Đời Sống

Nghiên cứu: Hóa chất gia dụng trong nhà có thể tấn công các tế bào não

Trong nghiên cứu gần đây, ông Paul Tesar, giáo sư tại Đại học Case Western Reserve, một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học tế bào gốc và y học tái tạo cùng các nhà khoa học khác đã thử nghiệm hàng nghìn loại hóa chất có khả năng gây hại và phát hiện ra rằng các hóa chất gia dụng thông thường như chất chống cháy và chất khử trùng là ‘thủ phạm’ gây ra các vấn đề về não bộ.

Chất chống cháy và chất khử trùng có thể làm hỏng tế bào não và trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hóa chất phổ biến này. (Ảnh: Avocado_studio/ Shutterstock)

Hàng triệu người mắc các bệnh thần kinh không rõ nguyên nhân

Trong khi các bệnh về thần kinh ảnh hưởng đến hàng triệu người và con số đang ngày càng tăng, thì chỉ một tỷ lệ nhỏ các trường hợp là do nguyên nhân di truyền. Điều này cho thấy các yếu tố môi trường đang góp phần làm gia tăng các bệnh về thần kinh.

Để xác định những yếu tố nguy cơ này, nhóm của giáo sư Tesar đã tập trung vào các hóa chất có ảnh hưởng xấu đến tế bào ít nhánh. Đây là những tế bào thần kinh quan trọng bao quanh các dây thần kinh não và tủy sống. Từ đó tạo thành lớp vỏ bọc myelin cách điện, cho phép truyền tín hiệu thích hợp.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích tác động của hơn 1.800 loại hóa chất lên sự phát triển của tế bào ít nhánh của chuột trong nuôi cấy tế bào và phát hiện ra rằng 292 loại đã giết chết các tế bào này và 49 loại thì ức chế sự phát triển của chúng.

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Nature Neuroscience, đã xác định được hai loại hóa chất độc hại bao gồm: Một là chất chống cháy phốt pho hữu cơ (Organophosphate flame retardants: OPFRs) được sử dụng trong thuốc nhuộm, đồ nhựa. Hai là hợp chất amoni bậc bốn (QAC) trong chất khử trùng.

Chất chống cháy này được tìm thấy trong đồ điện tử, đồ nội thất, sản phẩm xốp, vật liệu xây dựng và thiết bị điện tử. Còn QAC được tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân, chất khử trùng, chất tẩy rửa bề mặt như nước rửa tay, xà phòng, dầu gội, dầu xả và nước làm mềm vải. Cả hai đều gây ra rủi ro tiềm ẩn rất cao.

(Ảnh minh họa: Pixel-Shot/ Shutterstock)

Sản phẩm hàng ngày khiến trẻ tiếp xúc với hóa chất gây hại não

Giáo sư Tesar cho biết: “Những hóa chất này có thể được tìm thấy trong các sản phẩm chúng ta sử dụng trong nhà và chúng đóng một vai trò quan trọng trong đó, nhưng chúng ta cần xem xét mức độ phơi nhiễm nào là an toàn và mức độ phơi nhiễm nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ.”

Oligodendrocytes là tế bào thần kinh đệm ít gai tạo bao myelin cho các tế bào thần kinh trung ương trong não và tủy sống. Chúng phát triển từ giai đoạn bào thai đến tuổi trưởng thành, do đó chúng rất dễ bị tổn thương bởi các hóa chất độc hại. Các nhà nghiên cứu đã liên kết việc tiếp xúc với chất chuyển hóa chậm cháy bis(1,3-dichloro-2-propyl) phosphate (BDCIPP) và tìm thấy các kết quả bất lợi đối với thần kinh ở trẻ em trên toàn quốc.

Oligodendrocytes phát triển từ giai đoạn bào thai đến tuổi trưởng thành và do đó dễ bị tổn thương do các hóa chất độc hại. (Ảnh: Designua/ Shutterstock)

Bằng cách phân tích dữ liệu từ năm 2013 đến 2018, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy BDCIPP với 1.753 trong số 1.763 mẫu nước tiểu của trẻ em từ 3 đến 11 tuổi. Trẻ em có mức BDCIPP trong nước tiểu cao nhất có khả năng được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn chức năng vận động thô cao gấp sáu lần so với mức thấp nhất là 25%.

Bằng chứng liên kết hóa chất với bệnh đa xơ cứng

Nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy các trường hợp mắc bệnh đa xơ cứng đã gia tăng trên toàn cầu kể từ năm 2013. Căn bệnh mãn tính, gây suy nhược này làm tổn thương myelin, và có thể dẫn đến yếu cơ, các vấn đề về thị lực, tê và các vấn đề về trí nhớ.

Ông Tesar cho biết: “Mất tế bào ít nhánh là nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh đa xơ cứng và các bệnh thần kinh khác”.

Cũng có nhiều bằng chứng cho thấy các chất độc trong môi trường như chì và nhôm có liên quan đến bệnh đa xơ cứng. Vào năm 2023, các nhà khoa học đã xuất bản một bài xã luận trên tạp chí Frontiers in Molecular Neuroscience cho rằng việc tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm không khí và thuốc trừ sâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe não bộ, làm tăng sự suy giảm nhận thức và nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa.

Những phát hiện từ nhóm của ông Tesar cho thấy các hóa chất cụ thể trong các sản phẩm tiêu dùng có thể gây tổn hại trực tiếp đến các tế bào sản xuất myelin, một yếu tố nguy cơ trước đây chưa được công nhận đối với bệnh thần kinh.

Ông nói: “Tuy nhiên, cần phải làm nhiều việc hơn để đánh giá mức độ và thời gian phơi nhiễm trước khi có mối liên hệ rõ ràng giữa phơi nhiễm và bệnh tật ở người”.

Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định mức độ an toàn của các hóa chất cần thiết

Ông Tesar cho biết nghiên cứu của ông nhằm mục đích hiểu rõ hơn về tác động tiềm tàng của các hóa chất trong môi trường đối với sức khỏe não bộ.

Ông nói: “Chúng tôi đã kiểm tra nghiêm ngặt các hóa chất này trong phòng thí nghiệm và thấy rằng, ở một mức độ nhất định, chúng gây hại cho các tế bào trong não. Tuy nhiên, thật thú vị khi chúng tôi phát hiện ra rằng các hóa chất này không nhắm vào các tế bào thần kinh mà là các tế bào khác trong não”.

Ông Tesar cho biết nghiên cứu của ông nhấn mạnh rằng một số hóa chất trong các sản phẩm gia dụng hàng ngày có thể gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, ông cho rằng những phát hiện này không phải để nói loại bỏ những hóa chất này khỏi môi trường hoặc nhà cửa. Mà nó được đặt nền tảng cho công việc trong tương lai để xác định mức độ phơi nhiễm có hại nhằm cung cấp thông tin chính sách và thực tiễn tốt hơn. Đây là sự khởi đầu chứ không phải lời kêu gọi loại bỏ hóa chất ngay lập tức.

Theo Hàn Ngọc, epochtimes
Trúc Nhi biên dịch

Hàn Ngọc

Published by
Hàn Ngọc

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

1 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

2 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

3 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

4 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

5 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

5 giờ ago