Trong triều đại nhà Thanh (1636-1912), gia tộc họ Đinh tại Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông được coi là một trong những gia đình giàu có nhất. Để gây dựng cơ ngơi đồ sộ, họ Đinh đã mở hệ thống kinh doanh trải khắp đất nước.
Năm 1947, cách mạng ở Trung Quốc trở nên căng thẳng, quân đội đánh lên vùng Sơn Đông khiến nhiều địa chủ và quý tộc lo lắng. Để bảo vệ bản thân, họ Đinh gói ghém hết số tài sản có thể mang được để bỏ trốn, số còn lại thì đành vứt tại tư dinh. Những người làm công trong nhà không đòi được tiền công nên đã chia nhau số tài sản mà gia chủ bỏ lại.
Ông lão họ Lâm tính tình trung thực nên không lấy gì cả. Tuy nhiên vợ ông cho rằng công sức lao động chân chính cần được trả công xứng đáng, vậy là ông Lâm quay lại nhà họ Đinh để nhặt một món tài sản. Rất tiếc, ông chỉ tìm thấy 2 bó giấy rách trong sân, vì đồ đạc giá trị đã bị gia nhân khác lấy hết.
Sau khi mang về nhà, ông bà Lâm thấy món đồ không có giá trị nên mang ra nhóm bếp. Lúc này ông bà nhận thấy chất liệu bọc bên ngoài của “bó củi” quá chắc chắn không thể bắt lửa, không còn cách nào khác, họ cho 2 “bó củi” vào kho rồi quên bẵng đi.
Vào những năm 1960, ban lãnh đạo thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông muốn mở rộng quy mô bảo tàng nên đã yêu cầu Sở văn hóa địa phương thu thập các di vật văn hóa do người dân lưu giữ. Khi gặp gỡ, ông Lâm thấy chuyên gia cầm trên tay một thứ rất giống “bó củi” khi xưa ông nhặt về nên đã thành thật nói với họ nhà mình cũng có 2 bó.
Nhóm khảo cổ không tin một ông lão nông dân có thể sở hữu món đồ giá trị như thế nhưng hóa ra 2 “bó củi” của ông là tuyệt tác độc nhất vô nhị, định giá tới 100 triệu NDT. Thì ra 2 cuộn giấy đốt không cháy chính là một bộ sưu tập gồm thư pháp cổ và hội họa của gia tộc họ Đinh, bao gồm 70 bức tranh, trong đó có 53 bức là báu vật, đặc biệt nhất là bức “Cổ Phật” – bức tranh được các nhà sưu tầm thư pháp hội họa đánh giá là tranh cổ số 1 thời nhà Thanh. Theo nghiên cứu, bức “Cổ Phật” này được vẽ bởi Kim Nông (1687-1763), người đứng đầu “Bát quái Dương Châu” thời nhà Thanh.
Sau khi biết giá trị của báu vật, ông Lâm vẫn sẵn sàng giao nộp cho chính quyền địa phương bởi để ở nhà thì nó cũng chỉ là bó củi không đốt được. Dù ông tình nguyện giao nộp 2 “bó củi” mà không yêu cầu gì, tuy nhiên ban quản lý bảo tàng vẫn gửi tặng ông Lâm 1800 NDT vì sự nhiệt tình, trung thực. Mặc dù giá trị của “Cổ Phật” có thể vượt qua mức 100 triệu NDT, nhưng số tiền thưởng 1.800 NDT với một người nông dân vào năm 1960 vẫn là một số tiền lớn.
Hiện nay bức “Cổ Phật” đã được Ủy ban Di tích Văn hóa Quốc gia xác định là di tích văn hóa cấp quốc gia, là một trong 10 bảo vật hàng đầu của Bảo tàng Yên Đài và bị cấm xuất nhập cảnh và trưng bày ở nước ngoài.
Cho tới nay, thư pháp và tranh vẽ của họa sĩ Kim Nông ngày càng có giá trị. Năm 2009, tác phẩm “Sách Hoa Quả” của ông lập kỷ lục đấu giá với mức giá 39,76 triệu NDT.
Minh Minh
Xem thêm:
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…