Đời Sống

Kỷ Hiểu Lam dạy con: 8 quy tắc và bí quyết dưỡng sinh

Trong thời kỳ Càn Long nhà Thanh, Đại học sĩ Kỷ Hiểu Lam là một chính trị gia và nhà văn nổi tiếng. Ông vừa là một văn nhân, vừa là một quan viên, nổi bật với tài năng xuất chúng. Kỷ Hiểu Lam thường theo sát Càn Long, nhưng đến giai đoạn đại nạn ‘văn tự ngục’, ông bị đày đến Ô Lỗ Mộc Tề. Trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời chính trị đầy gian nan, khi về già, ông viết tác phẩm Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký, ghi chép về nhân quả báo ứng, khuyên thiện trừng ác, cùng những câu chuyện đàm luận và giai thoại lưu truyền.

(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Do thường xuyên làm quan xa nhà, Kỷ Hiểu Lam không thể trực tiếp gánh vác trách nhiệm giáo dục con cái. Ông cũng hiểu rằng phụ nữ vốn có thiên hướng nuông chiều con, nên từng viết thư cho phu nhân để hướng dẫn cách dạy dỗ con cái sao cho đúng đắn.

Trong Gia huấn, Kỷ Hiểu Lam đặt ra “4 giới” và “4 nghi” để răn dạy con cái:

4 giới:

  1. Giới dậy trễ.
  2. Giới lười biếng.
  3. Giới xa hoa.
  4. Giới kiêu ngạo.

4 nghi:

  1. Nghi chăm chỉ đọc sách.
  2. Nghi kính trọng thầy.
  3. Nghi yêu thương mọi người.
  4. Nghi cẩn trọng trong ăn uống.

8 điều trên chính là khuôn vàng thước ngọc trong việc giáo dục con cái. Dù xét theo thời đại ngày nay, những quy tắc này vẫn không hề lỗi thời.

Giới thứ nhất: Không được dậy trễ

Dậy trễ là một thói quen xấu. Theo Tăng Quốc Phiên, đây là hành vi gây hao tổn phúc đức. Gia tộc Tăng Quốc Phiên qua nhiều thế hệ vẫn có nhân tài xuất chúng, và điều này có mối quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc “Quản lý gia đình lấy việc không dậy trễ làm gốc” mà ông đề ra.

Dậy sớm là bí quyết dưỡng sinh hàng đầu. “Dậy sớm giúp tinh thần phấn chấn”. Tăng Quốc Phiên cũng từng nhắc nhở em trai trong thư gia huấn rằng: “Muốn loại bỏ chữ ‘lụn bại’ thì việc quan trọng nhất chính là bắt đầu từ thói quen dậy sớm”.

Chúng ta thường nói rằng muốn tu dưỡng bản thân trước tiên phải bắt đầu từ chữ “chuyên cần”. Lấy siêng năng để trị lười biếng, lấy siêng năng để khắc phục trì hoãn, một khi đã chăm chỉ, không có việc gì là không thể làm được.

Giới thứ hai: Không được lười biếng

“Từ xưa đến nay, những người tầm thường đều vì một chữ ‘lười’ mà thất bại; những người tài giỏi lại vì một chữ ‘kiêu’ mà bại vong”.

Phần lớn những người sống cả đời tầm thường, không đạt được thành tựu gì đều là do lười biếng.

Giới thứ ba: Không được xa hoa

“Các bậc hiền nhân xưa đã dạy: Thành công nhờ cần kiệm, suy vong vì xa hoa”.
Dòng chảy lịch sử đã chứng minh rằng những gia tộc giàu có đều khởi nguồn từ đức tính cần kiệm; ngược lại, sự sa sút của một gia đình phú quý đều bắt đầu từ chữ “xa”.

Lịch sử có vô số ví dụ về sự diệt vong do xa xỉ quá độ: Trụ Vương nhà Thương mê đắm rượu thịt xa hoa, nhà Tấn chìm đắm trong cuộc đua phô trương giàu có, Tùy Dương Đế xây dựng công trình đồ sộ vì tham vọng, triều Đường về cuối sa đọa trong lối sống hưởng lạc, tám kỳ binh của triều Thanh suy tàn vì thói xa xỉ… Tất cả đều là bài học nhãn tiền.

Kẻ thù của xa hoa chính là tiết kiệm. Gia Cát Lượng từng viết trong Giới Tử Thư: “Tĩnh để tu thân, kiệm để nuôi đức”—chỉ khi giữ được tâm thanh tịnh mới có thể tu dưỡng bản thân, chỉ khi sống giản dị tiết kiệm mới có thể bồi đắp phẩm hạnh.

Sách Gia Huấn của Chu Tử cũng dạy: “Một chén cháo, một hạt cơm, phải nhớ rằng không dễ có được; một tấc vải, một sợi tơ, luôn phải nghĩ đến công sức làm ra”. Lời này nhắc nhở con người phải biết quý trọng cuộc sống vật chất, không được phung phí.

Giới thứ tư: Không được kiêu ngạo

“Kẻ tự mãn sẽ chuốc lấy tổn hại, kẻ khiêm tốn sẽ nhận được lợi ích.”
Kiêu ngạo và tự mãn sẽ dẫn đến thất bại.

Khi một người trở nên kiêu ngạo, họ sẽ mất đi động lực vươn lên. Kiêu ngạo khiến con người tự đặt mình lên trên người khác, nhìn đời bằng ánh mắt khinh thường, ra lệnh với thái độ kẻ bề trên. Không ai thích hoặc muốn ở bên cạnh một kẻ tự cao tự đại, vì sự ngạo mạn không bao giờ nhận được sự tôn trọng thực sự.

Bậc thầy tư tưởng Vương Dương Minh từng dạy con mình rằng: “Bệnh lớn nhất của con người ngày nay suy cho cùng chính là kiêu ngạo. Mọi tội lỗi và sai lầm đều bắt nguồn từ đó.”

Khi một người nuôi dưỡng sự kiêu ngạo trong lòng họ sẽ lơ là cảnh giác ở mọi phương diện, từ đó tai họa và thất bại ập đến. Kiêu ngạo chính là con đường dẫn đến diệt vong, vì vậy cổ nhân luôn nhắc nhở: “Kẻ kiêu ngạo tất bại.”

Bốn điều nên làm

Thứ nhất: Chăm chỉ học tập

Tăng Quốc Phiên từng viết trong thư gửi con rằng: “Khí chất của con người do trời sinh, rất khó thay đổi, chỉ có học tập mới có thể cải biến nó. Các bậc hiền triết thời xưa cũng nói rằng, học vấn có thể thay đổi cốt cách con người.”

Chăm chỉ học tập không chỉ giúp ta hiểu biết hơn mà còn giúp ta có phương pháp để suy nghĩ và giải quyết mọi vấn đề. Nhờ học tập, con người thoát khỏi sự ngu muội tiến dần đến sự thông tuệ; từ chỗ lạc hậu có thể tiếp xúc với những tư tưởng sáng suốt.

Thứ hai: Kính trọng thầy cô

“Một ngày làm thầy, cả đời làm cha”. So với thời nay, quan hệ thầy trò trong thời xưa có phần trang trọng và thiêng liêng hơn.

Khi cha mẹ đưa con đến trường tư thục để học, không chỉ học sinh phải cúi lạy thầy mà còn phải hành lễ trước bài vị của Khổng Tử. Việc tôn sư trọng đạo được xem là điều vô cùng quan trọng.

Sách ‘Lữ Thị Xuân Thu – Tôn Sư’ có viết: “Khi thầy còn sống phải kính trọng và phụng dưỡng; khi thầy qua đời phải tế bái trang nghiêm. Đó chính là đạo lý tôn sư”.

Thứ ba: Yêu thương mọi người

Trong Luận Ngữ có câu: “Làm người phải yêu thương mọi người rồi mới bàn đến chuyện lập gia đình.”

Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, mỗi người cần nuôi dưỡng một tấm lòng bác ái. Trong giáo dục, trước tiên phải rèn luyện đạo đức, học cách làm người và bồi dưỡng nhân cách; sau đó mới học kiến thức và kỹ năng để phát triển năng lực.

Thứ tư: Cẩn trọng trong ăn uống

Sách Đệ Tử Quy dạy: “Đối với thức ăn không được kén chọn. Ăn vừa đủ, không ăn quá no”.

Chất lượng cuộc sống và sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt có điều độ hay không. Những thói quen như ăn uống vô độ, thức khuya, ngủ dậy muộn đều là dấu hiệu của lối sống thiếu quy củ.

Lão Tử từng nói: “Bậc thánh nhân ăn uống để sống, không phải để thỏa mãn vị giác”.

Ngày nay, nhiều căn bệnh hiện đại như ung thư, tiểu đường… phần lớn xuất phát từ chế độ dinh dưỡng dư thừa hoặc mất cân bằng. Vì thế, cha mẹ cần đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống của con cái.

Bốn giới và bốn nghi trên chính là nguyên tắc vàng trong việc giáo dục con cái. Đặc biệt, “dậy sớm” không chỉ giúp rèn luyện tính kỷ luật mà còn là chìa khóa để duy trì sức khỏe bền vững suốt đời.

Trúc Nhi biên dịch
Theo Secretchina

Thư Hòa

Published by
Thư Hòa

Recent Posts

6 người ngộ độc methanol sau uống rượu trái cây: Nam thanh niên 25 tuổi tử vong

Nhóm 6 người uống rượu trái cây nhãn hiệu K.T. sản xuất ở Tiền Giang…

7 giờ ago

USTR công bố báo cáo rào cản thương mại các nước, Việt Nam được đến đề cập trong 7 trang cuối

Báo cáo liệt kê các rào cản thương mại, phi thương mại đối với hàng…

9 giờ ago

Argentina giải mật các hồ sơ của Đức Quốc xã: Bí mật được tiết lộ

Tổng thống Argentina Javier Milei gần đây đã giải mật một loạt hồ sơ của…

11 giờ ago

Các con trai của Tổng thống Trump tham gia liên doanh tiền điện tử mới

Eric và Donald Trump Jr., hai người con trai lớn của Tổng thống Hoa Kỳ…

11 giờ ago

Mỹ hạn chế cấp thị thực cho các quan chức Trung Quốc ngăn cản tiếp cận Tây Tạng

Hoa Kỳ đã áp đặt thêm các hạn chế thị thực đối với các quan…

12 giờ ago

Nghiên cứu: Máy pha cà phê văn phòng gây ra rủi ro, đe dọa đến sức khỏe tim mạch

Một báo cáo nghiên cứu mới của Thụy Điển cho thấy cà phê ở văn…

12 giờ ago