Thầy giáo 70 tuổi cho rằng điện thoại thông minh đang biến người lao động thành nô lệ, khiến trẻ em bị ảnh hưởng xấu và làm thanh thiếu niên trở nên ngốc nghếch.
Giáo viên dạy ngôn ngữ Yves Lombardot (70 tuổi, đến từ Anh) cho rằng điện thoại thông minh là một “bệnh dịch” và “sự suy thoái khủng khiếp của cuộc sống” nhưng đôi khi ông vẫn phải khuất phục trước nó.
Trong suốt những năm công nghệ bùng nổ vừa qua, ông Yves Lombardo chưa bao giờ để mắt đến điện thoại thông minh. Ông không muốn để lại thông tin cá nhân trên mạng và cũng không muốn thực hiện liên lạc miễn phí (qua các ứng dụng). Ông thích sử dụng các phương thức truyền thống như điện thoại cố định và email để giữ liên lạc với người thân hơn.
Ông Yves Lombardo đặc biệt quan ngại về tác động của điện thoại đối với trẻ em. Ông cho rằng chúng đang bị công nghệ “xâm nhập quá mức” và “cướp đi” cuộc sống.
“Điện thoại thông minh biến nhân viên thành nô lệ, biến trẻ em thành con mồi và biến thanh thiếu niên thành kẻ ngốc. Tôi coi đây là một bệnh dịch và sự suy thoái khủng khiếp của cuộc sống”, ông nhận xét.
Tuy Lombardot không dùng điện thoại thông minh nhưng người nhà vẫn có thể dễ dàng kết nối với ông. Ông cũng không cảm thấy mình “bỏ lỡ” những dịp giao lưu xã hội.
“Thế hệ của tôi mơ về sự sống trên Trái đất ở quy mô con người. Chúng tôi đã chiến đấu vì nó và chúng tôi thất bại. Nhưng ít nhất sự cố gắng đó cũng đã mang đến rất nhiều niềm vui”, ông nói.
Mặc dù không chạy theo xu hướng sử dụng điện thoại thông minh, ông Lombardot vẫn cảm thấy cuộc sống thật đủ đầy. Ông có “tác phẩm văn học hay nhất từng được viết ra, bản nhạc hay nhất từng được sáng tác, một khu vườn tuyệt vời và một con mèo tuyệt vời” ngay tại nhà.
Ngoài ra, ông còn nói được 4 thứ tiếng và đọc tin tức trực tuyến bằng những ngôn ngữ đó mỗi ngày.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng không có điện thoại thông minh khiến ông gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hiện tại.
“Khi ra ngoài mà không có điện thoại thông minh thì sẽ rất bất tiện, ví dụ như khi tôi phải thanh toán bằng mã QR. Việc đi du lịch, xem biểu diễn hoặc đến các địa điểm thể thao còn phức tạp hơn nhiều”, ông cho biết.
Gần đây, khi ra sân bay Gatwick đón người thân, ông Lombardot thực sự đã rơi vào cảnh hoang mang không biết phải làm thế nào. Họ không bố trí bàn thông tin nên ông buộc phải nhờ một người trẻ tuổi gần đó để tra cứu bằng điện thoại.
“Tôi chọn lọc những phần công nghệ hữu ích đối với bản thân và sử dụng chúng. Tôi xem khá nhiều phim tài liệu trên YouTube. Tôi không chống lại sự tiến bộ mà tôi không đồng tình với việc công nghệ xóa sạch mọi thứ khác”, ông nói.
Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…