Dải Ngân hà 400.000 năm sau trông sẽ ra sao?

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách hình dung Dải Ngân hà sau khoảng nửa triệu năm nữa, và nó có thể xuất hiện với một diện mạo hoàn toàn khác.

Hình ảnh cho thấy 40.000 ngôi sao gần với hệ mặt trời của chúng ta nhất sẽ di chuyển như thế nào trong 400.000 năm tới. (Ảnh: ESA)

Bạn đã bao giờ chứng kiến 40.000 ngôi sao băng vụt sáng trên bầu trời cùng một lúc hay chưa?

Nếu chưa, thì Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã tìm ra giải pháp có thể giúp bạn thực hiện điều này. Cụ thể, ESA thiết lập một một mô phỏng dạng time-lapse (video tua nhanh thời gian) dài 60 giây về hình ảnh của Dải Ngân hà, dựa trên những quan sát của Đài quan sát không gian Gaia.

Trong mô phỏng này, có khoảng 40.000 ngôi sao – tất cả đều nằm trong phạm vi 325 năm ánh sáng so với Mặt trời của Trái đất – di chuyển mau lẹ trong không gian và để lại những vệt sáng dài phía sau chúng. Mỗi điểm sáng đại diện cho một thiên thể trong Dải Ngân hà, và mỗi vệt sáng cho thấy chuyển động dự kiến của vật thể đó trong 400.000 năm tới. Những vệt sáng hơn, nhanh hơn nằm gần hệ mặt trời của chúng ta hơn, trong khi những vệt mờ hơn, chậm hơn lại nằm ở xa hơn.

Theo các nhà nghiên cứu của ESA, mô phỏng đã chỉ ra rằng: Vào cuối hình ảnh động, hầu hết các ngôi sao dường như tập trung về phía bên phải của màn hình, trong khi bên trái lại tương đối trống. Lý do có thể là vì mặt trời của chúng ta cũng đang di chuyển liên tục, từ đó khiến các ngôi sao đi qua dường như tụ tập theo hướng ngược lại.

“Nếu bạn tưởng tượng mình đang di chuyển qua một đám đông (đang đứng yên), thì ở trước mặt bạn, mọi người trông có vẻ sẽ xa nhau hơn khi bạn tiến đến gần họ, trong khi ở phía sau bạn, mọi người dường như ở gần nhau hơn khi bạn rời xa khỏi họ,” các nhà nghiên cứu tại ESA cho biết. “Hiệu ứng này cũng xảy ra do chuyển động của Mặt trời đối với các ngôi sao.”

Dữ liệu làm nên mô phỏng này đến từ “phiên bản dữ liệu thứ ba của vệ tinh Gaia” (EDR3), được công bố vào ngày 3/12 vừa qua. Dữ liệu mới chứa thông tin chi tiết về hơn 1,8 tỷ thiên thể, bao gồm vị trí chính xác, vận tốc và quỹ đạo của hơn 330.000 ngôi sao trong vòng 325 năm ánh sáng của Trái đất, theo một công bố từ ESA (40.000 ngôi sao có mặt trong mô phỏng được chọn một cách ngẫu nhiên).

Video cho thấy chuyển động của 40.000 ngôi sao trên bầu trời được lấy từ Gaia EDR3: 

Vệ tinh Gaia được phóng vào năm 2013 với nhiệm vụ xác định nhanh vị trí, khoảng cách và chuyển động của các ngôi sao. Lần công bố dữ liệu thứ hai vào năm 2018 đã giúp cho các nhà thiên văn học thu thập bản đồ chi tiết nhất của vũ trụ từ trước đến nay. Theo các nhà nghiên cứu của ESA, phiên bản thứ ba đã bổ sung khoảng 100 triệu thiên thể mới vào kho dữ liệu đó.

Theo Live Science,

Phan Anh

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Tổng thống Trump: Ukraine cần tên lửa Patriot nếu ông Putin từ chối ngừng bắn

Tổng thống Hoa Kỳ Trump cho biết vào thứ sáu (ngày 4 tháng 7) rằng…

2 giờ ago

Anh nông dân Trần Văn Nghĩa lái drone cứu người được trao bằng khen

Với phản xạ nhanh, can đảm đưa thành công hai cháu bé vào bờ bằng…

2 giờ ago

9 quốc gia trên thế giới đã sở hữu hạt nhân như thế nào?

Cuộc cạnh tranh hạt nhân toàn cầu đang bước vào một kỷ nguyên Chiến tranh…

3 giờ ago

Trung Quốc mở rộng nhanh trên biển Hoàng Hải; Chuyên gia: Nhắm vào chiến sự với Đài Loan

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gia tăng hoạt động trên biển Hoàng Hải (Yellow…

3 giờ ago

Reuters: Còn nhiều câu hỏi mở về thuế quan đối với sản phẩm dệt may, da giày từ Việt Nam

Liệu ngành hàng sẽ bị áp thuế suất thông thường (20%) hay thuế suất chuyển…

4 giờ ago

30 triệu trẻ em Trung Quốc “nhiễm chì vượt mức”: Chì ẩn chứa ở đâu?

Một trường mẫu giáo tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc sử dụng chất phụ gia…

6 giờ ago