Cổ nhân nói: “Nhất đức, nhị mệnh, tam phong thủy, tứ tích âm công ngũ độc thư; phúc nhân cư phúc địa, phúc địa phúc nhân cư”, nghĩa là: đứng đầu là đức, thứ hai là mệnh, thứ ba phong thủy, thứ tư tích âm công, thứ năm đọc sách; một người có phúc sẽ ở nơi đất phúc, đất phúc sẽ có người phúc khí ở.
‘Phúc địa phúc nhân cư’ có nghĩa là, đất phúc không phải là phúc địa cho tất cả mọi người. Người có phúc sống ở đất phúc thì đúng là có phúc. Còn người không có phúc, sống ở đất phúc lại phản tác dụng, không những không nhận được phúc, mà còn trở thành ‘sát’, tức là có hại.
‘Phúc nhân cư phúc địa’ có nghĩa là, đối với người có phúc, nơi họ sống sẽ trở thành đất phúc, bất kể nơi đó có phải là đất phúc đối với người khác hay không.
Phong thủy có mối liên hệ chặt chẽ với con người; một nơi có phong thủy tốt hay không, phụ thuộc vào việc nó có tốt cho những người sống ở đó hay không.
Rõ ràng, đức hạnh và tài năng mới là phong thủy tốt nhất. Nuôi dưỡng đức hạnh có ba yếu tố phong thủy: giữ một tấm lòng thiện lương, rèn luyện một đôi mắt sáng suốt, và tu dưỡng một cái miệng từ bi.
Nuôi dưỡng một trái tim thiện lương
Nhà văn Victor Hugo từng nói: “Lòng tốt là viên ngọc hiếm trong lịch sử, người tốt hầu như vượt trội hơn người vĩ đại”.
Cổ nhân Trung Quốc cũng nói: ‘Nhân chi sơ, tính bản Thiện’ (Con người từ thuở ban đầu, bản tính vốn thiện lương).
Lòng tốt là món quà do Thần ban tặng cho con người; người cho đi yêu thương sẽ nhận lại yêu thương, phúc sẽ đến với người có phúc. Làm điều tốt, không cần cầu phúc, vì lòng tốt tự thân chính là phúc. Những người hiểu được lòng tốt, cuộc sống của họ ấm áp và hạnh phúc.
Làm điều ác cũng không cần bị trừng phạt, vì trái tim của kẻ xấu luôn lạnh lẽo, chưa từng nếm trải hương vị ấm áp, đó chính là nỗi bi ai. Một người có thể không giàu có, không nổi tiếng, nhưng nếu mất đi lòng tốt, cuộc đời sẽ mất đi nền tảng.
Gieo trồng một phần lòng tốt, để mọi người cảm nhận được vẻ đẹp và hạnh phúc trong cuộc sống.”
Nuôi dưỡng một trái tim bao dung
Bởi vì hiểu biết, nên có lòng từ bi. Tất cả sự bao dung đều xuất phát từ việc đặt mình vào vị trí của người khác.Khi đặt mình vào vị trí của người khác mà suy nghĩ, bạn sẽ hiểu được khó khăn của họ.
Trái tim cũng sẽ trở nên mềm mại hơn, bắt đầu tha thứ cho những lỗi lầm của người khác, và khoan dung với những thiếu sót của họ. Sự bao dung cũng có giới hạn của nó; chỉ biết bao dung mà không có nguyên tắc, đó là một dạng yếu nhược.
Một người không hiểu sự bao dung sẽ mất đi sự tôn trọng của người khác, trong khi một người chỉ biết bao dung sẽ mất đi tôn nghiêm của chính mình.
Nuôi dưỡng một trái tim khiêm tốn
Khiêm tốn là một tầm nhìn; những người hiểu được khiêm tốn chắc chắn đã trải qua nhiều điều lớn lao hơn. Họ biết núi cao bao nhiêu và nước sâu đến mức nào, họ sẽ không tự mãn vì một chút thành tựu nhỏ nhoi.
Khiêm tốn là một sức mạnh; trái tim khiêm tốn giống như một bụi cỏ dại, không chế giễu thế giới bên ngoài, cũng không bận tâm đến những sự chế nhạo của thế giới, âm thầm tích lũy sức mạnh của riêng mình.
Khiêm tốn là một sự bao dung; núi không từ chối đá mà trở nên cao lớn, biển không từ chối nước mà trở nên mênh mông.
Học giả nổi tiếng thời Thanh là Vương Dương Minh từng nói: “Căn bệnh lớn nhất trong cuộc đời là lười biếng và kiêu ngạo”. Khiêm tốn một chút, chắc chắn không có gì xấu.
Không châm chọc người khác
Con người sống cần giữ thể diện, giống như cây cối cần có vỏ bọc. Không ai không yêu quý khuôn mặt của mình, và khi bạn làm tổn thương thể diện của người khác, bạn cũng đang làm tổn thương trái tim của họ.
Đánh người không đánh mặt, châm chọc người không châm chọc vào yếu điểm. Rồng có vảy ngược, chạm vào sẽ chết ngay. Nếu bạn khiến người khác mất mặt, họ chắc chắn sẽ tìm cách trả thù.
Không nói lời châm chọc trước mặt người tàn tật, không nhắc đến sự béo phì trước mặt người mập, và không nói xấu trước mặt ‘Đông Thi’.
Có nhiều bạn bè thì sẽ có nhiều con đường để đi. Người không kiểm soát được miệng của mình sẽ tạo ra kẻ thù ở mọi nơi, con đường cuộc sống chỉ càng lúc càng trở nên chật chội.
Không tự phụ khoác lác
Ở nước Triệu thời Chiến Quốc có một thuật sĩ thích nói khoác, tự nhận rằng mình đã gặp Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Xi Vưu, Thương Hiệt, Vua Nghiên, Thuấn, Vũ, Thang, Mục Thiên Tử, và Dao Trì Thánh Mẫu, v.v., và đã sống vài ngàn năm.
Một ngày nọ, vua Triệu ngã ngựa và bị thương nặng. Các đại phu nói rằng cần đến máu của người sống hơn 1.000 năm để chữa trị, vì vậy vua Triệu đã ra lệnh giết vị thuật sĩ kia để lấy máu.
Quá sợ hãi, vị thuật sĩ lập tức giải thích rằng mình chỉ đang khoác lác, nhưng vua Triệu không tin, cho rằng ông ta nói dối để cứu mạng, và cuối cùng vẫn bị giết.
Nhiều người thích khoác lác khi không có việc gì, như thể không nói khoác thì không thể hiện được khả năng của mình. Nhưng một khi người khác tin vào điều đó, thì sẽ phải trả giá. Vì vậy, tuyệt đối đừng xem nhẹ và nói khoác bừa bãi.
Không nói nhảm
Mặc Tử từng trả lời học trò của mình là Tử Cầm rằng: “Nói mãi không ngừng thì có lợi ích gì?” Chẳng hạn như những con ếch trong ao, ngày nào cũng kêu ầm ĩ, khiến người ta khát khô cổ họng, nhưng chẳng ai để ý đến chúng. Trong khi đó, gà trống chỉ gáy hai ba tiếng vào lúc bình minh, mọi người nghe tiếng gà gáy liền biết trời sắp sáng, và ai cũng chú ý đến nó.
Trong cuộc sống, những quan điểm sâu sắc mới được mọi người chú ý, còn những cuộc trò chuyện tầm phào thì chỉ gây chán ghét. Thực tiễn chứng minh rằng, trong lời nói có nội hàm, nắm bắt đúng mức độ khi giao tiếp, mới có thể tăng thêm sức hút cho bản thân.
Không đi đường tắt
Cuộc sống tất nhiên có những con đường tắt, không cần phải nỗ lực nhiều, chỉ cần cố gắng một chút là có thể đưa con người đến bến bờ hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu thường xuyên đi đường tắt, người ta sẽ mất khả năng leo núi.
Đường tắt là một cách làm dễ dàng, trong khi leo núi là một sự rèn luyện. Trên thế giới này, có rất nhiều con đường gồ ghề, chứ không phải đường bằng phẳng; những con đường tắt có thể đi thực sự rất ít.
Nhà cao bắt đầu từ mặt đất, sóng lớn nổi lên từ đáy biển; cuộc sống cần có chút tích lũy từng chút một.
Nếu đã quen với những con đường gồ ghề, thỉnh thoảng đi đường tắt thì cũng được. Nhưng nếu đã quen đi đường tắt, khi quay lại đi trên con đường gồ ghề sẽ chỉ nhận được những tiếng than phiền mà thôi.
Không làm hại người để có lợi cho mình
Đừng vì việc thiện nhỏ mà không làm, đừng vì việc ác nhỏ mà làm. Làm điều thiện như leo núi, làm điều ác như đổ núi. Hướng về điều thiện rất khó, nhưng hướng về điều ác thì rất dễ.
Giữa người với người đều nên sự tương tác, chân thành và giúp đỡ lẫn nhau. Không ai là người ngu ngốc; bạn đối xử với người khác ra sao, người khác cũng sẽ đối xử với bạn như vậy. Bạn nghĩ rằng mình đã kiếm lời, nhưng thực ra lại làm tổn thương nhân cách của chính mình. Khi đêm khuya trở mình, có lẽ bạn cũng sẽ phải đối mặt với sự lên án của lương tâm.
Không chiếm lấy lợi nhỏ
Trên thế giới này không có bữa trưa miễn phí, và bánh rán rơi từ trên trời cũng chưa chắc đã rơi trúng bạn. Tất cả những lợi nhỏ đều có thể ẩn chứa những cái giá lớn hơn. Hãy luôn nhớ rằng, những điều tốt không phải lúc nào cũng dễ dàng đến với mình.
Không chiếm lấy lợi nhỏ là một phẩm hạnh. Tả Tông Đường, một vị quan cuối thời Thanh từng nói: “Người thích lợi nhỏ thì không thể giao tài sản cho họ”. Chiếm được lợi nhỏ nhưng lại mất đi sự tin tưởng của mọi người, thật sự là không đáng.
Đôi khi, hãy lùi một bước; mọi người đều có một cái thước đo trong lòng, dần dần, mọi người sẽ tôn trọng bạn. Bị thiệt thòi đôi khi lại là một loại phúc khí, không chiếm lấy lợi nhỏ cũng là một loại trí tuệ.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…