Đời Sống

Hai bố con biến gỗ phế thải thành đồ gia dụng thủ công

Trong 10 năm qua, Doug McGregor và Rachel Hogan đã biến những tấm gỗ phế thải như gốc cây đổ hay băng ghế nhà thờ cũ thành những món đồ gia dụng thủ công đẹp đẽ.

Xưởng gỗ tái chế của Doug McGregor và Rachel Hogan không chỉ là nơi tạo ra những món đồ hữu ích mà còn là cái nôi nuôi dưỡng tình cảm gia đình của hai bố con.

Tuy rất bận rộn với với công việc giáo viên nhưng hai bố con luôn cố gắng dành thời gian để làm việc trong một nhà xưởng ở Warby Ranges, đông bắc Victoria. Kho gỗ của ông McGregor chỉ cách đó vài bước chân.

“Tôi đã thu thập gỗ trong nhiều thập kỷ để khi nào nghỉ hưu tôi sẽ sử dụng. Tôi nhặt gỗ ở ngoài đường hoặc ở sân sau nhà hàng xóm. Đồ nội thất cũng là một nguồn gỗ rất tốt. Chiếc ghế nhà thờ này cũ rồi nhưng nó là gỗ kauri của New Zealand đấy. Bạn không thể mua được nó đâu vì loại gỗ này đang có nguy cơ tuyệt chủng”, ông McGregor nói.

Đối với Hogan, gỗ cũ giống như một kho tàng quý giá thực sự. Bố con cô đã thu được rất nhiều loại gỗ không thể mua được trên thị trường, vì dự như mẫu cây du Trung Quốc, cây óc chó, cây dẻ…

Các mảnh gỗ cũ sẽ được hai bố con dán, cưa, chà, nhám để “hóa thân” thành những chiếc thớt mới tinh. Họ thường bày bán các tác phẩm của mình ở chợ nông sản.

Rachel Hogan cho biết khẩu hiệu hoạt động của hai bố con là “biến rác thành báu vật”. Họ không chặt cây mà chỉ sử dụng những mảnh gỗ vốn có. 

“Với những mảnh gỗ vụn, chúng tôi thường dán chúng lại để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, ví dụ như cho vào lò đốt củi hoặc rải trong sân vườn”.

Tuy nhiên, ông McGregor cũng thừa nhận rằng ông không phải là một nhà hoạt động hướng đến sứ mệnh tạo ra “cuộc sống bền vững”. 

“Ban đầu, tôi chỉ muốn tìm những loại gỗ rẻ. Tôi không thể mua gỗ thương mại có sẵn, biến chúng thành sản phẩm rồi bán với giá cao được. Khi Rachel và tôi quyết định cùng nhau kinh doanh, con bé đã gợi ý rằng chúng tôi nên xây dựng câu chuyện về một thương hiệu ‘sử dụng gỗ đã qua sử dụng”, ông McGregor nói.

Hogan đã nảy ra ý tưởng trên sau khi nhìn quanh phòng khách của mình. Cô muốn sắm sửa thêm đồ nội thất mới nhưng không muốn phải chi quá nhiều tiền. Đồng thời, cô cũng cảm thấy các sản phẩm gỗ đang hồi sinh mạnh mẽ. 

“Vậy là tôi đã thực hiện một bài thuyết trình nhỏ về kế hoạch tiếp thị, logo và ý tưởng sản phẩm cho bố nghe và chúng tôi bắt đầu từ đó”, cô nói.

Các mặt hàng thủ công, đặc biệt là những mặt hàng làm từ vật liệu tái chế, cần rất nhiều thời gian và tiền bạc để sản xuất. Nhưng ông Markowitz không ngại điều đó bởi ông muốn nhấn mạnh yếu tố “thủ công” với các khách hàng của mình. 

“Những người thợ mộc quan tâm đến việc tạo ra sản phẩm đúng cách hơn là việc kiếm được bao nhiêu tiền. Thật khó để khiến mọi người hiểu được giá trị công sức của những người thợ. Khi bạn đặt làm một món đồ nội thất ở chỗ người thợ địa phương, bạn sẽ có một sự kết nối với cả vật liệu và người làm ra nó. Có một giá trị vô hình ẩn chứa trong những món đồ thủ công. Nó khác hoàn toàn so với việc bạn đi mua sắm những món đồ có sẵn”, ông cho biết.

Tuy thỉnh thoảng có bất đồng quan điểm nhưng công việc kinh doanh của hai bố con vẫn đang tiến triển thuận lợi. 

“Bố và tôi đều khá bướng bỉnh và kiên định nên thỉnh thoảng cũng có xảy ra tranh cãi. Nhưng sau đó chúng tôi sẽ làm lành và trở lại mạnh mẽ hơn”, Rachel nói.

“Rachel biết thứ gì sẽ bán được và thứ gì đáng làm. Con bé luôn kịp thời ngăn cản tôi làm ra những thứ mà không ai muốn mua. Nếu chúng tôi chỉ là người lạ hoặc đối tác kinh doanh thì có lẽ chúng tôi đã xúc phạm nhau và mọi chuyện kết thúc luôn ở đó. Nhưng tôi là một người bố, tôi cảm thấy may mắn khi được làm việc cùng con gái mình. Có lẽ tất cả các ông bố đều có cảm nhận như vậy”, ông McGregor nói.

Theo phó chủ tịch Hiệp hội thợ mộc Victoria (VWA) Adam Markowitz, nghề mộc đang rất được ưa chuộng. Trước đây, các lớp học VWA thường rất vắng học viên nhưng bây giờ thì lúc nào cũng kín chỗ. Người học vì sở thích, người học vì muốn kinh doanh, dù là với mục đích nào đi chăng nữa thì các học viên cũng đang khiến nhà trường phải “toát mồ hôi” mở lớp liên tục.

Ông Markowitz cho rằng một trong những lý do khiến ngày càng có nhiều người tìm đến nghề mộc là vì họ không hài lòng với công việc bàn giấy.

“Khi bạn làm nghề mộc, thứ duy nhất kết nối giữa ý tưởng và sản phẩm hoàn thiện chính là đôi tay của bạn. Vì vậy, đối với nhiều người, công việc này bổ ích hơn nhiều so với việc đẩy giấy trong văn phòng”, ông nói.

Xã hội ngày nay rất coi trọng tính bền vững vậy nên việc mọi người muốn tìm hiểu các yếu tố tự nhiên như gỗ cũng là một điều dễ hiểu. 

“Cuộc sống của chúng ta đang bị nhấn chìm bởi những món đồ dùng một lần. Cả thời trang nhanh và đồ nội thất nhanh đều không được tạo ra với mục đích sử dụng lâu dài. Những người thợ thủ công thì có quan điểm ngược lại: nếu bạn làm mọi thứ đúng cách thì chúng sẽ tồn tại lâu hơn cả bạn”, ông nói.

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

5 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

13 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

15 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

22 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

41 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

59 phút ago