Sống lâu ở Nhật, rất nhiều người đều bội phục những thành tựu về sản xuất, giáo dục và tố chất của người dân cũng như phương thức quản lý xã hội của đất nước này, đồng thời cũng khen ngợi thành tựu về mặt giao thông của Nhật Bản: Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở Nhật rất thấp.
Theo tờ Journey Tokyo, các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ tử vong do tai nạn xe ở Nhật chỉ có 0.77, tỷ lệ này lần lượt ở Anh, Canada, Úc, Pháp, và Mỹ là 1.1, 1.2, 1.17, 1.59 và 1.77. Còn ở Việt Nam, mỗi năm số người tử vong do tai nạn giao thông nằm trong top đầu của thế giới, nếu so sánh với Nhật thì sẽ khiến nhiều người phải “giật mình”.
Về vấn đề này, chúng ta phải suy ngẫm đến việc một quốc gia dân số đông (hơn 127 triệu người) thuộc top đầu thế giới, diện tích lãnh thổ nhỏ hẹp mà lại rất phát triển về xe hơi như Nhật thì làm thế nào để có thể giảm tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông xuống đến mức thấp như vậy?
Ở Nhật, trường học bắt đầu giáo dục an toàn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, cấp tiểu học sẽ có những chuyên gia về giao thông dạy trẻ những kiến thức giao thông. Giờ đến lớp và tan học, các em phải đội mũ màu vàng nổi bật để gây sự chú ý giống như tín hiệu đèn vàng giao thông, nhằm cảnh báo những người lái xe trên đường, từ đó giảm tai nạn giao thông.
Những ai đến Nhật chơi hay du lịch đều sẽ nhận ra một điều đó là tốc độ lái xe không nhanh, khi đến giao lộ, người Nhật đều sẽ giảm tốc hoặc dừng lại nhìn trái phải, xác định không có người đi bộ rồi mới đi tiếp, chỉ số an toàn vì thế được tăng cao.
Nhật Bản quy việc lái xe sau khi uống rượu là phạm tội hình sự trong “Luật giao thông đường bộ”, luật này quy định: Lái xe sau khi uống rượu sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe, ngồi tù với thời hạn dưới 10 năm, thêm vào đó là phải chịu mức phạt 1 triệu Yên, đồng thời không được cấp giấy phép lái xe trong vòng từ 3-10 năm.
Ở Nhật, việc lái xe sau khi uống rượu là một hành vi khiến người ta ghét bỏ, bị xem là “kẻ thù của xã hội”. Phạt nặng như vậy, tất nhiên sẽ ít ai dám lái xe sau khi uống rượu.
Tại các ngã tư ở Nhật hầu như đều có nút bấm ưu tiên cho người đi bộ, người đi bộ sẽ ấn vào nút này khi cần qua đường, tín hiệu đèn sẽ thay đổi để họ đi qua. Điều này không có ở Việt Nam.
Trên đường phố Nhật, vừa mới đi một đoạn là sẽ có đèn giao thông, điều này khiến xe không thể chạy quá nhanh. (Không bao gồm khu dân cư).
Ở Nhật, có rất nhiều nơi có gương giao thông góc rộng, tỷ lệ xảy ra tai nạn giao thông rất thấp cũng có liên quan đến loại gương này.
Chắc hẳn những ai từng đi Nhật cũng đã trải nghiệm, khi bạn qua đường mà gặp xe, người lái xe đều sẽ chủ động nhường người đi bộ đi qua, nếu bạn chưa đi qua, xe cũng không chạy. Đa số những người lái xe ở Nhật đều làm điều này, nhìn thì có vẻ là hành động đơn giản, thật ra phía sau cần có yếu tố giáo dục đạo đức.
Thanh Vân
Xem thêm:
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…