Ngày 10 tháng 5 năm 2025 – Ngày 13 tháng 5 là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Năm nay đánh dấu 33 năm Pháp Luân Đại Pháp được truyền ra thế giới. Một số học viên Pháp Luân Công tại khu vực Đại Bắc đã tổ chức kỷ niệm sớm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới ” vào buổi chiều tại Đài Bắc. (Ảnh: Tống Bích Long / Epoch Times)
Ngày 13 tháng 5 là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới , năm nay là năm thứ 33 Pháp Luân Đại Pháp được truyền ra thế giới. Nhân dịp gửi lời chúc mừng, các chính giới Đài Loan cũng bày tỏ rằng các học viên Pháp Luân Công kiên trì giảng chân tướng, giúp nhiều người hơn nữa thức tỉnh.
Ngày 10 tháng 5, gần 600 học viên Pháp Luân Công tại khu vực Đại Bắc đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại Đài Bắc. Họ chắp tay trang nghiêm đồng thanh nói: “Cung chúc Sư tôn sinh nhật vui vẻ!”
Nghị viên Hội đồng thành phố Đài Bắc – ông Hồng Kiến Ích cho biết, Pháp Luân Đại Pháp được truyền ra rộng rãi đến nay đã bước sang năm thứ 33. Trong suốt thời gian dài như vậy, Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến rất nhiều năng lượng tích cực cho xã hội, truyền tải nhiều thông điệp tích cực. Ông nói rằng, các học viên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đều rất chính trực, hy vọng Pháp Luân Đại Pháp có thể tiếp tục được truyền rộng trên toàn thế giới.
Ông Hồng Kiến Ích nói rằng, vào ngày đặc biệt “13-5” này, ông xin chúc mừng sinh nhật người sáng lập Pháp Luân Công – ông Lý Hồng Chí, hy vọng Ông có thể tiếp tục truyền tải lý niệm, thân thể khỏe mạnh, để nhiều người hơn nữa có thể tiếp bước Ông, hồng dương Pháp Luân Đại Pháp. Ông cũng nói, Pháp Luân Đại Pháp đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại suốt 26 năm, đồng thời cũng vạch trần nhiều khía cạnh tàn bạo và ít người biết đến của ĐCSTQ, điều đó cần được nhiều người hơn biết đến sự thật và cùng nhau ngăn chặn cuộc bức hại của ĐCSTQ.
Nghị viên thành phố Đài Bắc Trương Văn Kiệt cho biết, bà rất khâm phục tất cả các học viên Pháp Luân Công vì đã bỏ ra rất nhiều công sức trên con đường hòa bình, đồng thời cũng cảm ơn người sáng lập Pháp Luân Công đã dẫn dắt các học viên cùng tiến bước trên con đường phản đối bức hại và giữ gìn chính nghĩa. Bà chúc người sáng lập Pháp Luân Công sinh nhật vui vẻ.
Nghị sĩ Lâm Khiết Kỳ – Đài Loan phát biểu rằng: “Tôn giáo là nơi gửi gắm tâm linh con người.” Bà cho rằng, chỉ cần là điều tốt cho xã hội thì người dân nhất định sẽ tiếp nhận, “đối với niềm tin của bản thân, chúng ta nhất định phải kiên trì đến cùng, chỉ cần bạn tin tưởng, thì nhất định sẽ thực hiện được trong thế giới tự do này”.
Nghị sĩ Lâm Tuấn Hiến – Đài Loan cho biết, các học viên Pháp Luân Công tu luyện theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, đây là những giá trị có thể thúc đẩy hòa bình xã hội và thanh tịnh lòng người. Ông cũng cho biết, các học viên Pháp Luân Công luôn kiên trì lên tiếng bằng phương thức lý tính và hòa bình, đó cũng là giá trị được thể hiện trong xã hội, ông vô cùng cảm ơn sự có mặt và cống hiến của Pháp Luân Công.
Lâm Tuấn Hiến nói, ông rất khâm phục sự kiên trì vượt qua gian khổ của các học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm qua, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã phải chịu đựng sự đàn áp khủng khiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc: tra tấn, giết hại, mổ cướp nội tạng. Sự hy sinh của họ đã giúp nhiều người chứng kiến được sự tàn ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cũng nhờ vào sự kiên trì giảng chân tướng của các học viên Pháp Luân Công, mà ngày càng có nhiều người thức tỉnh. Ông nói, cục diện thế giới hiện nay rất rõ ràng: những ai kiên trì bảo vệ giá trị nhân quyền đều nên phản đối Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tại Đài Loan, cũng ngày càng có nhiều người đứng lên gia nhập hàng ngũ phản đối Trung Cộng.
Đại diện Văn phòng của Nghị sĩ Lưu Kiến Quốc (Đài Loan) nói: “Tà ác cuối cùng cũng không thể thắng chính nghĩa, hãy kiên trì đến cùng, nhất định sẽ có kết quả mà các bạn mong đợi. Sự nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công từ trước đến nay đều đã được nhìn thấy, và trong tương lai, cần phải tiếp tục cố gắng hơn nữa”.
Trợ lý giáo sư Hứa Khải Hùng tại Đại học Quốc lập Nghi Lan (Đài Loan) chia sẻ với phóng viên Epoch Times rằng, ông đắc Pháp vào năm 1998. Trong quá trình tu luyện, ông đã trải qua sự thanh lọc cả thân thể lẫn tinh thần – đây là một quá trình thanh lọc từ trong ra ngoài mà không một phương pháp y học nào có thể đạt được. Ông còn cảm nhận được sự tiêu trừ “nghiệp lực” trong bản thân như Phật gia giảng.
Ông Hứa Khải Hùng nói rằng, các pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp có tác dụng chỉ đạo vượt trội đối với sức khỏe thân tâm, đồng thời giúp ông khai mở trí huệ. Trong quá trình nghiên cứu khoa học, pháp lý đã mang lại cho ông rất nhiều cảm hứng và soi sáng lớn lao.
Ngày 13 tháng 5 là ngày sinh của Sư phụ Lý Hồng Chí – người sáng lập Pháp Luân Công. Ông Hứa Khải Hùng bày tỏ rằng, sinh ra trong thời loạn thế, hay như Phật gia gọi là “thập ác trược thế” (thế giới ô uế chứa đầy những điều ác), trong một thế giới phức tạp như hiện nay, sự ô nhiễm đối với con người là vô cùng nghiêm trọng, gần như không ai có thể thoát khỏi bị dòng đời cuốn trôi. Ông nói, Pháp Luân Đại Pháp là Cao Đức Đại Pháp, may mắn gặp được Sư phụ truyền Đại Pháp phổ độ thế nhân, khiến ông có thể từng bước đề cao trong tu luyện. “Đại Pháp trong xã hội hiện nay vô cùng trân quý, hy vọng những người có duyên đừng bỏ lỡ cơ hội đắc Pháp”.
Ban tổ chức ngày hôm nay đã sắp xếp các tiết mục biểu diễn của Đoàn nhạc Thiên Quốc, Đội cờ trống, múa cổ điển Trung Hoa, đội trống lưng, cùng màn trình diễn tập thể năm bài công pháp của các học viên Pháp Luân Công trong không khí hòa ái trang nghiêm. Các tiết mục đã thu hút du khách trong và ngoài nước dừng chân xem và chụp ảnh lưu niệm bằng điện thoại.
Ông Lưu Bỉnh Hoa, người phụ trách ban tổ chức, cho biết rằng vào mỗi dịp Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới hằng năm, họ đều bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Sư phụ, đồng thời tổ chức lễ kỷ niệm việc Đại Pháp được truyền rộng khắp, để giới thiệu vẻ đẹp của Đại Pháp đến với thế nhân. Đặc biệt là năm nay, chính quyền Trung Cộng đã thao túng tờ New York Times để đăng nhiều bài viết công kích Đoàn Nghệ thuật Thần Vận, phỉ báng Pháp Luân Công và bôi nhọ Sư phụ. Tuy nhiên, bất kể hoàn cảnh bên ngoài thay đổi thế nào, niềm tin kiên định của mọi người vào việc tu luyện vẫn vô cùng vững vàng.
Ông Lưu Bỉnh Hoa nói rằng, hôm nay tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, tuy buổi sáng có mưa to, nhưng bởi vì đây là dịp lễ vui mừng trên toàn thế giới, “thật ra chúng tôi cảm thấy buổi chiều chắc chắn thời tiết sẽ đẹp”. Quả nhiên, 10 phút trước khi sự kiện bắt đầu, mưa đã ngừng, trong lúc hoạt động diễn ra, mặt trời đã ló ra khỏi mây, và khi mọi người chụp ảnh tập thể để chúc mừng sinh nhật Sư phụ vào cuối chương trình, thì mặt trời hoàn toàn xuất hiện – thật sự rất kỳ diệu.
Anh Trần Quân Phụ, thành viên Đoàn Nhạc Thiên Quốc, đắc Pháp vào năm 2002. Vì từng học đàn piano từ nhỏ, anh nảy sinh ý định tham gia Đoàn Nhạc Thiên Quốc để dùng âm nhạc chứng thực vẻ đẹp của Đại Pháp, giúp mọi người có cơ hội tìm hiểu Pháp Luân Đại Pháp. Anh chia sẻ: “Thông qua quá trình luyện tập cùng đoàn, tôi cảm nhận được sự phối hợp nhịp nhàng trong âm nhạc của Đoàn Nhạc Thiên Quốc. Phải chú ý làm tốt sự cân bằng, có nhiều điểm cần điều chỉnh và phối hợp, điều này rất hữu ích cho việc đề cao tâm tính. Thật ra trong tu luyện cũng cần có sự cân bằng tốt ở mọi phương diện”.
Anh Trần cho biết, ngoài việc tham gia các buổi diễu hành của Đoàn Nhạc Thiên Quốc tại Đài Loan, anh còn từng theo đoàn sang Mỹ, Hồng Kông, Nhật Bản, Ấn Độ để diễu hành quảng bá Pháp Luân Đại Pháp. Anh nhớ lại cuộc diễu hành lớn tại Hồng Kông: “Vì số lượng người tham gia rất đông, đội ngũ kéo dài, mà trong quá trình diễu hành, nhạc cụ bộ gõ không được phép ngừng lại, nên chúng tôi phải duy trì suốt hai đến ba tiếng đồng hồ vừa đi vừa biểu diễn. Điều này đòi hỏi tinh thần và thể lực, cũng có chỗ cần nhẫn chịu, thực sự là thử thách tâm tính”.
Đoàn Nhạc Thiên Quốc gồm 15 loại nhạc cụ: trống đại, xèng, trống con, sáo piccolo, sáo dài, kèn clarinet, saxophone alto, saxophone tenor, kèn Pháp, trumpet, trombone, baritone, euphonium, sousaphone, và tuba. Anh Trần nói anh thích nhất khi biểu diễn các bản như “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Khải hoàn” – đều là những bản nhạc đầy khí thế và phấn chấn lòng người. Anh cảm tạ sự từ bi khổ độ của Sư phụ và kính chúc Sư tôn sinh nhật vui vẻ.
Anh Trần Tiến Cát, thành viên Đội Cờ Trống Tân Đường Nhân, cũng đắc Pháp vào năm 2002. Anh đảm nhận vai trò người đánh trống. Lúc mới tham gia đội cờ trống, anh đặc biệt chú ý trau dồi nghệ thuật đánh trống, từ đó nâng cao kỹ năng trống và hiểu biết về văn hóa truyền thống. Anh chia sẻ, trong khi luyện tập cùng đội, phải phối hợp với tiết tấu và động tác chung của cả nhóm hoặc theo yêu cầu của bài biểu diễn, điều này giúp anh hòa mình vào tổng thể, dần buông bỏ tâm chấp trước về việc biểu hiện của bản thân hay ánh mắt khán giả, đồng thời vượt qua được nỗi sợ khi biểu diễn nơi công cộng.
Anh nói rằng khi kỹ năng đánh trống ngày càng tiến bộ, cộng thêm việc xem các tiết mục của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun (Thần Vận) đến Đài Loan biểu diễn – trong đó đôi khi có tiết mục đánh trống – cùng với âm nhạc và động tác của các nghệ sĩ múa điêu luyện, khiến anh lĩnh hội sâu sắc hơn, ngày càng chú trọng và nắm bắt các chi tiết khi đánh trống. Điều đó giúp ích lớn cho việc nâng cao và đột phá kỹ năng của anh.
Anh Trần Tiến Cát từng cùng đội cờ trống đi diễu hành tại Pháp, Hồng Kông và nhiều nơi khác ở Đài Loan để giới thiệu vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp đến công chúng. Anh nói: “Ngày 13 tháng 5 – Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới sắp đến – xin kính chúc Sư phụ sinh nhật vui vẻ”.
Cô Lâm Diệu Nghi, thành viên đội trống lưng, đã đắc Pháp hơn hai mươi năm. Cô chia sẻ: “Đánh trống lưng mang lại cảm giác rất vui, đặc biệt là khi mình đánh đúng nhịp và hòa quyện cùng mọi người thành một thể thống nhất, năng lượng tỏa ra rất mạnh mẽ. Đó là niềm vui phát ra từ nội tâm, thật sự khó diễn tả bằng lời”.
Cô Lâm kể rằng năm ngoái, đội trống lưng đã tham gia diễu hành mừng Quốc khánh Hoa Kỳ tại đảo Saipan: “Có rất nhiều du khách và người Mỹ xem diễu hành, họ rất nhiệt tình… khoảng hai, ba chục học viên đến từ Đài Loan đã phối hợp cùng các học viên trong đội trống lưng tại Mỹ để quảng bá vẻ đẹp của Đại Pháp đến nước Mỹ, tôi cảm thấy vô cùng vui vẻ. Thật ra, trong quá trình đến Mỹ, đã vượt qua rất nhiều trở ngại, đây là một trải nghiệm khiến tôi khó quên.”
Đội trống lưng của Pháp Luân Công với tiếng trống vang dội như sóng, mang sắc màu văn hóa truyền thống Trung Hoa, đã mang lại bầu không khí vui tươi cho đoàn diễu hành và thu hút ánh nhìn của người dân. Đội trống lưng thường xuyên tham gia các hoạt động hồng Pháp tại khắp nơi ở Đài Loan. Cô Lâm cho biết đội vẫn thường xuyên luyện tập cùng nhau, và cô cũng đã nhiều lần sang Hồng Kông diễu hành, giảng chân tướng cho người dân Hồng Kông và Trung Quốc.
Cô nói: “Cảm ơn Sư phụ, kính chúc Sư phụ sinh nhật vui vẻ!”
Lâm Mộc theo Epoch Times
Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc xanh với 502 mã tăng, 31 mã…
Bỏ bằng tốt nghiệp THCS, xây dựng hệ thống văn bằng số, hỗ trợ trường…
Sau hai ngày đàm phán, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tạm thời hạ thuế…
Các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine cần xem xét cả thực tế hiện…
Tổng thống Ukraine Zelensky hôm Chủ Nhật (11/5) cho biết ông đã sẵn sàng gặp…
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa phát đi cảnh…