Một trận ôn dịch không chỉ tạo thành khủng hoảng cho toàn cầu, mà còn thay đổi trạng thái sinh sống của rất nhiều người.
Đại dịch SARS năm 2003 và viêm phổi Vũ Hán hiện tại xảy ra tại hai bối cảnh khác nhau, khi đó Internet mới phát triển, y tế cũng không được hiện đại như ngày nay.
Để giảm thiểu bệnh dịch lây lan, vì vậy giảm tiếp xúc giữa người và người đã trở thành nguyên tắc bắt buộc để phòng bệnh. Điều này cũng khiến các công ty, trường học có những lựa chọn mới để ứng phó với ôn dịch. Làm việc từ xa, dạy học trực tuyến trở thành trào lưu mới. Tuy nhiên ôn dịch cuối cùng sẽ kết thúc, liệu trào lưu mới này có trở thành xu thế mới trong tương lai?
Bà Audrey Tang, Ủy viên của Viện Khoa học Hành chính Đài Loan chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn rằng bà đã có kinh nghiệm hơn 20 năm làm việc từ xa. Ngay từ 4 năm trước, bà đã cho rằng làm việc ở nhà có thể là xu thế mới trong tương lai.
Rất có thể làm việc từ xa sẽ trở thành xu thế mới, đặc biệt từ sau đại dịch SARS đến nay đã trải qua hơn 17 năm, không chỉ Internet phát triển, băng thông cũng mở rộng, dữ liệu di động được nâng cấp từ 2G, 3G lên 4G, khiến người sử dụng ngày càng thuận tiện, hơn nữa thiết bị mạng ngày trước chỉ có PC, bút điện thì hiện tại điện thoại, Ipad, TV đều có thể lên mạng với tốc độ cao thông qua Wifi. Vì vậy làm việc ở nhà cũng trở nên vô cùng thuận tiện.
Thành phố Tân Bắc của Đài Loan dẫn đầu trong giáo dục trực tuyến với phương châm “Ngừng lên lớp nhưng không ngừng học”. Có rất nhiều giáo viên được phỏng vấn cho rằng dưới tình hình dịch bệnh hiện nay, tương lai học trực tuyến sẽ ngày càng phổ cập, ngoài ra cũng liên tục cung cấp nội dung phong phú để phù hợp với nhu cầu người dùng.
Các nhà cung cấp nền tảng học tập trực tuyến ban đầu ước tính rằng phải chờ khoảng 3 năm nữa thì giáo dục trực tuyến sẽ thay thế các cơ sở đào tạo ngoại tuyến và trở thành xu thế chính của giáo dục. Tuy nhiên, dưới tình hình dịch bệnh như hiện nay thì điều này có thể sẽ đến sớm hơn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tán thành với xu thế mới này. Mặc dù làm việc từ xa có thể khiến người làm việc linh động hơn, giảm chi phí giao thông đi lại, nhưng không phải công ty nào cũng áp dụng điều này. Hơn nữa cũng cần suy xét đến nguy cơ bảo mật, bên cạnh đó nhiều nhân viên phát hiện, vốn dĩ cho rằng làm việc linh động, nhưng cả ngày đợi mệnh lệnh của cấp trên lại trở thành chuyện thường ngày.
Ngoài ra cũng có giáo viên lo lắng rằng đây là thời điểm then chốt để những học sinh ở độ tuổi thanh thiếu niên được bồi dưỡng cuộc sống đoàn thể, hỗ trợ lẫn nhau để trưởng thành. Nếu quá lạm dụng học tập trực tuyến, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cả thân lẫn tâm của các em. Hơn nữa trước mắt vẫn có sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, tính ổn định của đường truyền Internet và băng thông khác nhau cũng có thể ảnh hưởng bất lợi đến quyền lợi học tập của các em.
Ngọc Trân
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…