Tấm lòng của các bậc cha mẹ đều thông qua những gì họ làm cho con cái, mong con có một tương lai tươi sáng hơn, nhưng phương pháp mà họ vận dụng thì lại có những sự khác biệt lớn. Người Trung Quốc luôn có quan niệm “Không được thất bại ngay từ vạch xuất phát”, còn người Mỹ thì lại xem trọng cái gọi là “điểm kết thúc”.
Về vấn đề này, trên Wechat có một bài viết nhận được rất nhiều sự quan tâm của độc giả. Tác giả bài viết là Tẩm Tâm, cô đã từng sống ở Trung Quốc 23 năm, sau đó sang Mỹ định cư và làm việc được 16 năm. Là một người nhận được sự giáo dục của 2 trường đại học ở cả 2 quốc gia là Trung Quốc và Mỹ, giờ đây cô ấy đang làm quản lý cấp cao tại một doanh nghiệp nước ngoài, thường xuyên đi đi về về giữa 2 nước. Cô có 2 người con gái được sinh ra ở Mỹ, hiện tại đang theo học đại học ở đây.
Cô viết:
Tại Trung Quốc, đi đâu ta cũng dễ dàng nghe thấy câu này, rất nhiều doanh nghiệp ra đời cũng chính do câu nói đó, ví dụ như: giáo dục trẻ em sớm, các sản phẩm dinh dưỡng đẳng cấp,…
1. Cậu bé Ngưu Ngưu ở nhà hàng xóm chỉ còn thiếu 4 điểm nữa là có thể vào được trường trung học tốt nhất thành phố này, nhằm giúp cậu có thể nằm trong danh sách học sinh của trường, cha cậu bé đã dùng tất cả mọi mối quan hệ mới có thể giúp cậu vào học tại ngôi trường danh tiếng này.
2. Ở một đoạn đường khác, có một cô bé tên Điềm Điềm, cô bé này đã thay đổi 4 loại thuốc canxi khác nhau. Mẹ cô bé vì muốn cho con đi học nhảy, với quan niệm “Không được thất bại ngay khi mới bắt đầu”, nên khi con mình vừa tròn 1 tuổi đã phải uống các loại thuốc bổ xương, làm như thế mới có thể giúp con bắt đầu học nhảy sớm hơn so với các bạn đồng trang lứa.
3. Cách đó không xa có cậu bé tên Mao Mao, cha mẹ cậu bé dốc hết sức nghĩ cách làm sao để cho cậu đi học sớm 1 năm, ai bảo sinh nhật cậu chỉ cách 3 hôm so với độ tuổi bắt đầu nhập học chứ. Chẳng lẽ đành lòng để con trai thua ở vạch xuất phát?
4. Vào độ cuối tuần, ở trung tâm mua sắm này rất náo nhiệt, không phải là vì thiết kế độc đáo của nó mà là trong đó có rất nhiều lớp học thêm với đủ mọi thể loại. Vì để cho con không thua thiệt bạn bè mà sáng sớm các bậc phụ huynh đã phải chuẩn bị hồ sơ rồi đến xếp hàng đăng ký học cho con, còn con của họ cũng sẽ phải vào học những lớp học thêm khác nhau.
Sau khi đến Mỹ, tôi vẫn mang nặng quan điểm ấy, vẫn chú trọng đến cái gọi là “điểm xuất phát”. Đáng tiếc thay, những quan điểm đó không hề tồn tại ở Mỹ, thay vào đó, tôi lại phát hiện ra nhiều cái gọi là “điểm kết thúc”. Quan điểm tăng trưởng cơ bản nhất của người Mỹ chính là “Take your time” (tức là: đừng nóng vội, cứ từ từ), họ còn thích “Pull back” (tức là: để sau).
Tôi đã từng trò chuyện với những người dân địa phương cũng như là giáo viên tại các trường học ở Mỹ, tại sao Mỹ lại không chú trọng đến cái gọi là điểm bắt đầu? Đáp án mà tôi nhận được là: Mỹ chú trọng nhiều đến điểm kết thúc. Bởi vì quốc gia này tuân theo các nguyên tắc sau:
Johny sinh ra trong một gia đình làm nghề kỹ sư gồm có 5 anh chị em, cậu bé là con thứ 4. Từ nhỏ, sự phát triển của cậu bé về mọi mặt đều chậm hơn anh chị em của mình, em gái cậu cũng đã biết nói, còn cậu đã hơn 2 tuổi rồi mà chữ được chữ mất, thế nên cậu không thích nói chuyện với ai. Cha mẹ thấy cậu nhóc như thế rất lo lắng, quyết định đưa con đến gặp bác sĩ, bác sĩ nói: “Thượng đế dành thời gian cho mỗi con người không hề giống nhau”.
Cha mẹ Johny nghe lời bác sĩ, đưa con trai về và không đi khám ở đâu nữa, để mọi thứ diễn ra theo tự nhiên. Do là cậu bé biết nói muộn, nên đi học cũng muộn hơn 1 năm so với những đứa trẻ khác, cha mẹ cậu tưởng rằng trong lớp con mình là đứa bé lớn tuổi nhất, thì ra vẫn còn có đứa trẻ khác lớn tuổi hơn.
Johny đi học muộn hơn so với các bạn bằng tuổi, nhưng sự chín chắn của cậu lại nhỉnh hơn các bạn, vì thế cậu bé rất thoải mái, từ đó cảm thấy rất tự tin, sau này còn thi đỗ vào trường luật, trở thành một vị luật sư xuất sắc.
Susan là hậu duệ của một gia đình di dân, cha mẹ cô ấy vượt biên qua Mỹ, nhờ hưởng đặc xá mới được sinh sống tại đây. Do cha mẹ cô không có trình độ văn hóa, chỉ có thể làm công việc nặng nhọc mà thôi. Cha làm công nhân vệ sinh ca đêm tại một công ty; mẹ làm tạp vụ tại một nhà hàng ở Chinatown, tiền lương mỗi tháng chỉ đủ ăn nếu sinh sống tại thành phố lớn như New York, cả nhà nương tựa tại khu ổ chuột vừa nhỏ vừa ẩm thấp lại không có ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Susan thất bại hoàn toàn tại điểm xuất phát, nhưng ở cô ấy có sự độc lập, chịu khó, không chỉ lọt vào top 5 của trường, mà còn là một cô gái đa tài, biết đàn violin, nhảy và cả viết lách (các trường ở Mỹ đều có câu lạc bộ), đạt được nhiều thành tích nổi bật trên toàn nước Mỹ.
Cô ấy còn tổ chức cho riêng mình một buổi biểu diễn, xuất bản tiểu thuyết, sau đó được Ivy League nhận vào học. Điểm bắt đầu của cô ấy không hề lý tưởng, nhưng kết quả sau cùng của cô tuyệt vời hơn người khác gấp nhiều lần.
Emma là vợ của một người giàu có tại bang Alabama của Mỹ, vì thế bà ấy sống một cuộc sống ‘ăn sung mặc sướng’. Khi bà 48 tuổi, chồng bà qua đời. Trước đây khi chồng còn sống, ông ấy tiêu xài phung phí, đến lúc chết thì tiền bạc đã tiêu hết sạch, còn nợ rất nhiều tiền, cái mà ông để lại chỉ còn duy nhất một ngôi biệt thự.
Emma không còn sự trợ giúp nào về mặt kinh tế, thế là bà ấy bán nốt biệt thự, giúp chồng trả hết nợ, dùng số tiền còn dư đóng học phí, bắt đầu cuộc sống sinh viên. Ở tuổi bà ấy mà còn đi học quả thật hơi cực một chút, bà ấy thường xuyên cùng 2 người bạn học đều đã ngấp ngưởng 50 tuổi trợ giúp lẫn nhau, cuối cùng cũng lấy được tấm bằng đại học.
Emma được nhận vào công ty kế toán, 2 năm sau bà nhận được chứng chỉ kế toán viên cao cấp. Dựa vào sự chững chạc và tài sản mà người chồng để lại, trong phút chốc bà ấy đã tạo dựng nên sự nghiệp cho riêng mình, trở thành cộng sự mới cho công ty kế toán.
Tôi làm việc cùng bà ấy đã 2 năm, có lần tôi hỏi bà ấy đánh giá thế nào về cuộc đời của mình. Bà ấy hỏi ngược lại tôi, thời điểm lúc mới bắt đầu của bà ấy là tốt hay xấu? Thực chất, sự khởi đầu của bà ấy đầy cam go, nhưng sau cùng kết quả lại khiến cho người ta phải ngưỡng mộ.
Emma tự tin và tự hào chia sẻ rằng: “Con người bắt đầu vào lúc nào không quan trọng, điều quan trọng ở đây là người đó có tiếp tục tiến về phía trước hay không, muốn tiến xa hơn thế nữa. Điểm kết thúc của bạn chính là minh chứng hữu hiệu nhất cho việc bạn có trách nhiệm với cuộc đời mình hay không”.
Cuộc đời con người rất dài, mỗi người đều phải trải qua những chuyện khác nhau, có người phấn đấu cả đời lại không đạt được mục tiêu đề ra; có người bắt đầu rất sớm, nhưng sau đó lại bỏ cuộc giữa chừng; có người bắt đầu muộn hơn người khác, nhưng lại gặt hái được thành công. Trung Quốc có câu châm ngôn: “Người có thể cười đến cuối cùng mới là người thắng cuộc”.
Yến Nhi
Xem thêm:
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…