12 cái cây ‘dị biệt’ nắm giữ kỷ lục trong thế giới thực vật

Từ cây cao nhất đến cây nhiều tuổi nhất; từ sinh trưởng nhanh nhất đến độc tính cao nhất, những mẫu cây này đã ghi danh vào kỷ lục thế giới nhờ những đặc điểm đáng kinh ngạc.

Có lẽ loài người không thể tồn tại nếu thiếu cây xanh, vì vậy tất cả các loài thực vật từ lớn đến nhỏ đều trở nên quan trọng trong hệ sinh thái. Có một cuốn sách đặc biệt ghi lại tên những cây cụ thể và loài cây với đặc điểm lý thú nhất: Sách kỷ lục thế giới Guinness.

Được viết lần đầu bởi giám đốc điều hành nhà máy bia Guinness năm 1954, phiên bản đầu tiên của thương hiệu nổi tiếng ngày nay là một cuốn sách quảng cáo các sự kiện và số liệu để giúp giải quyết tranh cãi trong quán rượu. Ngày nay chúng ta đã có Internet để tra cứu, nhưng sách kỷ lục Guinness vẫn là một công cụ thú vị ghi lại những điều hay ho nhất.

Những cái cây “siêu sao” dưới đây đều nắm giữ kỷ lục thế giới trong danh mục của mình. Tuy chúng có thể bị những loài cây vượt trội khác thay thế trong tương lai, ít nhất giờ đây chúng vẫn đang sở hữu vị trí của mình trong sách Guinness.

1. Cây sinh trưởng nhanh nhất: Cây hông hoa lớn


(Ảnh: Jean-Pol GRANDMONT)

Danh hiệu: “Cây lớn nhanh nhất” thế giới thuộc về cây hông hoa lớn (Paulownia tomentosa), với các tên gọi khác như cây nữ hoàng hoặc cây mao địa hoàng cổ thụ (vì hoa của chúng nở rộ hệt như hoa mao địa hoàng). Loài cây này có thể cao tới 6 mét trong năm đầu, và 30 cm trong vòng 3 tuần. Đặc biệt, loài cây này sản xuất ra lượng oxy cao gấp ba đến bốn lần so với các loại cây khác trong quá trình quang hợp. Quả là đáng nể!

2. Cây cao nhất: Cây gỗ đỏ Hyperion


(Ảnh:
M. D. Vaden)

Hyperion là tên của một cây gỗ đỏ (Sequoia sempervirens) với chiều cao 115,54 mét được tìm thấy bởi Chris Atkins và Michael Taylor tại Vườn Quốc gia California năm 2006, được ghi nhận là cây cao nhất thế giới.

Trước thế kỷ 19, loài cây gỗ đỏ trải dài 2 triệu mẫu Anh dọc vùng duyên hải bờ Tây nước Mỹ, từ Big Sur đến phía nam Oregon. Cơn sốt đào vàng đã kéo theo khai thác gỗ, ngày nay diện tích rừng gỗ đỏ chỉ còn lại 5% so với ban đầu. Cây Hyperion may mắn sống sót, nhưng ai biết được có bao nhiêu cái cây lớn hơn đã trở thành nạn nhân trước lòng tham con người? May mắn thay ngày nay có một số người đang gắng sức bảo tồn các loài thực vật, như câu chuyện cặp vợ chồng mua đất hoang và dành 25 năm để cải tạo thành rừng.

3. Cây sống ở vùng cao nhất: Polylepis tarapacana

(Ảnh: Rodrisan)

Polylepis tarapacana có thể sống tới 700 năm ở hệ sinh thái bán khô vùng trung tâm khu vực núi Andes. Loài cây này sinh sống ở độ cao từ 4.000 – 5.200 mét trên mực nước biển. Theo sách kỷ lục Guinness, chi Polyleptis là một chi trong họ Rosaceae và bao gồm 28 loài cây từ cỡ nhỏ đến cỡ trung bình xanh tốt quanh năm, mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới núi Andes (từ Venezuela tới bắc Argentina).

4. Cây cao tuổi nhất: Prometheus

(Ảnh: Rick Goldwaser)

Cây cao tuổi nhất được ghi chép đã có tuổi đời 5.200 năm. Cây tùng dai (bristlecone pine) này được gọi là Prometheus và sống ở Nevada. Bức ảnh dưới của một cây tùng dai khác, không phải cây Prometheus. Thật đáng tiếc, cây Prometheus đã bị chặt bởi một nhà địa chất nghiên cứu về cây vào năm 1963, cho nên ảnh mà các bạn thấy không phải là nó. Trên cây Prometheus có 4867 vòng cây đã được ghi nhận, nhưng so với khí hậu khắc nghiệt thực tế, ước tính tuổi thật của cây là 5.200 tuổi.

>> Kỷ lục của thực vật: Loài thông cổ thụ sống liền 5 thiên niên kỷ

5. Cây có thể tích lớn nhất: Cây Tướng quân Sherman

(Ảnh: Neal Parish)

Cây sequoia khổng lồ (Sequoiadendron giganteum) với tên gọi: Tướng quân Sherman đã giữ danh hiệu cây to lớn nhất về thể tích. Nằm trong công viên Quốc gia California, vẻ đẹp hùng vĩ 2100 tuổi này có chiều cao 82,6 mét. Thể tích của cành cây đạt 1530 m3. Cân nặng của cây ước tính đạt 1814 tấn.

6. Cây có độc tính cao nhất: Manchineel

(Ảnh: Richard A. Howard)

Chúng ta không thể sống nếu thiếu cây cối, nhưng có lẽ đối với một vài loại cây nhất định thì tốt nhất là nên tránh xa. Được tìm thấy ở vùng Everglades của Florida và vùng bờ biển Caribê, nhựa cây Manchineel đầy độc tính và chứa nhiều axit đến mức chỉ cần dính vào da sẽ gây phồng rộp, và nếu dính vào mắt sẽ gây mù.

Khi trời mưa, nếu đứng dưới cây này thì nước nhỏ ra cũng có thể làm bạn bị phồng da.

Cây này cũng có quả giống quả táo (bơm) thường thấy. Sách kỷ lục Guinness ghi rằng chỉ cần cắn một miếng thì bạn có thể bị rộp toàn thân, đau nhức dữ dội và thậm chí thiệt mạng.

Và nếu một cây này bị đốt, khói bốc ra cũng khiến những người dính phải bị mù mắt!

7. Cây cao tuổi nhất thế giới do người trồng: Cây bồ đề

(Ảnh: Wikimedia)

Cây có tuổi đời lớn nhất do con người trồng đã 2300 năm tuổi, là một cây bồ đề tại Sri Lanka. Đây là cây được chiết từ cây bồ đề mẹ nổi tiếng thế giới tương truyền là nơi Phật Thích Ca Mâu Ni khai ngộ. Cái cây này được trồng năm 288 TCN.

8. Bộ rễ lâu năm nhất: Cây Tjikko

(Ảnh: Karl Brodowsky)

Cây vân sam Na uy (Picea abies) sống ở Thụy Điển được bao quanh bởi những vết ngoằn ngoèo dưới mặt đất. Bằng phương pháp đồng vị phóng xạ cacbon, các nhà khoa học đã công bố rằng bộ rễ cây này có tuổi thọ 9550 năm.

Với tên gọi Tjikko, một bài báo năm 2008 đã công bố rằng đây là cây sinh sản vô tính lâu đời nhất. Trên thực tế, đây là cây con lâu đời nhất, nghĩa là nó đã từng tái sinh các thân, cành và rễ qua hàng nghìn năm hơn là chỉ một cây độc nhất.

Theo sách Guinness giải thích: “Độ tuổi của cây này liên quan đến việc nhân bản thực vật. Hầu như tất cả các loại cành và rễ đều có khả năng nhân giống thực vật.Trong trường hợp này, rễ của cây 9.550 năm tuổi có thể tạo ra cây mới.”

9. Cây bạch tạng lớn nhất: Cây gỗ đỏ ma

(Ảnh: Cole Shatto)

Cây bạch tạng lớn nhất thế giới được gọi là “cây gỗ đỏ ma”, thuộc loài cây gỗ đỏ ở California. Chỉ có 25 đến 60 cá thể của loài này là không chứa diệp lục – dẫn đến hiện tượng cây có màu trắng muốt thay vì xanh lục như các loài cây thông thường.

10. Loài cây lâu đời nhất: Ginkgo biloba

(Ảnh: Wikimedia)

Có một lý do khiến cho lá của loài cây dương xỉ này nhìn thật giống lá cây kỷ Jura, chính là bởi vì chúng đã xuất hiện trên trái đất 160 triệu năm về trước. Loài cây lâu đời nhất này xuất hiện từ kỷ Jura và được biết đến với tên gọi: “Hóa thạch sống cổ nhất” và “giống cây cổ nhất”. Những chiếc lá hóa thạch từ tổ tiên của cây Gingko được tìm thấy trong lớp đá trầm tích từ giữa kỷ Jura và kỷ Tam Điệp, vào khoảng 135 – 210 triệu năm về trước.

11. Cây có chu vi thân lớn nhất: Cây bụt El Arbol del Tule

(Ảnh: Rodolfo Araiza G.)

Cây còn sống có chu vi lớn nhất thuộc loài cây bách Montezuma ((Taxodium mucronatum) tại Oaxaca, Mexico. Được biết đến với tên gọi El Arbol del Tule (cây Tule). Một cây trưởng thành thuộc loài này có thể cao tới 42 mét và chu vi lên tới 36 mét, đường kính 11,5 mét khi đo ở độ cao cách mặt đất 1,5 mét. 10 chiếc ôtô nối đuôi nhau mới có thể bao trọn chu vi của cây bụt này.

12. Tán cây lớn nhất: Cây Bách Mã

(Ảnh: LuckyLisp)

Danh hiệu cho cây có vòng ngoài lớn nhất thuộc về cây dẻ thơm châu Âu mang tên Bách Mã (Tree of the Hundred Horses), với đường bao quanh thân dài 57,9 mét vào năm 1780.

Đây là cây dẻ lớn nhất và cổ nhất thế giới, với 2000-4000 năm tuổi. Mặc dù đã từng giữ kỷ lục về cây có chu vi lớn nhất, song hiện nay cá thể này đã bị chia làm 3 phần. Tên của cây bắt đầu từ truyền thuyết kể rằng một vị hoàng hậu xứ Aragon và hơn 100 kỵ sĩ của bà đã trú ẩn dưới tán lá cây này trong một trận bão.

Theo TreeHugger,
Minh Anh dịch

Xem thêm:

minh anh

Published by
minh anh

Recent Posts

Bà Chủ Xuyên Việt Oil bị đề nghị mức án 30 năm tù

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…

10 phút ago

Biểu tình ôn hòa chống NATO biến thành bạo động tại Montreal, Canada

Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…

33 phút ago

Quảng Nam: Một điểm trường vừa khánh thành bị sập do đồi sạt lở

35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…

57 phút ago

Iran công bố động thái hạt nhân mới

Iran đã hiện thực cam kết mở rộng chương trình hạt nhân nhằm đáp trả…

58 phút ago

Mưa lũ, sạt lở, nhiều nơi ở Quảng Ngãi, Bình Định bị chia cắt

Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…

2 giờ ago

Đi tiểu nhiều, ù tai là triệu chứng thận hư, xoa bóp có thể cải thiện triệu chứng

Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…

2 giờ ago