Những thiết bị gia dụng âm thầm “ngốn điện” nhất và mẹo tiết kiệm điện

Thiết bị càng lớn thì tiêu thụ càng nhiều điện? Thật ra không phải, có một thiết bị nhỏ nhưng lại tiêu thụ điện năng nhiều hơn bất kỳ thiết bị nào khác, điều mà bạn chắc hẳn chưa từng nghĩ tới!

(Ảnh: Tommaso79/ Shutterstock)

Dưới đây là 7 loại thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng nhất trong nhà bạn

Số 7: Máy giặt

Công suất của máy giặt ở chế độ chờ chỉ là 0,03 watt, không tiêu phí quá nhiều điện trong một tháng, vì vậy không cần phải rút phích cắm vì lo lắng về hóa đơn tiền điện.

Tuy nhiên, nước thường thoát ra từ máy giặt, việc không rút phích cắm sẽ tiềm ẩn quá nhiều mối nguy hiểm, nhưng thường xuyên cắm và rút phích cắm cũng không tiện lắm, vậy rốt cuộc chúng ta nên làm gì?

Bạn có thể lắp ổ cắm có công tắc hoặc ổ cắm tự động ngắt điện thông minh, giúp ngắt điện khi không sử dụng, điều này cũng giúp giảm khả năng chập điện.

Số 6: Tivi

Tắt tivi bằng điều khiển từ xa mà không rút phích cắm hoặc nhấn nút nguồn, khi đó tivi vẫn hoạt động ngầm và tiêu thụ điện. (Ảnh: Gaurav Paswan/ Shutterstock)

Nhiều người có thói quen tắt tivi bằng điều khiển từ xa mà không rút phích cắm hoặc nhấn nút nguồn, khi đó tivi vẫn hoạt động ngầm (Stand by) mà chưa tắt hẳn. Công suất ở trạng thái chờ là 0,2 watt.

Một số người lại thường tắt tivi bằng cách rút thẳng dây điện ra khỏi phích cắm trong khi tivi vẫn còn hoạt động. Hành động này có thể khiến dây tóc đèn màn hình tóe lửa, vừa không tốt cho tuổi thọ của Tivi, vừa có thể gây cháy nổ.

Vì vậy, cách tắt Tivi đúng nên là tắt bằng điều khiển từ xa rồi ngắt nguồn điện.

Số 5: Lò vi sóng

Lò vi sóng có công suất làm việc là 1400W và công suất chờ là 0,32 watt, mức tiêu thụ điện năng ở chế độ chờ khoảng 0,008 kWh mỗi ngày.

Vì vậy, khi hâm thức ăn khô nên rưới một ít nước để tăng tốc độ làm nóng và tiết kiệm điện.

Số 4: Bếp từ

Công suất của bếp từ ở chế độ chờ là 0,86 watt. Trạng thái chờ lâu, không tắt nguồn sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa mạch.

Nên sử dụng chảo, loại có diện tích tiếp xúc lớn và ít tiêu tốn điện năng. Ngoài ra, khi nấu thức ăn gần chín, bạn có thể tắt lửa dùng nhiệt dư của bếp từ để tiếp tục làm chín thức ăn.

Số 3: Máy điều hòa

Một máy điều hòa không khí có công suất 2600 watt thì công suất chờ là 1,11 watt.

Số 2: Bình nóng lạnh

(Ảnh: Shutterstock)

Bình nóng lạnh là thiết bị tiêu thụ điện rất lớn. Công suất hoạt động của nó là 896-3000 watt, mức tiêu thụ năng lượng là 0,896 – 3 kW/giờ. Tuy nhiên, công suất chờ của máy nước nóng điện không lớn, chỉ khoảng 3 watt, nếu để ở chế độ chờ một tháng thì tiêu tốn điện năng khoảng 2 kWh.

Gợi ý: Nếu bạn sử dụng bình nóng lạnh hàng ngày thì không nên rút nguồn điện, vì bình nóng lạnh tiêu tốn nhiều điện hơn trong quá trình đun, còn quá trình giữ nhiệt thì không tiêu tốn quá nhiều điện. Tất nhiên, nếu bạn cần đi xa cả tuần, tốt nhất bạn nên rút nguồn điện, điều này có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều điện.

Số 1: Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình

Có thể bạn không nghĩ ra được rằng thiết bị ngốn điện nhất trong nhà hóa ra lại là set-top-box (hộp giải mã tín hiệu) của Tivi.

Bạn không bao giờ có thể tưởng tượng rằng một hộp set-top nhỏ lại tiêu thụ 10 kWh ở chế độ chờ trong một tháng.

Công suất của set-top-box trong hoạt động bình thường là 15,48 watt và công suất ở chế độ chờ là khoảng 15,2 watt, tức là mức tiêu thụ điện của set-top box ở chế độ chờ và hoạt động bình thường gần như giống nhau.

Lý do là vì khi các thiết bị điện ở chế độ chờ, mặc dù dường như chúng đã tắt nhưng chúng vẫn còn một số chức năng cần được duy trì nên sẽ tiêu tốn điện năng. 

Mẹo tiết kiệm điện

Dưới đây là một số mẹo nhỏ để tiết kiệm điện cho các thiết bị điện, bạn hãy áp dụng nhé!

1. Tivi

– Giảm độ sáng màn hình Tivi xuống một chút nhưng không quá thấp để tránh gây khó chịu cho mắt.

– Giảm bớt âm lượng khi xem Tivi.

– Khi tắt Tivi, hãy tắt công tắc hộp giải mã, và cũng đừng quên tắt màn hình Tivi.

Tốt nhất bạn nên lắp thêm tấm che bụi cho Tivi, vì mùa hè nhiệt độ của máy cao, dễ hút bụi vào trong máy. Nhiều bụi trong máy có thể gây rò rỉ và tăng điện năng tiêu thụ.

2. Máy điều hòa

Nên để nhiệt độ khoảng 26 độ vừa tốt cho cơ thể vừa tiết kiệm điện năng. (Ảnh: Africa Studio/ Shutterstock)

– Việc sử dụng máy điều hòa tiết kiệm điện inverter giúp tiết kiệm điện, tiền bạc và độ ồn thấp.

– Nên để nhiệt độ khoảng 26 độ vừa tốt cho cơ thể vừa tiết kiệm điện năng, bởi vì mỗi lần hạ xuống 1 độ sẽ phải tốn thêm khoảng 8% điện năng.

– Giảm tần suất bật nguồn, bởi vì quá trình khởi động này tiêu tốn nhiều điện nhất.

– Hãy điều chỉnh chế độ “làm lạnh” thành “hút ẩm”, nó cũng làm mát không kém. Tuy nhiên, cũng không nên dùng chế độ  hút ẩm quá nhiều, để tránh làm da bị mất nước, nứt nẻ.

– Sử dụng với quạt để tăng tốc độ lưu thông không khí lạnh trong nhà.

– Khi ngủ, hãy bật chức năng ngủ của điều hòa, sau khi mọi người chìm vào giấc ngủ trong một khoảng thời gian nhất định, điều hòa sẽ tự động tăng nhiệt độ, việc này giúp bạn tiết kiệm điện 20%.

– Vệ sinh bộ lọc thường xuyên, nếu bụi bẩn làm tắc lỗ thoát khí, nhiệt độ sẽ phải hạ xuống, và sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn.

3. Tủ lạnh

– Không mở cửa tủ lạnh trong thời gian dài, và không chất đồ ăn quá đầy.

– Không nên để quá nhiều thứ xung quanh tủ lạnh như đồ điện vì nhiệt lượng do đồ điện tỏa ra sẽ khiến tủ lạnh tiêu tốn nhiều điện hơn.

– Khi thức ăn nguội mới cho vào tủ lạnh, để các đồ trong tủ lạnh cách nhau một chút, giữ không gian đối lưu.

– Vào mùa hè, cần điều chỉnh mức nhiệt cao hơn và đặt ở mức 4 hoặc 5 để tránh tình trạng tủ lạnh khởi động thường xuyên và tăng điện năng tiêu thụ.

– Rau, quả và các loại thực phẩm nhiều nước nên rửa sạch để ráo nước, cho vào túi ni lông rồi mới cho vào tủ lạnh để giảm bay hơi nước và làm dày lớp sương, tiết kiệm điện.

Rau, quả và các loại thực phẩm nhiều nước nên rửa sạch để ráo nước, cho vào túi ni lông rồi mới cho vào tủ lạnh. (Ảnh: New Africa/ Shutterstock)

4. Nồi cơm điện

– Nên ngâm gạo một lúc trước khi nấu.

– Sử dụng nước nóng hoặc ấm khi nấu cơm, và nấu bằng nước nóng có thể tiết kiệm 30% điện năng.

– Rút phích cắm của nồi cơm điện ngay sau khi sử dụng, điều này không chỉ có thể giảm tiêu thụ điện năng mà còn kéo dài tuổi thọ của nồi.

5. Máy giặt

– Tốt nhất bạn nên đặt mực nước theo loại, kết cấu và trọng lượng của quần áo, đồng thời đặt thời gian giặt và thời gian giũ tùy theo mức độ bẩn, giúp tiết kiệm cả điện và nước.

– Lượng nước cho máy giặt không nên quá nhiều. Quá nhiều nước sẽ làm tăng áp lực nước, tăng gánh nặng cho động cơ và tăng điện năng tiêu thụ.

Tử Anh

Published by
Tử Anh

Recent Posts

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

13 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

45 phút ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

59 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

1 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago