Đời Sống

Tại sao chúng ta nên sống tử tế?

Từ xưa đến nay giá trị của sự tử tế luôn là là thước đo cho các chuẩn mực đạo đức. Xã hội càng có nhiều người tử tế thì càng tốt đẹp. Nhưng sống tử tế mang lại lợi ích gì cho mỗi người? Điều gì thúc đẩy một người luôn cần nhắc nhở bản thân cần sống tử tế?

Tại sao chúng ta nên sống tử tế? (Ảnh: sulit.photos/ Shutterstock)

Người ta thường hay nói rằng “thật thà thường thua thiệt”, hay “người tốt bụng thì hay bị người khác ức hiếp và đè đầu cưỡi cổ”. Quan niệm này có ý nói rằng nếu quá tử tế thì thường không tốt, sẽ gặp nhiều bất lợi, thậm chí là rước họa vào thân. Tất cả những quan niệm này có đúng không? Nhất là trong xã hội ngày nay? Thật ra đây đều là những hiểu lầm về lòng tốt.

Trong xã hội, rất nhiều người có tất cả mọi thứ nhưng đó là vì họ không chừa bất cứ thủ đoạn nào để kiếm tiền. Họ cho rằng chỉ cần dám làm những điều trái đạo đức, dám làm những điều mà lương tâm không cho phép thì họ sẽ sở hữu tất cả. Họ có thể lái xe hơi sang trọng, sống trong biệt thự và có một cuộc sống giàu sang, sung túc. Nói cách khác, quyền kiểm soát việc có thể sống một cuộc sống tốt đẹp hay không sẽ nằm trong tay người đó. Nếu hôm nay ai đó dám sống bất lương, ngày mai người đó sẽ có khối tài sản khổng lồ đang chờ đợi và một sự nghiệp thịnh vượng.

Có rất nhiều người như vậy, trở nên giàu có nhanh chóng nhờ những thương vụ làm ăn bất lương. Trong khi đó, những người sống theo lương tâm thì chỉ làm để đủ ăn đủ mặc, thậm chí còn sống trong cảnh nghèo khó. Đó là lý do tại sao nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi, tại sao chúng ta phải sống tử tế? Nào là tử tế không giúp tôi trở nên giàu có, không giúp tôi mạnh mẽ, không giúp tôi hòa nhập với thế giới khắc nghiệt này. Ngay cả khi ai đó nói với họ về lòng tốt, họ sẽ cười và cho rằng người này thật ngốc nghếch.

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nói về lòng tốt là gì từ góc độ công danh lợi lộc và lòng tốt có thể mang lại lợi ích gì cho con người.

1. Lòng tốt mang lại sức mạnh của sự hợp tác

Trước hết cần hiểu thế nào là lòng tốt. Lòng tốt là lòng vị tha dựa trên sự đồng cảm. Ví dụ, nếu chúng ta nhìn thấy một người lạ trên đường đang lạnh và đói, hầu hết mọi người sẽ mua cho họ một ly nước hay một chiếc bánh mà không ngần ngại. Điều này không phải vì nó tốt cho chúng ta. Vậy lý do gì mà mọi người lại làm như vậy? Đó là bởi mỗi người đều có sự thương cảm. Cho nên dù là nỗi đau của người khác nhưng khi nhìn thấy nó, chúng ta vẫn sẽ cảm thấy buồn và đau lòng. Đây là sự đồng cảm, và cũng là bản chất của con người.

Một đứa trẻ còn rất nhỏ có thể đồng cảm với đồng loại của mình. Khi lớn lên, đứa trẻ sẽ dần dần nhận ra những hành vi nào là không tốt, từ đó theo bản năng sẽ ước chế lời nói và hành động có hại cho người khác Bản năng này không cần được giáo dục và là phẩm chất mà mỗi con người sinh ra đều đã có.

Vậy lòng tốt sinh ra từ sự đồng cảm này có ích gì cho chúng ta? Lòng tốt của chúng ta gửi tín hiệu đến những người xung quanh rằng: “Đây là sự an toàn và chúng ta có thể hợp tác.”

Lòng tốt là lòng vị tha dựa trên sự đồng cảm. Lòng tốt của chúng ta gửi tín hiệu đến những người xung quanh rằng: “Đây là sự an toàn và chúng ta có thể hợp tác.” (Ảnh: Panchenko Vladimir/ Shutterstock)

Như chúng ta đã biết, con người không thể tồn tại một mình đơn độc. Người cổ đại trao đổi nguồn thức ăn thông qua việc hái lượm và săn bắn. Do những hạn chế về nhiều mặt mà con người bắt đầu hợp tác với những người khác để có được thứ cần thiết. Như vậy, việc hợp tác với người khác là chìa khóa để tồn tại.

Vậy loại người nào có thể hợp tác? Ngoài thể chất và kỹ năng săn bắn hái lượm, còn có một điều kiện rất quan trọng, đó là liệu người đó có thể có lòng vị tha ở một mức độ nhất định hay không.

Lý do rất đơn giản. Không ai muốn hợp tác với một người chỉ muốn được hưởng lợi nhưng lại từ chối trả tiền. Trong nội bộ tộc người, vì lợi ích tập thể, cần quan tâm nhiều hơn đến người già, người yếu đuối, phụ nữ và trẻ em. Điều này đòi hỏi phải hiểu được nhu cầu, ý định của người khác dựa trên sự đồng cảm và thấu hiểu. Và phẩm chất này chính là lòng tốt. Điều này cho thấy những người thiếu sự đồng cảm và lòng tốt rất dễ bị sàng lọc và loại bỏ.

Trong xã hội hiện đại, sự phân công lao động và sự hợp tác của con người ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, nhiều người thiếu khả năng đồng cảm bắt đầu xuất hiện với cái tên: “Nhân cách chống xã hội”. Từ cái tên, bạn có thể biết con người hiện đại đối xử với những người không tử tế như thế nào. Vì vậy, kể từ khi con người ra đời, hợp tác đã là yếu tố then chốt trong việc duy trì sự sống còn của cá nhân. Khi bạn chọn người để hợp tác, bạn chắc chắn sẽ không chọn những kẻ ích kỷ, lợi dụng bạn, thậm chí là làm hại bạn. Thay vào đó, bạn sẽ chọn một người tử tế để tránh rủi ro hợp tác ở mức độ lớn hơn.

Ngoài ra, một người sẽ có ấn tượng tốt về những người tốt bụng theo bản năng, chẳng hạn như những người tốt và việc tốt trong phim khiến chúng ta bật khóc, cho dù vẫn biết rằng đây là những câu chuyện không thật theo kịch bản và do diễn xuất của diễn viên. Nhưng chúng ta vẫn cảm động. Điều này có lẽ là do bản năng và của con người.

Vì vậy, đối với đại đa số người bình thường, theo bản năng họ sẽ tiếp cận những người tử tế. Không cần bạn phải tài giỏi hay xuất chúng cỡ nào, bạn chỉ cần có trái tim lương thiện, bạn sẽ tự nhiên được những người xung quanh công nhận và có được cơ hội tốt để hợp tác.

Có thể nói rằng, lòng tốt là một bảo bối quý giá của mỗi người. Ở bên những người như vậy sẽ khiến những người cộng tác cảm thấy rất an toàn.

Tại sao con người bài xích lòng tốt và tôn sùng cái xấu?

Bây giờ chúng ta hãy nhìn lại những lời mở đầu. Tại sao xã hội lại miêu tả lòng tốt với hàm ý tiêu cực như vậy? Có người cho rằng đó là do một khái niệm đúng nghĩa đã bị đánh cắp.

Ví dụ, nếu ai đó tranh cãi với bạn và bạn không nói được gì thì đó có thể là do bạn chưa nhìn thấu logic đằng sau cuộc tranh luận, không nhìn thấy những sơ hở trong vấn đề mà người khác nói…cho nên bạn trở thành người đuối lý, nhưng đây không phải là lòng tốt, không phải là nhẫn nhịn cho qua mà là do bạn kém diễn đạt, kém hiểu biết, hoặc thiếu dũng khí.

Còn nếu bạn bị lừa khi mua các sản phẩm tài chính thì đó là do bạn tham lam, cả tin do thiếu kinh nghiệm xã hội, hoặc bạn lười biếng và không chịu tìm hiểu. Và tất cả những điều này không liên quan gì đến lòng tốt, có nghĩa là lòng tốt không phải là lý do khiến bạn phải im lặng hoặc bị lừa tiền.

Người xưa thường nói “Người tốt dễ bị ức hiếp, ngựa lành dễ bị cưỡi”. Thực chất, bạn bị bắt nạt là do bạn yếu đuối, không dám phản kháng, hoặc vì bạn vô cảm khi người khác thử thách ranh giới của bạn mà không phản ứng ngay lập tức. Điều này cũng không liên quan gì tới lòng tốt cả. Một người tử tế có thể là một người hèn nhát, nhưng một người tử tế cũng có thể là một người dũng cảm. Lòng dũng cảm và lòng tốt không hề mâu thuẫn với nhau.

Một người tử tế có thể là một người hèn nhát, nhưng một người tử tế cũng có thể là một người dũng cảm. (Ảnh: fizkes/ Shutterstock)

Sở dĩ người ta thích quy nguyên nhân thất bại là do sống quá tử tế, là vì dù có là nạn nhân thì họ cũng cần đứng trên nền tảng đạo đức cao cả và lên án người khác, từ đó không tạo ra bất kỳ thay đổi nào cho bản thân. Thay vì thừa nhận khuyết điểm của mình, thì lại lấy lòng tốt làm lá chắn, nhằm an ủi bản thân, để rồi cuối cùng thở dài rằng “người tốt nên chịu thiệt.”

Tất nhiên, chúng ta cũng cần thừa nhận rằng lòng tốt thực sự sẽ tạo ra cho chúng ta một số tổn thất ngắn hạn vào một số thời điểm nhất định. Ví dụ, vì thông cảm mà chúng ta mua một ít thức ăn cho một người vô gia cư, điều này khiến chúng ta bị mất một khoản tiền nhỏ, vì tử tế mà chúng ta nhường phần tốt cho người khác, sẵn sàng chịu thiệt về mình…Vì vậy, khi một người tử tế và một người hay tính toán lần đầu tiên hợp tác thì đúng là người tử tế sẽ chịu thiệt lớn hơn, nhưng thời gian trôi qua, người thích tính toán sẽ bộc lộ bản chất thật của mình. Cuối cùng, sẽ dẫn đến việc chấm dứt hợp tác, hoặc ít nhất khơi dậy sự cảnh giác của người kia, từ đó làm tăng độ khó trong công việc.

Sự tính toán thiệt hơn của con người là một hành vi ngắn hạn, và việc theo đuổi cũng là lợi ích ngắn hạn. Đồng thời, chúng ta cũng cần thấy một hiện tượng, đó là người giỏi tính toán sẽ luôn cảm thấy mình ở thế bất lợi nếu không chiếm được tiện nghi, cho nên nội tâm luôn có một cảm giác mất mát thua thiệt trong lòng.

Những người thích tính toán cũng phải trả giá đắt về mặt tâm lý. Mặt khác, những người tử tế không phải trả giá đắt về mặt tinh thần và sống hạnh phúc hơn.

Có lẽ một số người nói rằng tôi chỉ muốn làm điều đó trong một thời gian ngắn, có được không? Đúng vậy, vấn đề là làm người xấu còn khó hơn làm người tốt rất nhiều. Cái giá phải trả cũng rất cao. Trước hết, bạn phải luôn đeo mặt nạ, luôn lo lắng sẽ vô tình bị lộ tẩy. Dù cuối cùng bạn có thành công thì cũng chỉ có thể nhận được một cái lợi ích ngắn hạn. Điều này là không thể đối với đại đa số người bình thường. Nó quá khó và gánh nặng tinh thần cũng rất lớn. Chưa kể tai tiếng do gian dối mang lại sẽ làm khó khăn trong lúc làm việc với mọi người vào lần sau.

Làm người xấu còn khó hơn làm người tốt rất nhiều. Cái giá phải trả cũng rất cao. (Ảnh: rudall30/ Shutterstock)

Ngược lại, cái giá phải trả của việc làm một người tử tế thấp hơn rất nhiều, trước hết, người tử tế không cần phải giả vờ và cũng phải lo lắng bị lộ, so với việc mất đi những lợi ích trước mắt, anh ta sẽ yên tâm hơn gấp vạn lần.

Nói chung, làm người tốt rất dễ, bởi vì chỉ cần bạn làm đúng với sự thật, đúng với luân lý, và đúng với lương tâm… việc chịu thua một lần sẽ không ảnh hưởng đến sự hợp tác của bạn với người khác vào lần sau. Hầu hết mọi người không có khả năng làm điều ác và không sẵn sàng trả giá cho việc làm ác, vì vậy việc họ chọn làm điều tốt một cách lương thiện sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều.

Lòng tốt không nhất định mang đến các lợi ích ngắn hạn

Vậy cái giá của việc làm ác là gì? Ví dụ, như Lưu Hâm trong vụ án Giang Ca. Lưu Hâm không vi phạm bất kỳ điều luật nào trong vụ án nhưng hàng loạt hoạt động của cô trước, vào thời điểm đó và sau đó đều rất phi đạo đức, thậm chí là điều quá ác.
Cô Lưu muốn đổi tên thành Lưu Noãn Hi để tiếp tục sống sót nhưng vẫn bị lộ. Hầu như rất nhiều người đang chửi bới cô ấy. Rõ ràng làm người xấu không hề dễ dàng, nhưng người tốt không nhất thiết phải trải qua chuyện này.

Đến đây có thể có người sẽ nói, bạn nói đúng, nhưng tôi là người tốt, tại sao tôi vẫn phải sống cuộc đời tồi tệ như vậy? Ở đây cần chỉ ra rằng mặc dù lòng tốt là điều kiện tiên quyết quan trọng để hầu hết mọi người có thể sống một cuộc sống tốt đẹp nhưng đó không phải là tất cả.

Ví dụ, có người nói rằng tôi là người rất tốt, tại sao tôi lại trượt kỳ thi? Tôi là người tốt như vậy sao không được tăng lương? Hai thứ này hoàn toàn không liên quan tới nhau. Lòng tốt có thể làm giảm đáng kể cái giá phải trả cho lòng tin của người khác và tăng cơ hội hợp tác, nhưng lòng tốt không phải là thuốc chữa bách bệnh và lòng tốt không thể bị đổ lỗi cho hậu quả của những điểm yếu khác.

Cuối cùng, hãy nói về việc giáo dục trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ có khả năng nhận thức thấp về vấn đề lòng tốt, khi nói đến việc giáo dục trẻ em, nhiều cha mẹ này dạy cho con họ cái gọi là kinh nghiệm sống, dạy chúng không được tử tế, dạy chúng một số tính toán có lợi và đen tối, nghĩ rằng làm như vậy trẻ sẽ không bị bắt nạt, rằng họ sẽ không để con mình trở nên tử tế.

Khi nói đến việc giáo dục trẻ em, nhiều cha mẹ dạy cho con họ cái gọi là kinh nghiệm sống, dạy chúng không được tử tế, dạy chúng một số tính toán có lợi, nghĩ rằng làm như vậy trẻ sẽ không bị bắt nạt. (Ảnh minh họa: Prostock-studio/ Shutterstock)

Nhưng người thật sự không tử tế thì chỉ bắt nạt kẻ yếu, sợ hãi kẻ mạnh, tôn thờ kẻ mạnh và coi thường kẻ kém cỏi. Trong số những đứa trẻ được nuôi dưỡng theo cách này, ai sẽ là người đầu tiên gánh những kết quả của việc giáo dục đó? Chẳng phải là cha mẹ, người gần gũi nhất với đứa trẻ hay sao. Một đứa trẻ được dạy theo cách này khi còn nhỏ vẫn có thể bị áp chế của người lớn. Nhưng khi lớn lên, nó sẽ biến thành một người xấu. Lúc này cha mẹ có thể kìm hãm bản chất đó lại được sao?

Những bậc cha mẹ kiểu này có sự hiểu biết rất nông cạn về các quy tắc xã hội, họ có thể cảm nhận được sự tàn ác của xã hội và dựa vào những giả định chủ quan về sự phức tạp của xã hội để đánh giá. Vì vậy, họ chỉ dạy con mình một số thủ đoạn vụn vặt cấp thấp, nhưng nó đều dễ dàng bị nhìn thấu. Nếu trẻ em làm theo chỉ có thể lừa gạt những đứa trẻ khác trong trường, ngoài xã hội. Và kết quả là chúng không những không được gì mà còn bị hủy hoại danh tiếng.

Cuối cùng, chúng ta có thể tóm tắt rằng lòng tốt là lòng vị tha dựa trên sự đồng cảm và là bản chất của con người. Lòng tốt có thể làm giảm đáng kể cái giá phải trả của lòng tin, vì vậy lòng tốt là một kỹ năng sinh tồn có chi phí thấp. Ngược lại, cái giá của việc không tử tế là rất cao.

Tất nhiên, những điều trên đang nói về lòng tốt từ góc độ vị lợi. Còn thực chất thì lòng tốt là nền tảng của cuộc sống. Trong xã hội có ánh sáng và bóng tối, chúng ta nên học cách phân biệt thiện và ác, bảo vệ bản thân, học cách lên tiếng chống lại sự bất công, đồng thời bảo vệ lòng tốt của chính mình. Khi đối mặt với một thế giới phức tạp, đừng mù quáng trước những nguyên tắc bất ổn định của cuộc sống. Cuối cùng ai cũng sẽ chết, nhưng ít nhất quá trình sống cũng cần sống thật tử tế và ấm áp.

Thân Tư Minh

Published by
Thân Tư Minh

Recent Posts

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

4 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

11 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

14 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

20 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

39 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

57 phút ago