Cuộc sống của nhân dân Triều Tiên cho đến tận ngày nay vẫn còn là điều bí ẩn mơ hồ đối với những người sống ở thế giới bên ngoài như chúng ta.
Khác với cha mình, lãnh đạo tối cao của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên – ông Kim Jong Un được hưởng nền giáo dục tự do của châu Âu. Song khác với những gì bạn mong đợi, ông ta lại xây dựng quốc gia theo đường lối “bế quan tỏa cảng”, mặc cho đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế.
Nhưng ít nhất, đất nước này vẫn còn có Internet, có nghĩa rằng áp lực tù túng của Bắc Triều Tiên đang dần trở nên khả quan hơn.
Mặc dù công nghệ tân thời là điều xa xỉ tại đất nước mệnh danh là “bí ẩn nhất thế giới” này, nhưng các dấu hiệu cho thấy người dân Triều Tiền ngày càng tiếp cận hơn với thế giới bên ngoài nhờ mạng lưới trực tuyến.
Dưới đây là những cách sử dụng công nghệ lạ lùng chỉ có ở Bắc Triều Tiên:
Mặc dù Bắc Triều Tiên có Internet, nhưng lượng truy cập lại vô cùng hạn chế và chỉ người nước ngoài hoặc giới thượng lưu mới được cho phép dùng.
Hầu hết người dân chỉ sử dụng mạng Internet nội bộ, gọi là Kwangmyong, nó hoàn toàn bị cách ly với thế giới bên ngoài. Hầu hết các trang web là dành cho tổ chức chính phủ, nhưng hiện nay đang có dấu hiệu mở cửa cho thương mại hóa. Trang web mua sắm online đầu tiên của đất nước này có tên gọi là Okryu, ra mắt năm 2015.
Mặc dù Triều Tiên chặn truy cập Facebook trên mạng Internet, nhưng chính phủ lại có vẻ thích ý tưởng này. Quốc gia này đã tạo ra một phiên bản mô phỏng Facebook. Sau đó nhà nghiên cứu Doug Madory thuộc Dyn Network đã phát hiện ra phiên bản này, tuy nhiên nó cũng bị hacker tấn công ngay sau đó. Mạng xã hội mô phỏng Facebook này cũng có đầy đủ các chức năng, cho phép người dùng đăng ký bằng email và đăng tải tin nhắn lên tường nhà người khác. Không biết sau vụ tấn công, phiên bản này có nổi tiếng và thu hút nhiều người dùng tại Bắc Triều Tiên hay không.
Giống như các quốc gia đang phát triển khác, Triều Tiên cũng đã bỏ điện thoại cố định và băng thông rộng để chuyển sang điện thoại di động. Theo nhà mạng Kyryolink, hiện có khoảng 3 triệu thuê bao di động. Trong khi đó, theo ước tính của Andrei LanKov – tác giả cuốn “Sự thật về Triều Tiên”, chỉ có khoảng vài trăm ngàn người sở hữu máy tính.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, nhà mạng Kyryolink không cho phép người dùng gọi đi quốc tế, mặc dù nhiều người dân sống gần biên giới Trung Quốc vẫn mua lậu điện thoại và thẻ SIM để gọi cho thân nhân đã trốn ra khỏi đất nước. Tổ chức này cũng nhấn mạnh rằng, đây là một sự liều mạng trong kinh doanh, bởi một khi bị phát hiện, nhà chức trách sẽ lập tức bắt giữ những ai sử dụng điện thoại nhập ngoại.
Người Triều Tiên có máy tính, nhưng hầu hết chỉ dành cho giới thượng lưu, chẳng hạn như những sinh viên may mắn được học tại trường Đại học Bình Nhưỡng. Ở các quán cà phê Internet và một số trường học cũng có máy tính, nhưng việc sử dụng sẽ bị giám sát.
Theo Andrei Lankov, chính vì máy tính là đồ hiếm nên thanh niên sinh sống tại thủ đô Bình Nhưỡng sử dụng USB làm phụ kiện thời trang.
Theo nhà nghiên cứu an ninh Florian Grunow và Niklaus Schiess người Đức, Bắc Triều Tiên cũng đã xây dựng hệ điều hành riêng với tên gọi là Red Star, nó bao gồm ứng dụng xử lý văn bản, lịch ngày tháng và trình soạn nhạc. Do người dân sử dụng USB nhập lậu từ Trung Quốc để trao đổi các bộ phim, tin tức và nhiều thông tin truyền thông khác một cách bất hợp pháp; nên hệ điều hành này sẽ đánh dấu các file và chúng có thể bị truy xuất khi truyển tải.
Hệ điều hành Red Star 2.0 từng có giao diện giống như Windows, nhưng đến phiên bản 3.0 đã được cải tiến và trông chẳng khác gì OS X của Apple
Bắc Triều Tiên cũng đã bắt kịp với máy tính bảng. Năm ngoái, các nhà nghiên cứu an ninh Florian Grunow, Niklaus Schiess và Manuel Lubetzki đã phát hiện ra chiếc máy tính bảng Woolim của quốc gia này. Không có kết nối Wi-Fi hay Bluetooth, máy tính bảng này chạy một phiên bản Android tùy biến. Mặc dù được sản xuất tại Trung Quốc với chi phí khá rẻ, khoảng 250 Euro (~ 6.120.000 VND), nhưng nó lại quá đắt đỏ đối với người dân tại đất nước này.
Theo Barbara Kemick, tác giả cuốn “Nothing to Envy” – một sê-ri những bài phỏng vấn người đào thoát khỏi Triều Tiên – thì việc sở hữu tivi không phải là điều lạ lùng tại đây, bởi vì nó là công cụ hữu ích trong công tác tuyên truyền cho chính phủ đất nước này. Nhưng nó được cài đặt toàn các kênh của Bắc Triều Tiên, và cảnh sát sẽ tới kiểm tra bất cứ lúc nào để xem xét chế độ thiết lập này có bị thay đổi hay không.
Nhà mạng di động chủ đạo ở Triều Tiên là Koryolink – một liên doanh giữa công ty viễn thông Ai Cập Orascom và chính phủ. Tuy nhiên, Orascom đã mất quyền kiểm soát Koryolink từ năm 2015 khi đối thủ chính của nó là Byol, một công ty có vốn đầu tư nhà nước nổi lên thời điểm đó. Byol có thể sáp nhập với Kyryolink, bỏ lại Orascom với tương lai mù mịt và phải đối mặt với tình trạng kiểm soát toàn quyền của chính phủ lên dịch vụ viễn thông.
Theo Bussiness Insider
Bích Ngân biên dịch
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…