Mặc quần áo cotton rất thoải mái và khả năng thấm hút mồ hôi cũng tốt. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị co rút hoặc biến dạng sau khi giặt, khiến cho tuổi thọ sử dụng cũng ngắn đi. Vậy tại sao quần áo cotton lại bị co lại? Có cách nào để cải thiện?
Jillian Goldfarb, phó giáo sư kỹ thuật hóa học và phân tử sinh học tại Đại học Cornell, nói rằng quần áo làm bằng vải cotton dễ co hơn các loại được làm từ sợi tổng hợp như polyester. Điều này phần lớn là do tính chất sợi đơn của quần áo cotton.
Cô Goldfarb cho biết vải bông được tạo ra bằng cách dệt các sợi từ cây bông với nhau, bản thân sợi này chủ yếu bao gồm cellulose (một loại polyme sinh học tự nhiên). Tuy nhiên, loại sợi này rất dễ bị giãn ra khi ướt và co lại khi khô.
Nếu bạn đã từng đổ mồ hôi khi mặc quần áo cotton, bạn sẽ đánh giá cao khả năng hút ẩm của nó. Mặt khác, giống như các loại sợi tổng hợp như polyester, nylon và spandex, chúng đều có khả năng chống mồ hôi và co rút tốt hơn do các sợi dệt chặt và không bị phồng lên trong nước.
Goldfarb cũng cho biết ngay cả quần áo cotton được làm từ cùng một chất liệu cũng sẽ co lại ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào cách cấu tạo của các sợi trong vải. Mặc dù vải bông dệt thoi chắc chắn sẽ co lại nhưng sẽ co lại ít hơn nhiều so với bông dệt kim.
Khi dệt sợi, nó sẽ được dệt theo chiều ngang được gọi là “sợi dọc” và sợi được dệt theo chiều dọc được gọi là “sợi ngang”. Sợi giãn ra khi ướt, đẩy sợi ngang lại gần nhau hơn và co lại theo một hướng.
Goldfarb cho biết khi hơi ẩm thoát ra khỏi vải, các sợi sẽ co lại. Điều này có nghĩa là quá trình co rút thực sự bắt đầu trước khi quần áo được đưa vào máy sấy. Đây là kết quả của việc sợi bị ngâm trong nước và ở nhiệt độ cao.
Erika Milczek, nhà hóa học và Giám đốc điều hành của công ty công nghệ sinh học CurieCo, chỉ ra rằng quần áo co lại bao nhiêu là tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như việc có thêm chất tẩy rửa khi giặt hoặc có sử dụng nhiệt độ cao trong máy sấy hay không.
Bà Milczek chia sẻ rằng bạn có thể bắt đầu bằng cách mua quần áo chống co, bao gồm vải pha hoặc cotton đã xử lý co rút trước.
Còn quần áo bị co rút thì có cách nào phục hồi lại không?
Goldfarb cho biết, có một cách để khắc phục hiện tượng co rút tại nhà là sử dụng bàn ủi hơi nước. Điều này sẽ đưa hơi ẩm trở lại vào quần áo, làm cho các sợi giãn nở đồng thời tác dụng lực cơ học để kéo căng chúng. Tuy nhiên cách này cũng có tác dụng không tốt, vì nếu độ giãn không đều, quần áo có thể sẽ bị xoắn lại.
Nếu chiếc áo len bị co lại thì cách “giải cứu” cũng không giống nhau. Dưới đây là phương pháp được tạp chí ELLE giới thiệu bạn có thể tham khảo và áp dụng:
1. Đổ nước ấm vào chậu, sau đó thêm một lượng dầu xả hoặc nước xả vải thích hợp vào. Hãy chắc chắn nhiệt độ là khoảng 30 độ C (đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho len).
2. Cho áo len vào và ngâm trong 10 phút.
3. Sau 10 phút thì xả nước giặt áo len với lực nhẹ vừa phải. Hãy nhớ không thực hiện bất kỳ chuyển động xoắn hay vặn áo.
4. Lấy áo len đã giặt sạch ra, trải phẳng trên một chiếc khăn thấm nước lớn, đặt một chiếc khăn khác lên trên và ấn nhẹ xuống để hút bớt độ ẩm trên áo len.
5. Cuối cùng là đặt phẳng trên móc áo để khô tự nhiên.
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…