich) của Ramit Sethi giải thích trên tờ New York Times:

Khi chúng ta đưa ra các quyết định về tài chính mà ở đó chứa quá nhiều ẩn số, quan trọng là những sai lầm về tiền mặt. Ông Sethi khuyến nghị rằng nếu bạn có bất kỳ kế hoạch nào vào cuối năm nay như đám cưới hay chuyến du lịch lớn thì hãy cân nhắc huỷ bỏ chúng ngay cả khi có phát sinh chi phí cao hơn về sau này. “Trong khoảng thời gian như thế này, đặc biệt với tình trạng thất nghiệp gia tăng và sự không chắc chắn ngày càng nhiều, tiền trong túi của bạn bây giờ đáng giá hơn tiền trong túi của bạn sau này.”

 Lời khuyên này không chỉ áp dụng cho các khoản tiền chi ra để mua thứ gì đó trong tương lai mà còn áp dụng cho bất kỳ khoản mục ngân sách nào bạn có thể trả tiền ít hơn khi mua vào thời điểm hiện tại, như thỏa thuận mua xe mới có thể mắc hơn vào năm tới hay sử dụng phiếu giảm giá trước khi chúng hết hạn.

Nói cách khác: Nếu bạn phát hiện ra một thỏa thuận thực sự tuyệt vời, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng việc có sẵn tiền mặt trong tay thường có giá trị hơn so với việc có lợi khi mua những món hàng giảm giá không thực sự cần thiết. Tiết kiệm 20 đô la vẫn có nghĩa là phải bỏ ra 80 đô la, trong khi bạn có thể sử dụng 80 đô la đó vào các khoản chi hữu ích hơn.

Hãy thử lập ngân sách trong 30 ngày, sau đó đánh giá lại

Nếu bạn lo lắng về việc tiền của bạn có thể tồn tại bao lâu trong đại dịch hay trong thời kỳ suy thoái kinh tế, hoặc đơn giản rằng bạn không chắc nên làm gì với khoản tiền của mình vào thời điểm này thì bạn có thể thực hiện bài kiểm tra online từ dịch vụ tư vấn tài chính trực tuyến SmartPath.

Khi kết thúc bài kiểm tra trực tuyến thì hệ thống sẽ đánh giá về khả năng tài chính của bạn đang ở trong tình trạng nào, có an toàn hay không? Và đưa ra lời khuyên bạn nên thực hiện kế hoạch tiết kiệm của mình như thế nào sao cho hiệu quả nhất. Và sau 30 ngày, bạn có thể đánh giá lại tình hình tài chính của mình.

Tóm lại, bất kể điều kiện tài chính của bạn đang nằm trong vùng an toàn hay không. Bạn hãy lập cho mình một kế hoạch chi tiêu hợp lý, cắt giảm các khoản chi thừa thãi và tiết kiệm hết mức có thể và sau 30 ngày bạn hãy đánh giá lại một lần nữa, và tự đặt ra các câu hỏi như: Bạn có thực sự cắt giảm hết khả năng của mình chưa? Có bất kỳ khoản chi nào đã làm bạn hối hận? Liệu có những khoản mà đáng ra bạn phải chi nhưng bạn lại không làm thế? Và kế hoạch ngân sách này ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng cuộc sống của bạn?

Khi bạn biết câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn có thể xem xét lại và làm mới ngân sách của mình trong 30 ngày tiếp theo. Tiếp tục lập ngân sách, đánh giá và lặp lại quá trình này với mục tiêu tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt bởi vì dù bạn đang cảm thấy an toàn hay lo lắng về tình hình tài chính cá nhân thì bạn vẫn nên chuẩn bị cho một tương lai không chắc chắn.

Nicole Dieker/ theo Life hacker

Xem thêm:

Nicole Dieker

Published by
Nicole Dieker

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

4 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

5 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

6 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

7 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

8 giờ ago