Trong hành trình nuôi dạy con trẻ, đôi khi cha mẹ cần hiểu rằng “không can thiệp” là một phương pháp vô cùng tuyệt vời. Trẻ học hỏi nhanh nhất khi được quan sát, trải nghiệm và tự mình xử lý các vấn đề, đặc biệt trong giai đoạn vàng của 6 năm đầu đời. Việc can thiệp không cần thiết không chỉ làm mất đi cơ hội để trẻ phát triển độc lập mà còn gây khó khăn cho những người trực tiếp giáo dục trẻ.
Nuôi dạy con trẻ là một hành trình không hề dễ dàng, nó cần rất nhiều các yếu tố như sự hiểu biết nhất định về tâm lý cũng như cả khả năng nhẫn nại. Có thể thấy rằng nhiều ông bố hoặc bà mẹ bất lực nhất trong việc nuôi dạy chính là sự can thiệp của người thứ ba. Nó thật sự mang đến những ảnh hưởng vô cùng lớn, khiến cho việc nuôi dạy trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
Những người can thiệp thường cảm thấy hài lòng và cho rằng mình dạy giỏi nhưng thực tế họ không giỏi về việc đó và cuối cùng họ sẽ chỉ là chướng ngại vật.
Hơn nữa, khi can thiệp một cách tùy tiện thì người ấy chỉ có thể dùng cách nịnh nọt để đứa trẻ “nguôi giận”. Nhưng điều này thường sẽ khiến người mẹ mất hết “quyền lực” và khó dạy dỗ đứa trẻ hơn. Lần sau nếu người kia không nịnh trẻ, người mẹ sẽ càng khó dạy con hơn. Thật ra, muốn dỗ trẻ thì mẹ cũng có thể làm được, chứ không cần người khác phải can thiệp vào.
Ngoài ra, những người can thiệp thường không hiểu nguyên nhân đằng sau cảm xúc đó và đưa ra những nhận xét tùy tiện như: “Rõ ràng là đứa trẻ muốn ngủ nên mới khóc; nếu trẻ không muốn đến lớp thì đừng ép buộc; chắc là đứa trẻ tức giận vì không lấy được đồ chơi; nếu đứa trẻ không muốn ăn thì đừng ép v.v“ Hành động này được ví như “sự phá hoại”, nó hoàn toàn làm mất đi sự kỷ luật.
Ngoài ra, giáo dục không phải là dạy kèm, không có cách nào giúp hình thành hành vi tốt nhanh chóng cả. Thế cho nên hướng dẫn nhẹ nhàng là cách hiệu quả nhất. Đây không phải là điều gì đó cao siêu, nhưng chúng có phù hợp hay không là do người dạy dỗ đánh giá!
Đôi khi người ngoài cuộc sẽ nhìn thấy hoặc cảm thấy người mẹ đang mất kiểm soát, nhưng thật ra họ lại rất bất bình và nói rằng người can thiệp hoàn toàn không hiểu nguyên nhân – hậu quả. Từ đó làm cho tình huống trở nên khó kiểm soát. Do vậy khi thấy những tình huống này thì bạn đừng nên can thiệp, hãy để cho người mẹ dạy trẻ.
Tầm quan trọng của việc để mẹ giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục trẻ:
1. Thông thường, trẻ được mẹ chăm sóc, cho nên bạn không thể nắm bắt rõ các hoạt động hàng ngày của trẻ, trẻ có thể có những cảm xúc và hành vi khác nhau vào những thời điểm khác nhau mà chỉ người mẹ mới có thể hiểu.
2. Khi trẻ phạm lỗi, người khác ngăn cản mẹ phạt con trẻ mà không hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả.
3. Con cố tình không chịu nghe lời và vi phạm giới hạn của mẹ vì biết mình có người ủng hộ.
4. Khi người bênh vực xuất hiện, đứa trẻ sẽ ngày càng khó dạy dỗ hơn, có những điều đáng ra có thể dạy dỗ được nhưng cuối cùng lại thất bại. Rõ ràng là hành vi của trẻ ngày càng nghiêm trọng.
Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau cần được chăm sóc khác nhau. Và cách dạy khác nhau sẽ đưa ra những kết quả khác nhau.
Khi một người cha bình thường đối mặt với tiếng nhạc chói tai phát ra từ phòng của đứa con trai đang tuổi vị thành niên, ông sẽ muốn mắng con. Tuy nhiên một người cha thông thái thì sẽ nói: “Cha chưa bao giờ nghe thể loại nhạc này, con có thể giới thiệu cho cha nghe được không?” La mắng con sẽ khiến trẻ càng rời xa bạn hơn, đồng thời cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu và từ đó không còn sẵn sàng nói chuyện với bạn nhiều nữa.
Khi đứa trẻ không chịu dọn dẹp đồ chơi, thì cách nuôi dạy con đúng đắn chính là: “Nếu con không thu gom đồ sau khi chơi có nghĩa là con không trân trọng chúng, cho nên mẹ sẽ tặng chúng cho những bạn không có đồ chơi.” Điều này không chỉ giúp trẻ học cách tôn trọng đồ vật mà còn khiến trẻ hiểu một quy tắc rằng: ‘mẹ đã nói là có thể làm, mẹ không hề hù dọa co
Còn nếu bạn nói: “Con luôn không chịu dọn dẹp đồ chơi, con quả thật là một đứa trẻ hư, mẹ sẽ không bao giờ mua cho con nữa.” Đây là cách nuôi dạy sai lầm, bởi vì kiểu phê bình như vậy khiến cho trẻ hiểu rằng mọi cố gắng nỗ lực trở thành một em bé ngoan trước giờ là vô nghĩa, từ đó trẻ sẽ cảm thấy tuyệt vọng và không muốn cố gắng nữa. Hơn nữa lần sau bạn vẫn sẽ mua đồ chơi cho con, bởi vì đây là lời nói giận dữ được xuất phát ra khi bạn mất kiểm soát.
Một nghiên cứu dài hạn được thực hiện vào những năm 1950 cho thấy những đứa trẻ có cha ở bên và chăm sóc chúng lúc 5 tuổi khi lớn lên sẽ trở nên đồng cảm và nhân ái hơn những đứa trẻ thiếu tình yêu thương của người cha.
Khi những đối tượng nghiên cứu này bước sang tuổi 41, những người có nhiều tình cha hơn cũng có những mối quan hệ xã hội lý tưởng hơn, hôn nhân cũng lâu dài và hạnh phúc hơn. Khi họ có con thì các thành viên trong gia đình cũng vô cùng hòa thuận.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng những cậu bé thiếu tình yêu thương của cha khó có thể cân bằng giữa tự tin và tự chủ. Điều này cũng khiến trẻ khó học được kỹ năng tự chủ và trì hoãn sự hài lòng. Nó là nhân tố cản trở rất lớn khi đứa trẻ theo đuổi tình bạn, thành công trong học tập và mục tiêu nghề nghiệp.
Nếu có cha ở bên thì sau này khi lớn lên trẻ sẽ không có những mối quan hệ nam nữ phức tạp mà sẽ dần phát triển những mối quan hệ lành mạnh với nam giới sau khi trưởng thành. Ngoài ra, các khía cạnh khác, chẳng hạn như mối quan hệ của trẻ với bạn bè và kết quả học tập ở trường, cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi người cha.
Cách người cha hòa hợp với trẻ sơ sinh là nói ít nhưng chạm vào trẻ nhiều hơn. Đồng thời sử dụng một số âm thanh gõ nhịp nhàng để thu hút sự chú ý của trẻ.
Các ông bố sẽ chơi các trò chơi đánh nhau và rượt đuổi với con cái của họ và thường sẽ phát minh ra một số trò chơi độc đáo của riêng họ. Các trò chơi khá đặc biệt này sẽ khiến cảm xúc của trẻ dao động thường xuyên hơn. Từ những hoạt động mà trẻ không hứng thú đến những hoạt động vui nhộn khiến trẻ hứng thú.
Ngược lại, các bà mẹ thì sẽ thường chơi các trò chơi an toàn hơn với con mình, chẳng hạn như ú òa, đọc sách, kể chuyện, chơi đồ chơi hoặc trò chơi đoán mò. Cách mà các bà mẹ chơi với con thường làm cho cảm xúc của con tương đối ổn định.
Tuy nhiên trên thực tế, các trò đùa “cảm giác mạnh” của người cha là phương pháp quan trọng để trẻ học hỏi về cảm xúc. Chẳng hạn như nâng trẻ lên trên đầu và quay tròn, hay cho trẻ “bay như máy bay”, loại trò chơi này sẽ khiến trẻ có cảm giác sợ hãi một chút nhưng đồng thời cũng sẽ cảm thấy rất thích thú. Đứa trẻ sẽ học cách chú ý đến các tín hiệu của cha và đáp lại lời cha. Học cách bình tĩnh trước sự phấn khích và học cách tự chủ để giữ cảm xúc của mình ở trạng thái tối ưu.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho thấy rằng khi người cha tham gia chăm sóc bạn đời trong thời kỳ mang thai, điều đó sẽ giúp tạo ra một chuỗi tương tác tích cực trong gia đình, có thể mang lại lợi ích cho hôn nhân, con cái và củng cố mối quan hệ cha con. Trên thực tế, cách tốt nhất để một người cha tham gia vào cuộc sống của con cái mình là tham gia vào gia đình.
Khi người cha làm những hoạt động hàng ngày như cho ăn, tắm rửa, mặc quần áo và nuôi dưỡng trẻ sẽ khiến cho cảm xúc tinh thần của trẻ trở nên mạnh mẽ và phong phú hơn. Trở thành một người cha thành công không chỉ là làm việc chăm chỉ để kiếm tiền nuôi con; mà còn là vai trò rất lớn trong việc giúp con trưởng thành trong mười tám năm đầu đời.
Trúc Nhi biên dịch
Theo The Epoch Times
Trong số 17 bị cáo hầu tòa đại án Chuyến bay giải cứu giai đoạn…
Những cuộc đối thoại trong đời sống và công việc, những câu chuyện xung quanh…
Bà Nguyễn Thị L. (quê Tuyên Quang) bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo…
Để tránh bị phát hiện, nghi phạm đã đặt tên gọi của các hóa chất…
Cựu Tổng thống Poroshenko cho rằng Ukraine cần cải tổ quốc hội, kiến tạo một…
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại…