Từ chối trực tiếp tốt hơn gấp vạn lần so với việc không hồi âm

Có lẽ để mở miệng nói lời từ chối với một ai đó là rất khó khăn. Mọi người lúc này thường rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” vô cùng khó xử, nhiều người chọn cách nhận lời để chữa cháy rồi có ý định sẽ im lặng sau khi đã hứa. Thế nhưng bạn cần hiểu một điều rằng từ chối trực tiếp còn tốt hơn gấp vạn lần so với việc không hồi âm. 

Nhiều người lựa chọn nhận lời để chữa cháy và im lặng xem như đã từ chối. Thế nhưng, từ chối trực tiếp còn tốt hơn gấp vạn lần so với việc không hồi âm.  (Ảnh: Antonio Guillem/ Shutterstock)

Đầu tiên chúng ta hãy thử phân tích một chủ đề khá thú vị là “Đối với các cuộc gọi bán hàng qua điện thoại thì có cần trả lời lịch sự không?” nhé!

Chắc hẳn trong thời buổi bùng nổ về phương thức kinh doanh online như hiện nay, sẽ có rất nhiều người quan tâm đến chủ đề này. Bạn sẽ có thể nhận được các cuộc gọi điện giới thiệu bán hàng mỗi ngày. Nếu từ chối trực tiếp thì cảm thấy không lịch sự. Nhưng nếu cứ ngồi nghe đối phương giới thiệu tư vấn thì cảm thấy rất phí thời gian.

Vậy chúng ta thật sự cần làm thế nào để xử lý vấn đề này?

Trực tiếp từ chối sẽ tốt hơn là nghe một hồi rồi mới từ chối

Một chuyên gia về kinh doanh chia sẻ rằng, những người làm tiếp thị qua điện thoại thường làm việc như sau: Nhiệm vụ mà công ty giao cho họ là thực hiện khoảng 100 cuộc gọi mỗi ngày. Và 100 đối tượng khách hàng khi nhận cuộc gọi có thể được tạm chia thành 5 nhóm.

Nhóm thứ nhất: Cúp máy trực tiếp.

Đó là khi bên kia cúp máy luôn mà không nói gì. Những người như vậy sẽ bị hệ thống đánh dấu, một lúc sau sẽ yêu cầu nhân viên thực hiện lại cuộc gọi, nếu nhân viên vẫn bị cúp máy trực tiếp khi thử lại, thì hệ thống sẽ lại tiếp tục đánh dấu cho đến khi điều này được lặp lại 6-10 lần.

Nhóm thứ hai: Từ chối trực tiếp.

Khi nhân viên gọi, người kia có trả lời điện thoại, nhưng sẽ nói “không, cảm ơn” và sau đó là cúp máy.

Trường hợp này cũng sẽ bị đánh dấu, và sau 2 tuần thì hệ thống sẽ cho phép gọi lại, cho đến khi bị từ chối 3 lần.

Nhóm thứ ba: La hét và chửi rủa.

Đầu dây bên kia sẽ bắt máy, nhưng sau khi bắt máy và nghe giới thiệu đó là nhân viên bán hàng thì họ bắt đầu chửi bới, thậm chí có người còn hỏi rằng nhân viên lấy số điện thoại này ở đâu ra.

Đối với nhóm người này, hệ thống thường chặn trực tiếp và họ sẽ không thực hiện gọi lại trong tương lai.

Nhóm thứ tư: Khéo léo từ chối.

Sau khi nhận cuộc gọi, thực ra người nghe đã định từ chối ngay từ đầu, nhưng vì ngại không dám nói trực tiếp nên đã lắng nghe một lúc rồi mới lịch sự nói: “Xin lỗi, tôi không cần.”

Nhóm thứ năm: Khách hàng lý tưởng.

Khi nhận được cuộc gọi, một số người sẽ trò chuyện với nhân viên và hỏi về các tính năng của sản phẩm hay nói ra nhu cầu của họ.

Khi gặp nhóm khách hàng này, cho dù không bán được sản phẩm nhưng nhân viên gọi điện vẫn có thể tích được điểm và kiếm được tiền vào ngày hôm đó.

Những người tham gia tiếp thị qua điện thoại thực sự thích hai kiểu người này:

Kiểu thứ nhất: Khách hàng lý tưởng.

Không cần phải giải thích về điều này, bởi vì kiểu khách này sẽ mang đến thu nhập cho họ. 

Kiểu thứ hai: Từ chối trực tiếp.

Bởi vì sau khi nghe máy, khách hàng đã từ chối trực tiếp, điều này khiến cho nhân viên không mất thêm thời gian cũng như sức lực. 

Những người tham gia tiếp thị qua điện thoại không thích hai kiểu người này:

Chửi thề có thể khiến đối phương không chịu nổi. Dù sao công việc của họ cũng rất vất vả, trả lời lịch sự và dứt khoát sẽ khiến đôi bên đều thoải mái. (Ảnh: Photosebia/ Shutterstock)

Kiểu thứ nhất: Chửi thề.

Vì có người mắng quá nặng nên nhiều nhân viên có chút không chịu nổi. Nhưng họ cũng rất “biết ơn” những vị khách hàng như vậy. Bởi vì đã giúp họ tiết kiệm được thời gian và không phải làm những công việc vô ích.

Kiểu thứ hai: Gác máy trực tiếp.

Vì cúp máy mà không trả lời nên họ không biết rằng đầu dây bên kia có phải là khách hàng lý tưởng hay không, nên họ lại phải gọi liên tục để xác nhận. Điều này sẽ khiến họ phải làm một số công việc vô ích.

Nhân viên thường sẽ ghét nhất là “kiểu từ chối khéo léo”. Ban đầu nếu không muốn thì cứ từ chối thẳng, để đôi bên không tốn thời gian, sức lực và tình cảm.

Kiểu người này cho rằng mình rất tốt bụng, nhẫn nại và lịch sự, tuy nhiên, trên thực tế lại là người làm tổn thương người khác nhiều nhất.

Từ chối trực tiếp sẽ giảm tổn thương cho người khác

Trần Minh, một nhà tranh luận nổi tiếng trong chương trình tranh luận trực tuyến ở Trung Quốc “Ai Biết Ăn Nói Nhất”, đã nói về trải nghiệm cá nhân của chính mình như sau:

Anh ấy cũng thường nhận được các cuộc gọi bán hàng, “Xin chào! bạn có thể dành cho tôi 2 phút được không?”

Đầu tiên, khi nghe thấy câu này, anh ấy sẽ lập tức cúp điện thoại. Nhưng sau khi cúp máy, anh lại nghĩ: “Mình làm thế này có quá đáng không? Người ta làm nghề bán hàng đâu có dễ. Nếu ai cũng thô lỗ không nghe và cúp máy, người làm nghề này có chán nản không?”

Vì vậy, sau đó anh quyết định sẽ lịch sự từ chối nếu được gọi lại. Thế là cuộc gọi lại đến, sau khi cẩn thận nghe đầu dây bên kia, anh lịch sự nói: “Thật xin lỗi, tôi đang bận một chút.” Đầu dây bên kia đã nhẹ nhàng nói: “Vậy lúc khác tôi sẽ gọi cho bạn.”

Ngày hôm sau, nhân viên lại gọi lại: “Xin chào! Bạn có thể dành cho tôi vài phút được không?” Khi này Trần Minh lại nói: “Xin lỗi, tôi đang họp!” Đầu dây bên kia đáp lại: “Vậy lúc khác tôi sẽ gọi cho bạn.”

Đến ngày thứ ba, đầu dây bên kia gọi lại: “Xin chào! bạn có thể dành cho tôi vài phút được không?”

Lúc này anh xấu hổ không thể từ chối lần nữa, vì vậy anh nói: “Được rồi, bạn sẽ cần thời gian bao lâu? Nhưng tôi xin nói trước là bất kể bạn nói gì, tôi cũng chắc chắn sẽ không mua nó. Bạn có phiền vì sẽ lãng phí thời gian không?”

Đối phương cao hứng nói: “Mua hay không không quan trọng…” sau khi trò chuyện được hơn 10 phút, anh nói: “Hãy nhìn xem, bạn không tin những gì tôi nói lúc đầu, bạn thực sự không thể thuyết phục tôi.”

Lúc này đối phương lễ phép trả lời: “Được, không mua cũng không sao.” Mặc dù người bán hàng nói như thế nhưng giọng điệu của họ rõ ràng là không hài lòng và không vui.

Khi này anh thở dài và nghĩ: “Rõ ràng là ý tốt, nhưng lại để cho người khác không vui, chi bằng từ chối ngay từ đầu!”

Trong nhiều trường hợp, từ chối trực tiếp tử tế hơn từ chối khéo léo hoặc không bày tỏ ý kiến ​​của mình

Điều đáng sợ nhất không phải là bạn trực tiếp từ chối. Cho dù người bị bạn trực tiếp từ chối quả thực sẽ cảm thấy buồn, nhưng việc bạn từ chối càng sớm sẽ khiến đối phương từ bỏ càng sớm, tất nhiên những tổn thương mà người đó phải chịu sẽ càng ít đi.

Nếu bạn từ chối một cách thẳng thắn và đơn giản, bạn sẽ trả lại quyền lựa chọn và thời gian cho đối phương. Chỉ có như vậy bạn mới có thể thực sự có trách nhiệm với họ.

Cho nên không thích thì cứ trực tiếp nói là không thích, bởi vì đây là sự tôn trọng tối thiểu của con người. 

Thẳng thắn từ chối cũng là đang nghĩ cho người khác

Khi bạn không thẳng thắn từ chối, đối phương có thể sẽ phải tiêu phí thời gian và sức lực cho việc chờ đợi và hy vọng. (Ảnh: fizkes/ Shutterstock)

Có một người đã từng viết một dòng tâm sự như thế này trên mạng xã hội: “Chúng ta đều là người lớn rồi, bạn không cần lừa gạt tôi. Tôi không giận vì bạn đã cự tuyệt, tôi chỉ là giận bạn đã làm lãng phí thời gian của tôi.”

Thực tế quả đúng là như vậy. Trước đây, khi gặp phải việc không như ý muốn, bạn luôn lo lắng trực tiếp từ chối sẽ khiến người ta khó xử, khiến người ta buồn hay sẽ làm tổn thương đến mối quan hệ đó, nên thường dùng cách từ chối khéo léo. Và bạn nghĩ rằng: “Không trả lời chính là từ chối.”

Tuy nhiên bên kia thường đoán một cách mù quáng rằng: “Có lẽ bạn quá bận nên không xem được!” hoặc “Có thể là bạn không chú ý, nên đã bỏ qua.”

Kiểu “từ chối lịch sự” này của bạn không những khiến người khác cảm thấy buồn mà còn thường làm họ rất không vui.

Vì vậy, nếu bạn không muốn thất hứa với người khác thì việc từ chối trực tiếp và thẳng thắn là rất cần thiết.

Không làm lãng phí thời gian, hay tổn thương người khác mới là lòng tốt thực sự.

Người trưởng thành cần đơn giản và rõ ràng, dứt khoát và thẳng thắn

Đối với những việc không muốn làm thì trực tiếp từ chối là thiện ý lớn nhất. Tôn trọng thời gian, năng lượng và cảm xúc của nhau chính là thực sự có trách nhiệm với đối phương. (Ảnh: takasu/ Shutterstock)

Không làm trì hoãn nhịp sống của người khác, không tiêu hao sức lực người khác và không lãng phí thời gian của người khác là một loại thiện tâm chân chính.

“Xin lỗi, tôi không có thời gian.”

“Xin lỗi, tôi không thể.”

“Xin lỗi tôi không thể làm điều đó.”

“Xin lỗi, tôi không muốn đi.”

“Xin lỗi, tôi cũng rất mệt.”

“Xin lỗi, nhưng tôi không thích điều đó.” 

Đối với những việc không muốn làm thì trực tiếp từ chối là thiện ý lớn nhất. Tôn trọng thời gian, năng lượng và cảm xúc của nhau chính là thực sự có trách nhiệm với đối phương.

Từ chối trực tiếp tốt hơn vạn lần so với việc không hồi âm. Từ chối trực tiếp tốt hơn gấp vạn lần so với vòng vo và trì hoãn mọi việc.

Trúc Nhi/ Theo Thập Di

Trúc Nhi

Published by
Trúc Nhi

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

48 phút ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

2 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

2 giờ ago