Nhìn thấu tính cách và diễn biến nội tâm qua tướng ngồi

Ngôn ngữ cơ thể của một người sẽ tiết lộ rất nhiều thông tin. Thậm chí trong nhiều phương diện, thông tin cơ thể tiết lộ còn rõ hơn lời nói, đặc biệt là nó lại vô cùng chân thực. 

Tướng ngồi có thể phản ánh phần lớn tính cách và diễn biến nội tâm của một người. (Ảnh: Rawpixel.com/ Shutterstock)

1. Ngồi tư thế hai chân bắt chéo, hai tay dang rộng

Người chọn tư thế ngồi này thường là người khá điềm tĩnh, chuyên nghiệp và có khả năng đột phá các tình huống bất ngờ. Hai tay dang rộng cho thấy họ dễ tiếp thu các đề xuất, miễn là chúng đúng. Đồng thời, họ cũng không dễ để lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong lòng. Hơn nữa họ khá thích phân tích người khác một cách tỉ mỉ cẩn thận trước khi lựa chọn cách để hòa hợp với ai đó.

2. Tư thế ngồi khoanh chân và khoanh tay

Nếu ngồi theo tư thế này có nghĩa là họ không muốn mạo hiểm, không muốn đưa ra bất kỳ lời hứa nào và cũng không muốn nói chuyện. Đây được coi là một tư thế ngồi khép kín, nó như muốn gửi thông điệp rằng muốn khước từ người khác và bảo vệ chính mình. Kiểu người này luôn mang đến cho người khác một cảm giác cảnh giác mạnh mẽ.

3. Tư thế hai bàn chân chạm đất và hơi tách ra

Tư thế ngồi này cho thấy họ là kiểu người nghiêm túc, thích “thực tế” và không muốn bị xô ngã một cách tùy tiện. Trong thâm tâm, họ luôn cố gắng giữ cho mình một cái đầu tỉnh táo và không cho phép mình dễ dàng phạm sai lầm.

4. Tư thế hai bàn chân chạm đất và mở rất rộng (hơn 15cm)

Người thích tư thế ngồi này thường có tính cách cởi mở, nhiệt tình và giàu tình cảm. Vì vậy, họ có thể nhanh chóng khiến người khác cảm thấy thoải mái từ lần tiếp xúc đầu tiên. Họ luôn mỉm cười, luôn đối xử chân thành với mọi người và có khả năng kết bạn mới nhanh chóng. Họ còn khiến người khác cảm nhận rằng có thể tin tưởng vào con người và những phán đoán của họ. Thậm chí là ngay cả những người họ mới gặp. Hơn nữa, trong giao tiếp thì họ là một người rất biết lắng nghe.

5. Tư thế ngồi ở rìa của một vị trí nào đó

Kiểu người này thích hành động ngay lập tức, hơn nữa xu thế là thường rất khẩn trương lo lắng. Họ hy vọng có thể đối phó với sự hoảng loạn của người khác thông qua thái độ hung hăng. Trong nhiều trường hợp, họ sẽ luôn tìm cơ hội để giới thiệu mình với tất cả những người lạ đang có mặt. Có lúc, họ còn giới thiệu bản thân với mọi người mà dường như còn chưa kịp ngồi xuống, cũng không cần quan tâm người đó là ai.

6. Ngồi tư thế ngả lưng, hai chân duỗi thẳng và hai tay để sau gáy

(Ảnh: Prostock-studio/ Shutterstock)

Nếu một người ngồi trong tư thế ngả lưng, hai chân duỗi thẳng và hai tay đặt sau gáy, thì có thể hiểu rằng họ đang cố gắng tránh đứng thẳng và tránh đối mặt với người khác. Khi này họ có thể đang cố gắng truyền tải một hình ảnh rất thoải mái, tuy nhiên trong nội tâm lại đầy sóng gió, có lẽ đang rất lo lắng và lạc lõng. Vì tư thế này được coi là thấp hơn những người xung quanh nên nếu người khác muốn giao tiếp với họ thì người kia phải hạ thấp người xuống ngang với họ. Bằng cách này, họ sẽ chiếm thế thượng phong, tuy nhiên đó chỉ là những suy nghĩ bên trong hoặc tiềm thức của họ mà thôi.

7. Bàn tay đặt lên đùi

Người hay ngồi kiểu này thường rất lịch sự và ân cần, tuy nhiên họ cũng có vẻ khá dè dặt. Nói chung, kiểu hành vi của những người này luôn rất đàng hoàng, nhưng lại dè dặt và tạo cho người khác ấn tượng về sự thờ ơ xa cách. Họ đã quen nói “có” với mọi thứ. Ngay cả khi nó đi ngược lại với những gì họ nghĩ. Còn về sở thích, cách ăn mặc và cách trò chuyện, thì họ là người khá bảo thủ.

8. Tư thế ngồi trên tay

Đặt toàn bộ trọng lượng cơ thể lên đôi tay thường là một hành động nỗ lực để kiểm soát cảm xúc, kìm nén sự bất mãn và tức giận. Đồng thời chuyển nó sang những kiểu hành vi khác ít rõ ràng hơn. Nhưng một cách vô thức, người này thường nói một số nhận xét rõ ràng và châm biếm.

9. Hai tay chắp giữa hai đầu gối

Đây là tư thế ngồi theo kiểu háo hức chờ đợi, có nghĩa là trong lòng đang mong chờ một điều gì đó nhưng lại không chắc lắm. Bởi vì chờ đợi quá lâu mà ngồi yên một chỗ, cho nên luôn cho người khác cảm giác rằng người này rất bị động. Dù trong lòng họ có kỳ vọng bao nhiêu đi chăng nữa, họ cũng luôn không muốn hoặc không thể hành động trước, do đó họ luôn là bên bị động trong giao tiếp.

An Chi/ Theo Aboluowang

  • Mời xem video: Tại sao chúng ta luôn không thể đạt được kỷ luật tự giác cao độ? 

An Chi

Published by
An Chi

Recent Posts

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

4 phút ago

Nhà Hậu Trần – P5: Giằng co cản bước quân Minh nam tiến

Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…

14 phút ago

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

24 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

31 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

34 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

40 phút ago