Tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ nguyên ban đầu không phải màu xanh

Tượng Nữ thần Tự do ở New York, không chỉ là một địa danh nổi tiếng của thành phố, mà còn là một trong những địa điểm thu hút khách tham quan bậc nhất thế giới. Có thể nói đây cũng là một trong những biểu tượng của Hoa kỳ.

Hơn 100 năm qua, Nữ thần Tự do đã giơ cao ngọn đuốc đại diện cho sự tự do chiếu sáng khắp thế giới, chào đón khách du lịch và người dân nhập cư khi đến Hoa Kỳ.

(Ảnh: Shutterstock)

Tuy nhiên, bạn biết không? Tượng Nữ thần Tự do ở New York ban đầu vốn dĩ không có màu xanh lam như chúng ta hiện nay vẫn nhìn thấy, có thể nói màu sắc của bức tượng này chính là dấu vết của thời gian.

Tượng Nữ thần Tự do là một món quà mà nước Pháp dành tặng cho Hoa Kỳ vào năm 1885, tổng cộng phải mất hơn 9 năm xây dựng. Công trình được chỉnh sửa và ổn định vào năm 1886, kể từ đó, bức tường sừng sững đã đứng yên vị trên đảo Liberty ở cảng New York cho đến ngày nay.

Bức tượng cao 46m (tính từ chân đế đến đỉnh ngọn đuốc). Khung tượng được làm bằng thép, vỏ tượng được làm bằng đồng. Cục Quản lý Công viên Quốc gia Mỹ cho biết, trọng lượng của vỏ bức tượng nặng tới 30 tấn và đủ để chế tạo ra 435 triệu đồng xu 1 Cent của nước Mỹ.

(Ảnh: Shutterstock)

Vào thời kỳ đầu bức tượng không có màu xanh như chúng ta hiện nay vẫn nhìn thấy, nó có màu đồng sáng. Đây cũng chính là màu đồng của bức tượng. Do trải qua nhiều lần oxy hoá giữa đồng (Cu) và oxy (O2) trong không khí mà phản ứng thành màu xanh gỉ đồng như ngày nay.

Trong một đoạn phim ngắn của Hiệp hội Hoá học Mỹ có nói, trong vài chục năm khi bức tượng được chuyển đến New York, từ màu đồng sáng bức tượng đã từ từ chuyển dần sang màu nâu sẫm, cuối cùng tạo thành màu xanh như hiện tại.

Bức ảnh tượng nữ Thần tự do thời kỳ đầu. (Ảnh: Wikipedia)

Sự thay đổi màu sắc đầu tiên của bức tượng do có sự tham gia của phản ứng oxy hoá giữa vỏ đồng với không khí, tạo thành Cuprite màu đỏ hồng (quặng đồng Cu₂O). Cuprite sau khi trải qua quá trình oxy hoá và hình thành một loại đồng đen Tenorite, vì vậy màu sắc càng ngày càng đậm hơn, từ màu đồng sáng đã chuyển sang thành màu đồng nâu sẫm.

Không khí ô nhiễm cũng sản sinh ra tác dụng. Làm lưu huỳnh trong không khí và nước phát sinh phản ứng hoá học, hình thành axit sunfuric (H₂SO₄).

H₂SO₄ (axit sunfuric) phản ứng với đồng oxi hoá (Cu₂O), cuối cùng tạo thành màu sắc bức tượng như hiện tại. Hơn nữa, clorua có trong nước biển, bốn bên bao quanh bức tượng cũng làm bề ngoài của nó ngày càng xanh hơn.

(Ảnh: Shutterstock)

Trải qua thời gian hơn 100 năm, Tượng Nữ thần Tự do vẫn lưu giữ màu xanh lam đến hiện tại. Lớp đồng ngoài cùng của bức tượng tuy đã ổn định về mặt hoá học, tuy nhiên lớp đồng bên trong vẫn giữ được màu đồng sáng nguyên bản.

Mặc dù có người kiến nghị rằng nên khôi phục lại màu sắc ban đầu của Tượng Nữ thần Tự do, nhưng đa số người dân đã quen với màu xanh của bức tượng, vì vậy kiến nghị này đã bị từ chối.

Thanh Thanh

Xem thêm:

Thanh Thanh

Published by
Thanh Thanh

Recent Posts

Bộ Công thương: Hàng hiệu giả công khai bán tại các tuyến phố du lịch Đà Nẵng

Một đợt cao điểm trấn áp buôn lậu và hàng giả được thực hiện từ…

9 phút ago

Bí quyết sống thọ đã được người đoạt giải Nobel khám phá, nguyên nhân thật bất ngờ

Theo hiểu biết thông thường, sống thọ thường liên quan đến tập luyện, bỏ thuốc…

27 phút ago

Giáo sư virus học Gintsburg người Nga cảnh báo về đại dịch “cúm mèo” toàn cầu

Giáo sư Alexander Gintsburg cảnh báo rằng cúm gia cầm H5N1 hiện đang lây lan…

31 phút ago

Ngoại trưởng Rubio cáo buộc cựu Tổng thống Biden “thiếu trách nhiệm” trong vấn đề Nga

Chính quyền của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã hành động một cách…

57 phút ago

EU thông qua kế hoạch quân sự hóa trị giá 150 tỷ euro

Các đại sứ Liên minh châu Âu (EU) đã phê duyệt một chương trình vay…

1 giờ ago

Cựu cố vấn tổng thống Ukraine bị bắn tử vong ở Tây Ban Nha

Cựu nhà lập pháp Ukraine và cố vấn tổng thống, ông Andrey Portnov đã bị…

1 giờ ago