Lối sống tích cực đã giúp cho cụ Maria Branyas Morerat có một cuộc sống trường thọ và viên mãn. Vào ngày nhắm mắt xuôi tay, cụ vẫn nở nụ cười.
Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới – Maria Branyas Morerat – đã chính thức qua đời vào ngày 19/8 tại viện dưỡng lão ở Catalonia, Tây Ban Nha. Trước lúc lâm chung, cụ đã kịp gặp 11 người cháu và 13 người chắt của mình.
Trong suốt cuộc đời dài 117 năm, cụ đã đưa ra rất nhiều lời khuyên hữu ích cho con cái và cả những người xung quanh. Trật tự, sự yên tĩnh, sự giao hòa với thiên nhiên, sự ổn định về mặt cảm xúc, không lo lắng, không hối tiếc, giữ mối quan hệ tốt với gia đình và bạn bè, nhìn nhận mọi thứ một cách tích cực, tránh xa những người độc hại…tất cả những điều này đã tạo nên một cuộc sống trường thọ và hạnh phúc cho cụ Maria Branyas Morerat.
Những người lớn tuổi thường không cảm thấy thoải mái khi sử dụng công nghệ và mạng xã hội nhưng cụ Morerat thì khác. Cụ coi mạng xã hội là một phát kiến tuyệt vời. Nhờ có chúng mà cụ có thể liên lạc với mọi người và chia sẻ kiến thức với thế giới mà không cần di chuyển (trên thực tế, cụ cũng đã mất khả năng đi lại từ lâu).
Với sự giúp đỡ của con gái, cụ đã chia sẻ với những cư dân trên Twitter (hiện là X) về cuộc đời và những quan điểm sống hữu ích của mình.
Gia đình của cụ là người nhập cư từ Catalonia. Cụ Morerat sinh ra tại San Francisco, Hoa Kỳ nhưng đến năm 8 tuổi thì cụ và mẹ đã lên đường trở về quê hương. Cha của cụ qua đời vì mắc phải bệnh lao trong chuyến đi đến Mỹ. Còn cụ thì đã vững vàng sống sót qua Nội chiến Tây Ban Nha, Cúm Tây Ban Nha, cả hai cuộc Thế chiến và đại dịch COVID-19.
Vào ngày đầu tiên của năm 2023, cụ đã tweet: “Trên đời không tồn tại cuộc sống vĩnh cửu. Ở tuổi của tôi, mỗi năm mới đều là một món quà, một lễ kỷ niệm khiêm tốn, một cuộc phiêu lưu mới, một hành trình tuyệt đẹp, một khoảnh khắc hạnh phúc. Hãy cùng nhau tận hưởng cuộc sống”.
Ngoài các thông điệp tích cực, cụ còn đăng cả các tin tức quan trọng để nhắc nhở mọi người. Ví dụ, vào ngày 9 tháng 7 năm 2023, cụ đã đưa ra lời cảnh báo rằng tỷ lệ mắc chứng mất trí nhớ gia tăng ở xã hội phương Tây không chỉ là thách thức đối với sức khỏe cộng đồng mà còn đối với chính cấu trúc của xã hội.
“Ký ức là di sản vĩ đại của những người lớn tuổi. Chúng ta là ký ức của chính mình”, cụ tweet.
Trong thời gian xảy ra đại dịch, cụ đã nhận ra rằng người già chính là tập người đang dần bị xã hội ruồng bỏ và lãng quên. Cụ cảm thấy cuộc sống ngày nay quá coi trọng vào vật chất nên tình cảm thường bị xem nhẹ.
Vào ngày 20/8 vừa qua, gia đình đã thông báo về sự ra đi của cụ trên X. Trước khi qua đời trong giấc ngủ, cụ đã kịp nhắn nhủ với họ rằng: “Ta không biết khi nào, nhưng sớm thôi, hành trình dài này sẽ kết thúc. Cái chết hẳn sẽ tìm thấy ta trong hình hài của một con người mệt mỏi vì đã sống quá nhiều. Không đâu. Ta sẽ đến với cái chết khi môi vẫn nở nụ cười, khi tâm hồn ta vẫn tràn ngập sự tự do và hạnh phúc”.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…