Mục đích của giáo dục là gì? Rốt cuộc điều gì mới là sự giáo dục chân chính? Nhằm đạt được tri thức chăng? Nắm vững những kỹ năng hay đạt được thành công? Nhận được sự tôn trọng? Hay chỉ là để hưởng thụ niềm hạnh phúc?
Charles Levin, người từng đảm nhiệm chức vị hiệu trưởng trường Đại học Yale suốt 20 năm nói: “Nền giáo dục chân chính không truyền thụ bất cứ tri thức và kỹ năng nào, nhưng lại có thể khiến con người chiến thắng bất kỳ môn học hay nghề nghiệp nào. Đây mới là nền giáo dục chân chính.”
Dưới đây là những nhận thức về bản chất giáo dục của 4 người nổi tiếng trong 4 lĩnh vực khác nhau.
Catharine Drew Gilpin Faust, hiệu trưởng thứ 28 và cũng là nữ hiệu trưởng duy nhất của trường Đại học Harvard trong vòng 300 năm qua từng nói: “Bước ra tìm hiểu toàn bộ thế giới là bài học trẻ cần học”.
Trong một lần diễn thuyết, bà đã dùng trải nghiệm của chính bản thân nói rằng rốt cuộc vì sao cần phải bước ra ngoài và ngắm nhìn thế giới này.
Thế giới có quá nhiều thứ chúng ta nên làm quen và khám phá, không chỉ giới hạn trong việc học ngôn ngữ của một quốc gia khác. Ngôn ngữ chỉ là công cụ, điều quan trọng hơn là học một nền văn hóa và lịch sử mới lạ, sự nhân văn và cuộc sống của một mảnh đất khác. Khi thế giới trong mắt chúng ta rộng lớn hơn, chúng ta cũng sẽ trở nên nhân văn, tự tại hơn. Trên thực tế, việc tiếp nhận và tôn trọng sự khác biệt đã trở thành “trọng điểm” trong việc chúng ta tìm hiểu thế giới.
Rick Levin là một nhà giáo dục nổi tiếng thế giới, từng đảm nhiệm chức hiệu trưởng tại Đại học Yale từ năm 1993 tới năm 2013. Ông nói: “Nếu một học sinh sau khi tốt nghiệp từ trường Đại học Yale, dẫu đã có trong tay tri thức hay một kỹ năng chuyên nghiệp nào đó, nhưng đây lại là sự thất bại lớn nhất của giáo dục Đại học Yale”.
Bởi vì ông tin rằng kiến thức và kỹ năng chuyên môn là những thứ mà sinh viên cần học và thành thạo sau khi tốt nghiệp đại học theo mong muốn của họ, nhưng đây lại không phải là nhiệm vụ của giáo dục Đại học Yale.
Trong bài diễn văn “Công tác đại học” của mình, Rick Levin nhắc rằng: “Yale dốc sức đào tạo ra những nhân vật lãnh tụ. Trọng tâm của giáo dục đại học chính quy là những kiến thức chung, là bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, năng lực phản biện và đặt định cơ sở cho việc học tập suốt đời.”
Giáo dục những kiến thức chung trong tiếng Anh gọi là “Liberal education”, còn có nghĩa là “Giáo dục tự do”, là nuôi dưỡng sự tự do cho tâm hồn. Hạt nhân của nó là tự do phát huy tố chất tiềm tàng của cá nhân, tự do lựa chọn phương hướng học tập, không bị áp lực mệt mỏi bởi công danh, xác định phương hướng trưởng thành cho sinh mệnh, cống hiến cho xã hội, cho sự tiến bộ của nhân loại.
Vào năm 2005, David Foster Wallace, một tiểu thuyết gia quá cố của Mỹ từng diễn thuyết trong Lễ tốt nghiệp của Học viện Kenyon College. Wallace là một nhà văn có ảnh hưởng lớn ở phương Tây, ông được vinh danh là “Nhà văn có sức sáng tạo nhất trong 20 năm qua”.
Trong phần mở đầu bài diễn thuyết của mình, ông kể một câu chuyện rằng: “Hai con cá trẻ tuổi gặp một con cá lớn tuổi. Con cá lớn tuổi cất lời chào: “Chào buổi sáng, các cậụ bé! Nước ở đây thế nào?” Hai chú cá trẻ tuổi vẫn tiếp tục bơi. Một lúc sau, cuối cùng một trong hai chú cá không thể tiếp tục im lặng bèn cất tiếng hỏi chú cá còn lại: “Nước” là thứ gì?”
Cuộc sống của một người trẻ ngày nay cũng vậy. Họ phải thức giấc thật sớm, vội vàng tới văn phòng, ứng phó với một ngày làm việc 8-10 giờ đồng hồ đầy thách thức. Sau đó lại đi siêu thị, nấu cơm, chăm sóc gia đình, nghỉ ngơi một chút rồi lại lên giường đi ngủ sớm. Bởi vì ngày hôm sau họ lại phải tiếp tục vòng quay đó một lần nữa.
Con người rất dễ hình thành những thói quen vô thức trong một cuộc sống như vậy: Lướt điện thoại một cách vô thức, tăng guồng quay cuộc sống, rơi vào những chuyện vụn vặt tương cà mắm muối, mà lơ là mọi việc và mọi người xung quanh. Họ dễ rơi vào tâm trạng thờ ơ, phẫn nộ, oán trách một cách không tự biết.
Giống như câu chuyện về những chú cá, khi sống trong “nước” quá lâu, chúng đã không còn biết tới nước là thứ gì nữa.
Giáo sư Tal Ben-Shahar tại trường Đại học Harvard, trong “Bài học hạnh phúc” đã nói rằng: “Hạnh phúc quyết định ở phương thức tư duy có ý thức”.
Dưới đây là 12 điểm về phương thức tư duy có ý thức giúp bạn hạnh phúc:
1. Không ngừng hỏi về vấn đề của bản thân. Mỗi một vấn đề đều sẽ mở ra những con đường khám phá mới cho chúng ta. Sau đó những thứ xứng đáng cho bạn tin theo và ngưỡng vọng sẽ hiển hiện trong cuộc sống hiện thực của bạn.
2. Tin tưởng vào bản thân. Làm thế nào mới có thể làm được? Thông qua mỗi lần giải quyết vấn đề, chấp nhận thử thách, thông qua tưởng tượng về thị giác, hãy nói với bản thân mình rằng nhất định phải làm tốt, và đặt niềm tin vào người khác.
3. Học cách chấp nhận thất bại. Nếu không, bạn vĩnh viễn sẽ không thể trưởng thành.
4. Học cách chấp nhận sự không hoàn mỹ. Cuộc sống không phải là một đường thẳng tắp, mà là một đường cong gấp khúc hướng lên trên.
5. Cho phép bản thân có những cảm xúc bình thường, gồm cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực.
6. Ghi nhật ký.
7. Suy nghĩ tích cực về tất cả những vấn đề bạn gặp phải, học cách cảm kích chúng. Cảm kích có thể mang lại niềm vui đơn thuần nhất cho nhân loại.
8. Đơn giản hóa cuộc sống. Coi trọng sự tinh túy, không coi trọng số lượng. Học cách nói không với những điều bản thân không mong muốn.
9. Yếu tố hạnh phúc đầu tiên là một mối quan hệ thân thiết. Đây là nhu cầu bẩm sinh của con người, cho nên, muốn có mối quan hệ thân thiết, hạnh phúc bền lâu cần học cách nỗ lực và cho đi.
10. Nghỉ ngơi và vận động hợp lý.
12. Làm việc có 3 tầng thứ: Công việc, sự nghiệp, sứ mệnh. Hãy tìm kiếm sứ mệnh của bạn trong thế giới này.
*** Hãy nhớ kỹ: Chỉ khi bản thân hạnh phúc, mới có thể khiến người khác hạnh phúc. Cách giáo dục con cái tốt nhất chính là làm những bậc cha mẹ thành thực. Vậy rốt cuộc thế nào mới là giáo dục chân chính?
Trong bài diễn thuyết của mình, Wallace nói: Mục đích của giáo dục không phải là học tri thức, mà là học một phương thức tư duy. Trong cuộc sống đầy ắp những chuyện vụn vặt vô bổ, chúng ta cần luôn giữ gìn ý thức tự ngã một cách tỉnh táo, không nên để cuộc sống kéo đi một cách vô thức, hãy sống trong sự kiểm soát của bản thân.
Một nền giáo dục chân chính là học cách suy nghĩ, lựa chọn, có niềm tin và tự do. Mục đích chân chính của giáo dục là giúp trẻ nhỏ có được năng lực đạt được hạnh phúc.
Lê Minh
1. Mục đích cao nhất của giáo dục là gì?
2. Giáo dục “vĩ đại” nhất là cảm xúc ôn hòa của người mẹ:
3. Những điều kỳ lạ về giáo dục Phần Lan:
4. Giáo dục mẫu giáo ở Đức: Đừng khơi mở trí lực của trẻ quá sớm
Xem thêm
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…