2021 là năm ngắn nhất trong lịch sử?

Nhà truyền thông khoa học Graham Jones thuộc công ty TimeAndDate nói với hãng tin Newsweek hôm 31/12 vừa qua rằng năm 2021 ngắn hơn trung bình khoảng 65 mili giây và là năm ngắn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử.

(Ảnh minh họa: danm12/Shutterstock)

Nguyên nhân được cho là do tốc độ quay của Trái Đất. Chỉ một thay đổi nhỏ trong tốc độ quay của Hành tinh Xanh cũng có thể khiến một ngày trở nên dài hoặc ngắn hơn một phần nhỏ của giây so với mức trung bình 86.400 giây.

“Nếu nhìn vào độ dài của một ngày trong suốt cả năm, bạn có thể thấy các mốc đỉnh và đáy. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến điều này là quỹ đạo Mặt Trăng và khoảng cách giữa Mặt Trăng với Trái Đất”, ông Graham cho biết. Đây là tác động tương đối ngắn hạn, nhưng các yếu tố khác, như chuyển động của đại dương và chuyển động bên trong Hành tinh Xanh được cho là có ảnh hưởng lâu dài hơn. Tuy nhiên, giới khoa học chưa hoàn toàn hiểu rõ về việc này. Vậy nên, rất khó để đưa ra dự đoán về tốc độ quay của Trái Đất trước đó 6 tháng.

Nhìn chung, nhiều người cho rằng Trái Đất đã quay chậm lại trong một thời gian dài, khiến các năm dần dần dài ra, theo ông Graham. Họ suy luận điều này từ những yếu tố như đặc điểm về địa chất hoặc các quan sát về nhật thực.

“Điều thú vị trong năm 2020 là chúng tôi nhận thấy rằng Trái Đất có sự bùng nổ về tốc độ. Tốc độ tăng tốc đã giảm nhưng Trái Đất vẫn tiếp tục quay nhanh nên năm 2021 diễn ra nhanh hơn. Năm 2022 có thể cũng sẽ ngắn hơn một chút nhưng rất khó để khẳng định chắc chắn về điều này”, ông Graham cho hay.

Số liệu chính thức về độ dài của một ngày được công bố bởi Văn phòng Vòng quay Trái Đất Quốc tế (IERS). Đây cũng là tổ chức đưa ra các quyết định về giây nhuận (leap second) nếu tốc độ quay của Trái Đất vượt hoặc trễ quá nhiều so với lịch trình.

Từ những năm 1960, các nhà khoa học đã đo độ dài của ngày bằng đồng hồ nguyên tử (atomic clock), loại đồng hồ cực kỳ chính xác, không nhanh hay chậm quá 0,0000001 giây/năm so với đồng hồ lý tưởng. Nhờ đồng hồ nguyên tử, các nhà khoa học có thể biết chính xác khi nào thì độ dài của ngày sai lệch so với mức trung bình.

“Khi thời gian nguyên tử được quốc tế chấp thuận vào năm 1967, các đồng hồ nguyên tử ổn định hơn 100 lần so với năm Mặt Trời. Trong 30 năm qua, đồng hồ nguyên tử đã được cải tiến hơn 1 triệu lần”, theo ông Kurt Gibble, chuyên gia về đồng hồ nguyên tử, giáo sư vật lý tại Đại học Tiểu bang Pennsylvania, Mỹ.

“Đồng hồ nguyên tử ngày nay có thể giúp kiểm tra một cách chính xác kiến thức của chúng ta về vật lý cơ bản, qua đó đảm bảo tính an toàn của các giao dịch tài chính, dễ dàng cung cấp thời gian theo yêu cầu, chính xác đến một phần tỷ giây, cho những hệ thống lập bản đồ sử dụng Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) để hướng dẫn xe cộ đi tới gần như mọi nơi trên Trái Đất”, ông Gibble cho hay.

Theo Newsweek,

Phan Anh

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

3 giờ ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

3 giờ ago

18 Chiến thắng lớn, tuyệt đẹp của Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuỗi chiến thắng vang dội trong gần…

4 giờ ago

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump là cần thiết

Điện Kremlin cho biết một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng…

4 giờ ago

Việt Nam yêu cầu 34 tỉnh, thành phố hoàn thiện kiểm kê đất đai năm 2024

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, 34 tỉnh, thành phố được Bộ Nông…

5 giờ ago