Nền giáo dục gia đình “khuyết tật” đang hủy hoại Trung Quốc

Mọi người thường nói giáo dục gia đình quyết định tính cách, tương lai của trẻ. Dòng máu đang chảy trong người trẻ mang theo sự ảnh hưởng của nền tảng trưởng thành, hơn nữa rất khó để thay đổi.

Trong xã hội Trung Quốc ngày nay, rất nhiều ông bố bà mẹ chỉ chạy theo việc kiếm tiền với mong muốn mang đến cho con cái sự đầy đủ tiện nghi vật chất nhất, để con “bằng bạn bằng bè”, mà quên đi mất việc quan tâm, dạy dỗ con nên người, giáo dục nhân cách cho con mới là điều quan trọng nhất. Họ đo lường tình yêu thương con cái bằng số của cải vật chất mà họ cung cấp cho con. Đặc biệt là bối cảnh “chính sách một con” khiến cho nhiều đứa trẻ nghiễm nhiên trở thành “ông vua” trong nhà, bố mẹ đều phải phục tùng mọi yêu cầu của trẻ. 

Người giàu nuông chiều con cái, người nghèo cũng không ngoại lệ, tạo nên một xã hội với nền giáo dục gia đình “khuyết tật”, khiến nhiều đứa trẻ trở nên hư hỏng và thiếu nhân tính.

Bài viết này không đề cập đến những gia đình giàu có nuông chiều con, mà là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ở Trung Quốc, nhiều bậc phụ huynh càng gặp khó khăn về kinh tế sẽ càng lo lắng các con của mình bị thua thiệt, bị coi thường, luôn mang trong người cái cảm giác “mình nợ các con”. Vì vậy, họ ngày càng nuông chiều, dung túng con. Họ sợ con có tâm lý tự ti, nên dù có vất vả mệt mỏi đến đâu chăng nữa cũng phải thỏa mãn mọi yêu cầu của con.

Vài năm trước ở đại lục có một đoạn clip được chia sẻ rộng rãi trên mạng gây nên một làn sóng bất bình trong cộng đồng. Một cậu con trai 16 tuổi bắt người bố làm nhân viên giao hàng phải đứng ngoài cửa chịu phạt, thậm chí còn lớn tiếng mắng chửi, bắt bố quỳ trước mặt mình nhận lỗi chỉ vì bố không mua cho iPhone 7.

“Ông thử nhìn ông đi, vô dụng đến mức nào.”

“Không mua giày Nike thì thôi, mua cho tôi một đôi Li-Ning cũng được, vậy mà lại đi mua ở chợ, ông còn mặt mũi hỏi tôi tại sao không đeo à?”

“Ông nhớ kỹ cho tôi, năm nay mà tôi không có iPhone 7 thì tôi không có người bố như ông!”

Chỉ vì bố không mua hàng hiệu cho mình mà cậu con trai đã đánh mắng, thậm chí bắt bố phải quỳ xuống nhận lỗi.

Đối với hành vi bất hiếu vô pháp vô thiên như thế này, ngoài phẫn nộ ra, càng có nhiều người cảm thán câu nói của người xưa: “Dưỡng nhi bất giáo, nãi phụ chi quá” (Nuôi con mà không dạy, là lỗi của người bố). 

Trong đoạn clip còn có một chi tiết, người con trai hung dữ chửi mắng bố: “Ông đã biết sai chưa?” Không ngờ ông bố lại đáp: “Con trai, bố sai rồi”. Thật khiến người khác không biết nói sao, một người cha không biết cách giáo dục con như vậy, đứa con có thể không hư hỏng sao?

Thế nhưng những trường hợp con nhà nghèo ép bố mẹ phải mua hàng hiệu xa xỉ cho mình ở Trung Quốc lại không hề hiếm.

Trong mắt những đứa trẻ ngỗ ngược này, sự hy sinh của bố mẹ là do bố mẹ nợ chúng, vì vậy dù bản thân chúng có yêu cầu quá đáng đến mức nào, bố mẹ cũng đều phải chấp nhận.

(Ảnh minh họa/Shutterstock)

***

Một cậu con trai là sinh viên đại học 20 tuổi được bố mẹ rất yêu thương cưng chiều, vì không biết làm cách nào để kiếm được nhiều tiền, anh ta bộc phát suy nghĩ hạ độc bố mẹ để nhận được số tiền bồi thường bảo hiểm lớn. Anh ta mua chất độc nitrit và chuẩn bị một bữa ăn cho bố mẹ, sau đó anh ta đích thân bỏ thịt bò chứa chất độc vào trong chén của họ, nhưng vì bố mẹ quá thương con nên không nỡ ăn miếng nào.

Nếu là một người còn chút lương tâm, anh ta sẽ từ bỏ ý định hại bố mẹ mình, nhưng anh ta lại điên cuồng nghĩ ra một cách khác là bỏ nitrit vào ly nước của bố mẹ. Khi nhìn thấy bố mẹ giãy giụa trong đau đớn, anh ta không những thức tỉnh để cứu họ mà còn bật khí ga để tạo hiện trường giả chết do ngộ độc khí.

Có nhiều bậc phụ huynh yêu chiều, dung túng các con để rồi tạo ra những đứa trẻ thiếu đạo đức, thiếu nhân tính – không những hại con, mà thậm chí còn hại mình, gây họa cho xã hội.

Ở đại lục từng có một cậu con trai 23 tuổi, vì bố mẹ đều đã qua đời nên không có ai chăm sóc, thế rồi cậu này chết đói trong nhà, gây chấn động xã hội. Bởi vì cậu con trai này từ nhỏ đã được bố mẹ cưng chiều, cơm bưng nước rót tới tận miệng, nên khi bố mẹ qua đời, cậu này không biết làm gì nên đành chết đói trong nhà.

Mọi người trong làng cho biết: “Cậu ta không phải chết vì đói, mà là chết vì lười biếng”.

Rốt cuộc thì cậu con trai này lười đến mức nào? Ăn một bữa no thì có thể nằm suốt hai ngày không chịu làm gì, đi vệ sinh ngay xuống đất rồi lấp lại cho nhanh, quần áo dù đã bốc mùi mà mặc đến lúc bẩn nhất mới thay bộ khác. Cậu này còn đốt hết mọi thứ trong nhà, kể cả cái giường để giữ ấm, thà chết đói chết rét chứ cũng không chịu động tay làm gì cả…

Những sự việc trên chính là hậu quả của nền giáo dục gia đình “khuyết tật” mà xã hội Trung Quốc ngày nay đang phải gánh chịu, cũng là điều khiến tất cả chúng ta phải suy ngẫm.

Theo SecretChina
Thanh Vân

Xem thêm:

Thanh Vân

Published by
Thanh Vân

Recent Posts

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

13 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

39 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

1 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago