Kỳ bí Đảo Socotra – vùng đất ngoài hành tinh

Đảo Socotra được mệnh danh là “vùng đất ngoài hành tinh” với hàng trăm loài sinh vật quý hiếm, trong số đó bí ẩn nhất chính là loài cây máu rồng Socotra. Truyền thuyết kể rằng loài cây này có thể chảy ra máu của “Rồng”. 

Trên đảo có hơn 700 loài động vật và thực vật quý hiếm cùng rất nhiều loài đặc hữu, trong đó có khoảng 1/3 là không thể nhìn thấy ở những nơi khác. (Ảnh: MartinRejzek/ Shutterstock)

Socotra là một quần đảo thuộc quốc gia Yemen, nằm ở Ấn Độ Dương. Với vẻ đẹp độc đáo đến kinh ngạc, tên của nó có nghĩa là “hòn đảo hạnh phúc” hay “hòn đảo may mắn”.

Người ta đã tìm thấy các di tích văn hóa bằng đá từ 4000 đến 3000 năm trước Công nguyên trên hòn đảo này, đây được coi là một nền lịch sử lâu đời. Do bị tách khỏi đất liền trong Thế Miocen nên trên đảo có tồn tại hơn 700 loài động vật và thực vật quý hiếm cùng rất nhiều loài đặc hữu khác, trong đó có khoảng 1/3 là không thể nhìn thấy ở những nơi khác, cho dù đó là loài bò sát, chim hay động vật chân bụng.

Một trong số loài cây đặc biệt nổi tiếng nhất trên đảo là “cây máu rồng Socotra”.

Theo truyền thuyết kể lại, cây máu rồng được tạo ra từ máu của một con rồng bị thương. Kể từ đó, nhựa của loài cây này có màu đỏ như máu và nó được đặt tên là “cây máu rồng”.

Vào năm 2008, quần đảo Socotra được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Hệ sinh thái tự nhiên đa dạng của nó có giá trị cực kỳ quan trọng, cho dù đó là từ góc độ bảo tồn hay khoa học. 

Cây máu rồng socotra

Cây máu rồng trên đảo Socotra. (Ảnh: Zaruba Ondrej/ Shutterstock)

Vào năm 1835 sau Công nguyên, Công ty Đông Ấn của Anh đã phát hiện ra loài cây này trên đảo Socotra. Nó thuộc 1 trong 6 loài duy nhất trong chi Dracaena có thể phát triển thành cây.

Cây máu rồng được coi là loài cây có hình dáng độc đáo và lạ mắt nhất hành tinh. Chúng trông giống như một chiếc ô lộn ngược, điều này giúp chúng có thể sống sót qua mùa khô khắc nghiệt. Cấu trúc tán có thể làm giảm sự bốc hơi nước và bảo vệ hạt dưới bóng râm. Nói chung, cây máu rồng socotra mọc rất rậm rạp, cứ 3 đến 4 năm lại thay lá hoàn toàn, đến tháng 2 chùm hoa sẽ mọc ở đầu cành, hoa của chúng có màu trắng hoặc xanh lục.

Cây máu rồng sẽ ra quả nhỏ nhiều thịt, khi chín sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đen, sau 5 tháng trưởng thành thì chuyển sang màu cam, quả sẽ chảy ra một chất lỏng màu đỏ sẫm, người ta gọi là “máu rồng” hay “huyết kiệt”.

Từ thời cổ đại, máu rồng này đã rất có giá trị. Người dân địa phương sẽ sử dụng nó để nhuộm sứ, nhuộm len, làm son môi, và các mặt hàng khác. Nó cũng sẽ được sử dụng để điều trị bệnh, bao gồm điều trị vết thương, đông máu, tiêu chảy, sốt, kiết lỵ, loét tá tràng, v.v.. Có thể nói nó là loại thuốc vạn năng của người dân nơi đây. Bên cạnh đó người dân ở lưu vực Địa Trung Hải cũng sẽ sử dụng nó như một loại thuốc hoặc thuốc nhuộm.

Vào thời cổ đại, người ta tin rằng nhựa của loài cây này là máu của rồng nên đã sử dụng nó trong “ma pháp”“luyện kim thuật”. Cho dù ở Châu Phi, Châu Mỹ hay New Orleans, các ma pháp dân gian hay tôn giáo Voodoo cũng đều sử dụng nhựa máu của loài cây này.

Tuy nhiên hiện tại cây máu rồng socotra đang phải đối mặt với áp lực của nhiều mối đe dọa bên ngoài và vấn đề sinh sản. Các nhà khoa học dự báo đến năm 2080, 45% số lượng cây máu rồng có thể mất đi. Hiện có nhiều chương trình bảo tồn đang được tiến hành, điều này cũng có tác động gián tiếp bảo vệ các loài khác trên đảo. Theo báo cáo, cây máu rồng socotra đang được bảo vệ theo Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.

Thủy Bình

Published by
Thủy Bình

Recent Posts

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

8 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

34 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

1 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago