Thị trấn ven biển Mỹ: Giúp đỡ người trong cơn khủng hoảng bằng sự thiện lương

Trong cuộc sống luôn xảy ra rất nhiều những việc không ngờ đến, bởi vậy khi chúng ta gieo mầm những hạt giống thiện lương, giúp đỡ người khác sẽ có thể tạo ra được những điều tốt đẹp bất ngờ. Những điều xuất phát từ trái tim chắc chắn sẽ chạm đến trái tim. 

Câu chuyện sau đây kể về các sinh viên quốc tế ở Provincetown (Massachusetts, Mỹ) bị lâm vào tình cảnh khó khăn, không việc làm và chỗ ở, cư dân địa phương thiện lương đã nhanh chóng đến “giải cứu” họ.

Fred Latasa-Nicks (bên trái) đã mời Stoyan Georgiev vào làm việc tại nhà hàng Strangers & Saints của anh, khi du học sinh này đến và không tìm được việc làm. (Ảnh: Fred Latasa)

Mỗi năm, hàng trăm sinh viên quốc tế du lịch đến Provincetown ở Cape Cod (Massachusetts) để tìm việc làm thêm trong kỳ nghỉ hè. Tất nhiên là họ đến đó để kiếm tiền, nhưng họ còn được trải nghiệm cuộc sống ở Mỹ. Năm nay, với hàng chục sinh viên mà nói, thì dấu ấn khó phai trong trải nghiệm văn hóa nơi đây chính là họ được tận hưởng hương vị của sự thiện lương đích thực.

Một sự việc không mong muốn xảy đến với Stoyan Georgiev, một sinh viên 19 tuổi đến từ Burgas, Bulgaria. Không bao lâu sau khi anh đáp máy bay xuống Boston, khi vẫn còn đang rất hào hứng vì đã có được một nơi ở và đã có một công việc đang chờ anh tại một nhà hàng địa phương trong thịt trấn. Trong khi anh đang nói chuyện với một sinh viên khác trên đường từ sân bay về nơi ở, người lái xe nghe được câu chuyện của họ và nói với anh rằng nhà hàng đó vừa bị hỏa hoạn vài giờ trước.

Georgiev nói với MNN rằng: “Khi tôi đến đó, bạn tôi đang đứng đợi vào bảo tôi rằng: ‘Chúng ta đã không có việc làm rồi’. Tôi nhắn tin cho cha mẹ tôi và nói rằng ‘Con đã đến nơi và con thì an oàn, nhưng có một tin xấu là con đang không có việc làm’. Họ đã nghĩ rằng tôi đang nói đùa.”

Lửa đã nhấn chìm một số doanh nghiệp đóng dưới chân một bến tàu địa phương, trong đó có cả nhà hàng nơi có công việc đang chờ Georgiev. Với thị thực đã được cấp, anh cùng một vài sinh viên khác cũng đang không có chỗ ở phải gấp rút tìm cho mình một công việc hoặc họ sẽ phải trở về nhà.

Thị trấn vào cuộc “giải cứu”

Một doanh nghiệp ở Provincetown đã thuê hàng trăm lao động quốc tế để tăng cường nhân lực trong mùa du lịch hè cao điểm. (Ảnh: Ted Eytan/flickr)

Nhận thấy hậu quả và hệ lụy do trận hỏa hoạn gây ra, nhiều doanh nhân địa phương hảo tâm đã ngay lập tức hành động. Một số người đã thành lập quỹ Crowdfunding để kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng để giúp các lao động đã bị ngọn lửa “ngốn” mất các vật dụng cá nhân như điện thoại di động, kính, ba-lô… Nhiều người khác cho những lao động có nhu cầu vay tiền mặt để trang trải cho những nhu cầu thiết yếu.

Fred Latasa-Nicks cùng chồng cô Steven đã mở cửa nhà hàng Strangers & Saints của họ để tổ chức một hội chợ việc làm do Hiệp hội Doanh nghiệp Provincetown (Provincetown Business Guild) đài thọ. Họ truyền rộng thông tin này trên kênh truyền thông xã hội và truyền miệng. Khoảng 20 sinh viên đã có mặt, họ có trình độ tiếng Anh khác nhau và tiếp cận được đến nguồn vốn cũng khác nhau.

Latasa-Nicks bày tỏ: “Bạn thử hình dung xem bạn sẽ ra sao nếu bạn đang ở một quốc gia khác và bạn không có việc làm, đồng thời mất liên lạc và không có một xu dính túi. Chúng tôi chỉ là đang cung cấp một địa điểm để mọi người có thể kết nối”.

>> Câu chuyện có thật về cậu bé đánh giày lương thiện trở thành diễn viên nổi tiếng

Khi mọi người đến nhà hàng, sẽ có một bảng ghi lại nhu cầu của mỗi người. Các nhà tuyển dụng đứng lên và thông báo về những loại công việc mà họ đang có, sau đó họ di chuyển trong khắp căn phòng để những người tìm việc có cơ hội thảo luận với họ.

Latasa-Nicks nói: “Chúng tôi gặp Stoyan và cậu ấy bắt đầu kể chúng tôi nghe về câu chuyện của cậu ấy. Cậu ấy ăn nói lưu loát và rất tế nhị. Chúng tôi đã sắp xếp một công việc phù hợp và thuê cậu ấy làm việc.”

Hiện tại Georgiev đang hỗ trợ văn phòng, làm các công việc liên quan mà nhà hàng cần, đồng thời cũng cộng tác với kênh truyền thông.

Tất cả chủ sở hữu của các nhà hàng, dịch vụ vệ sinh, công ty cảnh quan, giường ngủ, bữa sáng… đều có mặt tại hội chợ ngày hôm đó và kết nối việc làm. Trong vòng một đến hai ngày, người tìm việc đã đến và đều có việc làm, hoặc nơi ở và những vật dụng cần thiết.

Latasa-Nicks nói: “Đó thực sự là một việc nên làm mà không cần phải bàn cãi gì thêm nữa. Bạn chỉ cần đề xuất và mọi người sẽ đón nhận. Với các sinh viên mà nói, không chỉ có chúng tôi giúp họ tìm được công việc mà thực tế là tất cả mọi người đều nhanh chóng hợp sức để giúp đỡ các bạn ấy. Họ cảm động bởi lẽ chúng tôi hoàn toàn là người không quen biết ở một thị trấn xa lạ và chỉ đơn giản là thấy họ cần giúp đỡ thì chúng tôi liền giúp họ”.

Goergiev nói rằng điều này chắc chắn sẽ không xảy ra ở Bulgaria, nơi mà bạn còn chật vật để lo cho bản thân còn không xong. Anh ấy vô cùng ngạc nhiên và cảm kích trước “tấm lòng hảo tâm” của người dân nơi đây.

Anh nói: “Mọi thứ cứ như trong mơ. Đúng là mọi điều tồi tệ xảy ra thì có thể đều có lý do nào đó. Và hiện tôi đang làm việc chăm chỉ ở đây. Mọi việc đều suôn sẻ. Và giờ đây, tôi rất thỏa mãn với mùa hè của mình”.

Theo MNN
Minh Minh

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

27 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

45 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

51 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

1 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

1 giờ ago