Tỷ lệ mắc các bệnh ‘3 cao’, bao gồm mỡ máu cao, huyết áp cao và đường huyết cao, đang gia tăng trong những năm gần đây. Trong số này, mỡ máu cao không chỉ phổ biến nhất mà còn là nguyên nhân gây ra rất nhiều ca tử vong. Vì vậy, việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh này nên được ưu tiên hàng đầu.
Mỡ máu (lipid máu) trong cơ thể chủ yếu bao gồm cholesterol toàn phần và triglyceride (chất béo trung tính). Đây là những hợp chất cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất, và chúng tồn tại ở trạng thái không tự do trong tuần hoàn máu. Khi hàm lượng lipid trong máu vượt quá tiêu chuẩn, độ nhớt của máu sẽ gia tăng, dẫn đến sự tích tụ lipid trong máu, từ đó thúc đẩy quá trình hình thành xơ vữa động mạch. Khi động mạch bị tắc nghẽn bởi các mảng xơ vữa, điều này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim và thậm chí tử vong.
1. Hấp thụ nhiều chất béo xấu
Chất béo xấu bao gồm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Chất béo bão hòa thường có nguồn gốc từ động vật và có mặt trong các thực phẩm như thịt đỏ, bơ, phô mai và sữa. Khi tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa, cơ thể có thể gia tăng mức cholesterol xấu (LDL), dẫn đến tình trạng mỡ máu cao. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch, từ đó có thể gây ra những bệnh tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Chất béo chuyển hóa được hình thành từ quá trình hydro hóa, thường có trong dầu công nghiệp và các sản phẩm chế biến sẵn như bánh quy, thực phẩm chiên và margarine. Khi tiêu thụ quá nhiều chất này, cơ thể không chỉ gia tăng cholesterol xấu (LDL) mà còn làm giảm cholesterol tốt (HDL). Sự mất cân bằng lipid này cũng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh liên quan đến mỡ máu cao. Do đó, việc kiểm soát lượng chất béo xấu trong chế độ ăn uống là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch cũng như ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mỡ máu cao.
2. Béo phì
Người béo phì dễ mắc bệnh mỡ máu hơn những người khác do hàm lượng cholesterol xấu trong máu luôn ở mức cao. Ngoài ra, mỡ thừa tích tụ chủ yếu ở vùng bụng và các cơ quan nội tạng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
3. Lười vận động
Việc lười tập thể dục thể thao, thường xuyên ngồi hoặc nằm một chỗ là nguyên nhân khiến bệnh máu nhiễm mỡ xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ. Lối sống ít vận động này không chỉ làm tăng lipoprotein xấu trong máu, mà còn làm giảm cholesterol tốt.
4. Căng thẳng và stress kéo dài
Trạng thái căng thẳng và áp lực thường xuyên cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm mỡ trong máu. Khi gặp phải tình trạng này, cơ thể có xu hướng ăn nhiều hơn, nhất là thực phẩm chứa đường công nghiệp hoặc đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
Những người thường xuyên ở trong trạng thái áp lực và mệt mỏi cũng có xu hướng lười vận động hơn. Hơn nữa, họ còn có thói quen uống rượu, bia và các chất kích thích, điều này khiến nồng độ cholesterol xấu trong máu ngày càng tăng cao.
5. Yếu tố di truyền
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những người trong gia đình có người thân bị nhiễm mỡ máu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
Dù mỡ nhiễm máu tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ sức khỏe, nhưng nếu không được chẩn đoán sau khi thăm khám, hầu hết bệnh nhân đều không phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bản thân. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số dấu hiệu cảnh báo. Đặc biệt, nếu bạn có những triệu chứng sau đây khi ngủ, đó có thể là dấu hiệu của lượng lipid trong máu tăng cao.
1. Luôn cảm thấy mình không thể tỉnh dậy được
Các tế bào hồng cầu trong máu người chủ yếu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đến các mô khác nhau của cơ thể. Khi tình trạng tăng lipid máu xảy ra, quá trình lưu thông máu sẽ chậm lại, từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, dẫn đến tình trạng thiếu oxy và thiếu máu. Khi cung cấp oxy cho não không đủ, sẽ xuất hiện các triệu chứng như li bì và mệt mỏi.
Ngoài ra, lipid máu cao còn có thể gây xơ vữa động mạch và hình thành mảng bám, dẫn đến hẹp lòng mạch máu. Nó cũng có thể gây thiếu máu não và thiếu oxy, do đó bệnh nhân có thể luôn cảm thấy không được ngủ đủ giấc.
2. Bị chuột rút ở chân khi ngủ
Nhiều người cho rằng chuột rút là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu canxi. Tuy nhiên, trên thực tế, mỡ máu cao cũng có thể gây ra tình trạng này.
Đặc biệt, khi ngủ vào ban đêm, rất dễ xuất hiện chuột rút ở chân, bàn chân và các ngón chân. Điều này xảy ra do quá trình chuyển hóa cholesterol trong cơ thể bất thường, dẫn đến sự tích tụ một lượng lớn lipid trong cơ bắp, từ đó cản trở quá trình lưu thông máu. Các mô thiếu oxy sẽ có triệu chứng chuột rút.
3. Ngủ ngáy như “sấm”
Nếu bạn chưa bao giờ ngáy trước đây nhưng mới bắt đầu ngáy gần đây, điều này có thể liên quan đến lượng lipid trong máu cao. Đặc biệt, nếu quá trình ngáy bao gồm việc thở bằng miệng và có nhịp điệu lên xuống giống như khó thở, điều này cho thấy hàm lượng lipid trong cơ thể bạn đã vượt quá tiêu chuẩn, từ đó gây ra chứng ngưng thở khi ngủ.
4. Lạnh chân và bàn chân
Ngay cả khi bạn đã giữ ấm cơ thể đầy đủ, nhưng nếu chân và bàn chân vẫn cảm thấy lạnh khi ngủ, thì đó có thể là do lượng lipid trong máu cao. Vì đôi chân nằm ở phần cuối của cơ thể, nên quá trình lưu thông máu ở đây sẽ chậm lại, dẫn đến tốc độ cung cấp oxy trong máu tại chân cũng giảm. Những đôi chân không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ hạ nhiệt, dẫn đến các vấn đề như lạnh chân, bàn chân, chuột rút, v.v.
Tăng lipid máu đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh tim mạch khác nhau. Khi được chẩn đoán mắc bệnh mỡ máu cao, bạn cần tích cực điều trị. Đồng thời, bạn cũng nên cải thiện thói quen ăn uống, duy trì lối sống lành mạnh và cố gắng kiểm soát lượng lipid trong máu ở mức hợp lý để giảm nguy cơ biến chứng của bệnh.
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…