Đời Sống

Tránh xa những người không thể kiểm soát được miệng mình

Lời nói là tấm gương phản chiếu nhân cách. Một người không thể kiểm soát được miệng mình thường dễ để lộ những giới hạn thấp kém trong đạo đức, trí tuệ và cảm xúc. Họ có thể làm tổn thương người khác bằng sự thiếu suy nghĩ, phơi bày bí mật không phải của mình, hay gieo rắc sự tiêu cực chỉ để thỏa mãn cảm giác tồn tại. Giữ khoảng cách với kiểu người này không phải là ích kỷ, mà là một cách tự bảo vệ sự bình yên và phẩm giá của chính mình.

Một người không thể kiểm soát được miệng mình thường dễ để lộ những giới hạn thấp kém trong đạo đức, trí tuệ và cảm xúc. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Wittgenstein từng nói: “Những gì có thể nói thì hãy nói một cách rõ ràng; những gì không thể nói thì hãy im lặng”. Tuy nhiên, những người không thể kiểm soát lời nói thường không phân biệt được lời nào nên nói lời nào không nên nói.

Những người hay nói nhiều thường ích kỷ và thiếu quan tâm đến cảm xúc của người khác. Việc không thể tự kiểm soát lời nói, thích phô trương bản thân hoặc tiết lộ chuyện riêng tư của người khác đều cho thấy sự khiếm khuyết về mặt đạo đức. Một người không kiểm soát được miệng mình có thể trở thành mối họa. Nói nhiều dễ dẫn đến sai lầm — tai họa thường bắt đầu từ lời nói.

Nói quá nhiều dễ dẫn đến sai lầm

Những người hay nói nhiều sẵn sàng kể cho bạn nghe mọi chuyện đã xảy ra với mình, nhưng lại chẳng mảy may bận tâm xem người đối diện có hứng thú lắng nghe hay không. Họ không nghĩ rằng đó là sự quấy rầy hay gây khó chịu bởi điều duy nhất họ quan tâm là cảm giác thỏa mãn của bản thân. Đây chính là một dạng ích kỷ đã ăn sâu vào tâm thức.

Tuy nhiên, sự phiền toái ấy chưa dừng lại ở đó. Những người nói nhiều không chỉ thao thao bất tuyệt về chuyện của mình mà còn sẵn sàng đem chuyện riêng tư của người khác ra làm đề tài bàn tán, lan truyền và thậm chí lôi kéo người khác tham gia vào. 

Điều này gây tổn hại nghiêm trọng đến người bị đem ra làm chủ đề. Như ông bà ta vẫn nói: “Tin tốt khó lan xa, nhưng tin xấu thì truyền đi ngàn dặm”. Vậy thì cớ gì phải tiết lộ những điều riêng tư mà người khác không muốn chia sẻ, hay thậm chí thấy xấu hổ khi nhắc đến?

Những người không thể kiểm soát lời nói thường mang trong mình sự ích kỷ, thích chứng kiến kịch tính và gây rắc rối. Họ thiếu tôn trọng người khác và cũng không biết cách gìn giữ sự riêng tư cho người xung quanh. Nếu gặp một người như vậy, tốt nhất bạn nên giữ khoảng cách.

Alain de Botton từng nói: “Chúng ta không cần phải luôn luôn hợp lý để duy trì sự hòa hợp; điều quan trọng là có đủ lòng vị tha để chấp nhận rằng mình có thể không hợp lý ở một số khía cạnh”.

Người có trí tuệ cảm xúc cao thường biết kiềm chế lời nói và hành vi, tránh làm điều gì khiến bản thân phải xấu hổ hoặc gây tổn thương cho người khác. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với những người không kiểm soát được lời nói, thậm chí cố tình làm tổn thương người khác, chúng ta có quyền thể hiện sự tức giận một cách hợp lý, thẳng thắn từ chối tiếp xúc và chủ động giữ khoảng cách để bảo vệ bản thân.

Họa từ miệng mà ra

Những người nói quá nhiều thường không biết giữ bí mật và thiếu lập trường. Họ tỏ ra quan tâm đến người khác, nhưng phía sau lại tìm cách nói xấu và hạ bệ, giống như đang “đánh hai mặt”. Gọi họ là người hai mặt cũng không sai.

Họ nói nhiều không chỉ vì thiếu kiềm chế, mà còn vì khao khát được thể hiện. Họ cần một “sân khấu” để cảm thấy mình có giá trị. Họ thích tranh luận, luôn muốn giành phần thắng, và không bao giờ muốn chịu bất kỳ bất lợi nào khi giải quyết vấn đề. Họ sống theo cách khiến người khác rơi vào rắc rối, còn bản thân thì tránh được tổn thất. Thế nhưng, khi có cơ hội lợi dụng người khác họ lại sẵn sàng nắm lấy mà không hề do dự.

Lý do họ thích tranh luận là vì họ không chấp nhận bất kỳ sự thiệt thòi nào khi lợi ích cá nhân bị đụng chạm. Một khi cảm thấy bị tổn thương họ có thể bẻ cong sự thật, biến đúng thành sai, và thổi bùng những điều tiêu cực.

Không chỉ vậy, họ còn cực kỳ cố chấp, bất chấp liêm sỉ và phẩm giá. Kiểu người này thường không chấp nhận bị kiểm soát và sẵn sàng tấn công người khác bằng những lời lẽ cay độc, gây tổn hại.

Balzac từng nói: “Chỉ những ai biết kiểm soát khuyết điểm của mình và không để chúng chi phối, mới thực sự là người mạnh mẽ”.

Những người không thể kiểm soát được miệng mình là những kẻ yếu đuối kiêu ngạo. Họ không thể kiểm soát được tính hay nói của mình, cũng không thể chịu đựng được những thử thách và lời chỉ trích mà cuộc sống tạo ra cho họ.

Cuộc sống vô cùng quý giá, đừng để nó bị làm vẩn đục bởi những điều tầm thường.

Hãy tránh xa những người hay nói và thiếu tôn trọng người khác. Sự thô tục, ồn ào và thói quen phô trương của họ có thể lan truyền như một thứ độc dược làm nhiễm bẩn tâm trí bạn và khiến bạn dần đánh mất sự điềm tĩnh, chuẩn mực và giá trị sống tích cực của mình.

Trúc Nhi biên dịch
Theo Soundofhope

Lý Văn Hàm

Published by
Lý Văn Hàm

Recent Posts

Bộ Nội vụ: ‘92,42% cán bộ công chức cấp xã đạt trình độ đại học hoặc sau đại học’

Tính đến 31/12/2024, cả nước có 206.707 cán bộ, công chức cấp xã.

32 phút ago

Vàng trên đà giảm, tỷ giá thị trường tự do gần chạm mốc 26.500 đồng/USD

Vàng trong nước giảm 1,5 triệu đồng/lượng. Tỷ giá trung tâm và các NHTM giảm…

2 giờ ago

Thượng nghị sĩ Chuck Schumer không loại trừ khả năng luận tội Tổng thống Donald Trump

Vào Chủ nhật (27/4), Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Chuck Schumer (Đảng Dân chủ,…

4 giờ ago

Ý nghĩa đích thực của ‘Mưu cầu hạnh phúc’ là gì?

Nhiều người Mỹ ngày nay hiểu việc “mưu cầu hạnh phúc” theo nghĩa đen, họ…

4 giờ ago

Hải quân Ấn Độ tiến hành tập trận giữa lúc căng thẳng với Pakistan

Hải quân Ấn Độ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển…

5 giờ ago

Bộ trưởng Bessent: Đàm phán thương mại với các nước châu Á ‘tiến triển rất tốt’

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent cho biết hôm Chủ nhật (27/4) rằng…

5 giờ ago