Người phỏng vấn: Có thể làm thêm giờ không lương không? Cô chỉ trả lời 2 câu và được nhận ngay

Phỏng vấn là cửa ải khó khăn nhất trong quá trình tìm việc, để thử phản ứng ngay lập tức của ứng viên, người phỏng vấn thường đặt những câu hỏi khó. 

Người phỏng vấn hỏi: Bạn có thể làm thêm giờ không lương không?  (Ảnh: fizkes/ Shutterstock)

Một nữ sinh viên mới tốt nghiệp được người phỏng vấn hỏi “Bạn có chấp nhận làm thêm giờ không lương cho công ty không?” Sau câu trả lời, cô gái đã lập tức trúng tuyển.

Thế nào là làm thêm giờ không lương?

Làm thêm giờ không lương có nghĩa là công ty có thể có rất nhiều công việc “không chính đáng” và mệt mỏi. Dựa trên tiến độ công việc hàng ngày và trình tự công việc bình thường của chúng ta để đánh giá thì khó có thể hoàn thành hoặc không cách nào thể hoàn thành công việc. Vậy thì việc làm thêm giờ là điều không thể tránh khỏi, và cái gọi là “làm thêm giờ” này cũng có thể xảy ra vấn đề nợ lương một phần hoặc không trả lương. 

Phản ứng của các ứng viên trước câu hỏi của người phỏng vấn

Người phỏng vấn đã trực tiếp đưa ra chủ đề này và hỏi thẳng các ứng viên rằng: “Nếu công ty cần nhân viên ở lại làm thêm, nhưng không được trả tiền làm thêm giờ, thì bạn có chấp nhận không?” 

Những ứng viên có mặt đều ngạc nhiên, không ngờ người phỏng vấn lại hỏi thẳng vấn đề này như vậy. Công ty này dù sao cũng có chút danh tiếng, sao lại phải tính toán với nhân viên thế này?

Nhất thời, tất cả các ứng viên đều im lặng không biết nên trả lời như thế nào. Nhưng dù sao thì họ vẫn cần phải trả lời.

Ứng viên đầu tiên

Anh ấy là một người có năng lực và có lòng tự trọng, câu hỏi này đối với anh thì thật khó mà chấp nhận được. 

Vì vậy anh ấy đã đứng dậy và nói với người phỏng vấn: “Quý công ty làm như vậy là không đúng. Nếu đúng như vậy thì tôi chắc chắn không thể làm việc trong công ty này. Làm như vậy không bằng các bạn trực tiếp sa thải tôi còn hơn!”

Người phỏng vấn rất nhanh chóng đáp lại: “Chúng tôi không cần phải sa thải bạn, vì bạn vẫn còn chưa trúng tuyển. Bây giờ tôi nói với bạn, công ty chúng tôi không thể tiếp nhận bạn.”

Cứ như vậy, người được phỏng vấn đầu tiên đã giận dữ rời công ty. 

Ứng viên thứ hai

Ứng viên thứ 2 vốn mong muốn có một công việc với lương cao, yêu cầu này của người phỏng vấn quả là nằm ngoài dự liệu của anh. 

Vì vậy, anh ấy lập tức đứng lên và nói với người phỏng vấn: “Tôi không thể chấp nhận làm việc mà không được trả lương. Tôi đến công ty này để kiếm tiền. Nếu công ty không cho tôi kiếm tiền vào lúc này, lại còn yêu cầu tôi cần phải quên mình và cống hiến. Điều đó là không thực tế!”

Sau khi nghe xong, người phỏng vấn có chút cảm giác không thể nói lý lẽ với anh ta, sau đó nói với tất cả những ứng viên còn lại rằng: “Các bạn hãy nhìn đi, thế hệ nhân viên hiện tại chính là như thế này sao? Hoàn toàn không nghĩ đến việc đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, mà chỉ một mực suy tính là rốt cuộc ở doanh nghiệp này mình thu được điều gì!”

Cứ như thế, ứng viên thứ hai cũng bất mãn rời đi.

Ứng viên thứ ba

Với lợi thế về ngoại hình và ngoại ngữ, yêu cầu của người phỏng vấn thật không phù hợp với người “tài sắc vẹn toàn” như cô. 

Thế là cô nói với người phỏng vấn rằng: “Tôi không chỉ không muốn tiền làm thêm giờ mà ngay cả tiền lương cũng không cần nữa.”

Người phỏng vấn nghe xong, kinh ngạc đến mức bị ho vì sặc nước, sau đó nói: “Có lẽ bạn đang đùa?”

Cô trả lời: “Tôi đến đây để tìm việc chứ không phải đến để đùa giỡn,” cô ấy liền đứng dậy và rời đi một cách “duyên dáng”

Ứng viên thứ tư trả lời 2 câu và được nhận ngay lập tức

Cô ấy chỉ trả lời 2 câu và được nhận ngay. (Ảnh: TZIDO SUN/ Shutterstock)

Ứng viên thứ tư tên Thúy Lệ, là sinh viên mới ra trường, với kinh nghiệm làm việc cũng chỉ mấy gạch đầu dòng. Nhưng nhờ vậy, cô ấy giữ được sự khiêm tốn và ham học hỏi. 

Thúy Lệ vốn đã nghĩ đến câu hỏi này rồi, cô ấy nói: “Nếu tôi không đủ khả năng mà làm trì hoãn tiến độ công việc thì tôi sẽ tự mình làm thêm giờ, bất kể tiền làm thêm giờ có được trả hay không.” 

Cô tiếp tục: “Nhưng nếu là công ty có thói quen yêu cầu nhân viên làm thêm giờ, thậm chí không có tiền làm thêm giờ thì e rằng tôi sẽ không đồng ý.”

Người phỏng vấn hỏi: “Vậy cô xem như đã chấp nhận (yêu cầu làm thêm giờ không lương) rồi đúng không?” 

Lúc này, Thúy Lệ cũng không thể trả lời một cách khái quát được nữa, liền nói: “Tôi làm thêm giờ để hoàn thành công việc và giúp công ty tạo ra giá trị lớn hơn chứ không phải để tạo ấn tượng hoặc để được trả tiền làm thêm giờ.” 

Cô nhấn mạnh nếu công ty yêu cầu nhân viên làm thêm giờ thì nên trả lương làm thêm giờ một cách trung thực, đó là sự tôn trọng và ghi nhận cơ bản nhất của công ty đối với người lao động. 

Câu trả lời thẳng thắn và tư duy logic của Thúy Lệ khiến những người phỏng vấn vô cùng hài lòng. Họ tin rằng Thúy Lệ có suy nghĩ rất chín chắn và lựa chọn thành công câu trả lời để “đôi bên cùng có lợi”, mà không làm bản thân chịu uỷ khuất, cũng không khiến công ty phải khó xử. Vì vậy họ đã quyết định nhận Thúy Lệ ngay lập tức. 

Vision Times

Ngữ Yên biên tập

Ngữ Yên

Published by
Ngữ Yên

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

4 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

4 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

7 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

8 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

8 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

11 giờ ago