Chuyên gia: Có vắc-xin cũng không thể bình thường như khi chưa có dịch COVID-19
- Phó Mỹ Huyên
- •
Thứ Ba tuần trước (4/8), Giám đốc Y tế Công của Canada đã chỉ ra rằng, ngay cả khi những nỗ lực toàn cầu để tìm ra một loại vắc-xin cho dịch COVID-19 thành công, thì nhiều biện pháp kiểm soát đại dịch có thể vẫn cần được tiếp tục duy trì kéo dài nhiều năm.
Dịch bệnh đã khiến các nước đua tranh phát triển vắc-xin phòng chống virus. Đến nay đã có nhiều vắc-xin bước vào giai đoạn thử nghiệm thứ 2 và thứ 3.
Trong một buổi họp báo hôm thứ Ba tuần trước (4/8), tiến sĩ Theresa Tam – Giám đốc Y tế Cộng đồng của Canada đã cảnh báo rằng chúng ta không nên dồn mọi kỳ vọng về một cuộc sống sinh hoạt trở lại bình thường vào việc sản xuất vắc-xin.
Một cảnh báo tương tự cũng được Phó Giám đốc Y tế Cộng đồng Howard Njoo đưa ra. Ông cho biết, mọi người có thể nghĩ rằng nếu có vắc-xin thì mọi thứ có thể lùi về quá khứ, nhưng “Tất cả các biện pháp chúng tôi đã thực hiện bây giờ sẽ tiếp tục trong thời gian dài.”
Theo thống kê của Worldometers, đến nay có hơn 20 triệu người trên thế giới đã bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán, trong đó số người tử vong là hơn 737.000 người.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom cảnh báo: “E rằng không bao giờ loại bỏ được hết virus corona mới. Có thể mất một thời gian dài để khôi phục lại cuộc sống và trật tự bình thường.”
Ông cũng chia sẻ về vấn đề vắc-xin: “Hiện tại có rất nhiều loại vắc-xin đang thử nghiệm lâm sàng trong giai đoạn thứ 3. Tôi hy vọng những loại vắc-xin này sẽ ngăn ngừa bệnh cho mọi người. Nhưng đến nay vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc kỳ diệu nào giúp loại bỏ triệt để virus. Và có thể một thời gian dài trong tương lai sẽ chưa thể có.”
Viêm phổi Vũ Hán đã khiến giới chuyên gia y tế khắp nơi gặp khó khăn, nhiều trường hợp bị nhiễm mà không có biểu hiện triệu chứng, còn những trường hợp có triệu chứng nghiêm trọng thì bị suy đường hô hấp và hệ thống cơ thể. Mặc dù bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở người nền tảng sức khỏe có vấn đề, nhưng cả những người trẻ và khỏe mạnh cũng có thể chết vì virus.
Để ứng phó, các nước khắp thế giới đã lần lượt áp dụng các lệnh phong tỏa biên giới và lệnh cấm đi lại chưa từng có, làm cho nền kinh tế đình trệ. Cho dù khi dịch bệnh có dấu hiệu lắng xuống thì nhiều nước bắt đầu tái khởi động lại hoạt động bình thường (bình thường mới), nhưng giới chức y tế công vẫn cảnh báo sẵn sàng tư thế phong tỏa trở lại trong trường hợp virus tái phát.
Dịch bệnh cũng khiến các nước đẩy mạnh phát triển vắc-xin phòng ngừa virus. Hiện đã có nhiều vắc-xin bước vào giai đoạn thử nghiệm thứ 2 và thứ 3. Tuy nhiên, các loại vắc-xin được phát triển nhanh chóng này không phải không gây những lo ngại về tính an toàn bảo đảm. Tiến sĩ Manish Sadarangani, một trợ lý giáo sư tại Đại học British Columbia chỉ ra rằng, việc theo dõi những người tham gia thử nghiệm là rất nghiêm ngặt, sẽ quan sát xem có các phản ứng phụ hay không và như thế nào. Cuộc thăm dò ý dân mới nhất do Viện Angus Reid của Canada công bố cho thấy có khoảng 3/5 người dân Canada lo lắng về tác dụng phụ của vắc-xin virus viêm phổi Vũ Hán.
Phó Mỹ Huyên
MỜI NGHE PODCAST: Phù chính khu tà, triết lý dưỡng sinh Đông – Tây hội ngộ, cứu nguy thời thế
Xem thêm:
Từ khóa vắc-xin virus corona viêm phổi Vũ Hán COVID-19 Vắc xin COVID-19