Một nhóm các nhà nghiên cứu Đức cho biết trong tuần này rằng họ có thể đã phát hiện được nguyên nhân gây ra tình trạng máu đông hiếm gặp ở một số người đã tiêm vắc-xin COVID-19.
Rolf Marschalek, giáo sư tại Đại học Goethe ở Frankfurt, người đã tham gia vào các nghiên cứu xem xét tình trạng đông máu hiếm gặp do vắc-xin AstraZeneca gây ra, cho biết các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng này có thể bị kích hoạt bởi các vec-tơ adenovirus.
Adenovirus (loại virus cảm lạnh thông thường không thể tái tạo) là cơ chế chủ yếu được sử dụng bởi cả vắc-xin AstraZeneca và Johnson & Johnson, cung cấp các hướng dẫn di truyền cho protein đột biến của virus vào cơ thể người tiêm. Trong khi đó, vắc-xin do Moderna và Pfizer sản xuất sử dụng công nghệ mRNA.
Các nhà khoa học Đức do Marschalek đứng đầu cho biết trong một bài báo nghiên cứu (chưa qua bình duyệt) rằng vấn đề có thể xuất hiện khi adenovirus xâm nhập vào nhân tế bào chứ không phải dịch tế bào, nơi virus tạo ra protein.
Theo The Guardian, các nhà khoa học cho biết: “Vòng đời của adenovirus bao gồm sự lây nhiễm của các tế bào… sự xâm nhập của DNA adenovirus vào nhân, và sau đó là phiên mã gen bằng máy phiên mã vật chủ. Và chính xác vấn đề nằm ở đây: đoạn DNA của virus… không được tối ưu hóa để được phiên mã bên trong nhân”.
Marschalek cho biết trên tờ Financial Times rằng vắc-xin dựa trên mRNA cung cấp vật liệu di truyền của protein đột biến vào dịch tế bào, và nó không bao giờ đi vào nhân.
Marschalek nói: “Khi những… gen virus này nằm trong nhân, chúng có thể gây ra một số vấn đề”. Ông cho biết thêm rằng vắc-xin sử dụng adenovirus có thể được thiết kế lại để tránh vấn đề này trong tương lai.
Johnson & Johnson “đang cố gắng tối ưu hóa vắc-xin của mình ngay bây giờ”, ông chia sẻ trên Financial Times. “Với dữ liệu chúng tôi có trong tay, chúng tôi có thể cho các công ty biết cách biến đổi các trình tự này, mã hóa protein đột biến theo cách ngăn chặn các phản ứng liên kết ngoài ý muốn”.
Nhóm nghiên cứu của Đức vẫn chưa nói chuyện với AstraZeneca về vấn đề này. Marschalek cho hay thêm rằng nếu họ liên hệ, thì ông có thể cho họ biết phải làm gì để tạo ra một loại vắc-xin tốt hơn.
Vào đầu năm 2021, có hơn 10 quốc gia châu Âu đã tạm ngừng sử dụng vắc-xin AstraZeneca do vấn đề liên quan đến máu đông. Sau đó, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) đã hủy bỏ việc đình chỉ, mặc dù Đan Mạch đã ngừng sử dụng hoàn toàn loại vắc-xin này.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) sau đó đã khuyến nghị việc tạm dừng sử dụng vắc-xin Johnson & Johnson sau khi xuất hiện các báo cáo về tình trạng máu đông được tìm thấy chủ yếu phụ nữ. Các cơ quan này sau đó đã kết luận rằng loại vắc-xin trên có thể được sử dụng.
Tuy nhiên, CDC đang tiến hành điều tra vắc-xin sử dụng công nghệ mRNA của Pfizer và AstraZeneca sau khi một số người trẻ tuổi xuất hiện tình trạng viêm cơ tim sau khi tiêm. Vắc-xin mRNA sử dụng axit ribonucleic thông tin (RNA) để tạo ra một protein thúc đẩy phản ứng miễn dịch ở người.
Theo The Epoch Times,
Phan Anh
Xem thêm:
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…