Ngay sau khi rút đơn kiện OpenAI vào tháng Bảy, vào tháng Tám tỷ phú Elon Musk (người sáng lập hãng xe hơi Tesla và chủ mạng xã hội X) đã tiếp tục các thủ tục pháp lý. Vào thứ Năm tuần trước (14/11), Musk đã nộp đơn kiện lên tòa án liên bang ở Oakland – California với bản cáo trạng sửa đổi.
Lập luận chính của vụ kiện vẫn không thay đổi, đó là OpenAI được hưởng lợi từ sự tham gia ban đầu của ông Musk, nhưng nay lại vi phạm cam kết phi lợi nhuận trong việc công khai kết quả nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, và đang trở thành công ty con vì lợi nhuận của Microsoft.
Theo trang web TechCrunch, nhóm pháp lý của Musk tuyên bố trong vụ kiện rằng OpenAI đang thực hiện các biện pháp nhằm trấn áp các đối thủ cạnh tranh, dĩ nhiên trong đó có xAI do ông thành lập, các thủ đoạn bao gồm như yêu cầu các nhà đầu tư cam kết không cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công ty cạnh tranh của OpenAI. Cáo trạng còn chỉ ra OpenAI có vấn đề trong khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật và chuyên môn của Microsoft, cách khai thác này được các luật sư của Musk mô tả là “giống như đã thực sự sáp nhập”.
Vụ kiện cập nhật bổ sung thêm một số bị đơn như ‘gã khổng lồ’ công nghệ Microsoft và người sáng lập LinkedIn là Reid Hoffman, cựu thành viên hội đồng quản trị OpenAI hiện là phó chủ tịch của Microsoft là bà Dee Templeton. Trong khi đối với nguyên đơn có bổ sung 2 thành viên mới: Shivon Zilis (có 3 con với Musk) hiện là giám đốc điều hành của Neuralink, và công ty trí tuệ nhân tạo xAI do Musk thành lập.
Là một trong những thành viên sáng lập của OpenAI, ban đầu Musk đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận chuyên phát triển công nghệ AI vì phúc lợi xã hội. Nhưng sau đó do khác biệt quan điểm triết lý phát triển công ty, năm 2018 ông quyết định chia tay OpenAI.
Vụ kiện nêu chi tiết những tổn thất mà xAI phải gánh chịu, bao gồm việc không thể được cấp quyền sử dụng công nghệ của OpenAI (do Microsoft có quyền sử dụng độc quyền); không thể mua hoặc sử dụng các nguồn lực tính toán từ Microsoft với điều kiện ưu đãi tương tự như OpenAI, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh; xAI không thể tham gia vào các cuộc trao đổi thông tin về cạnh tranh giữa OpenAI và Microsoft, làm hạn chế khả năng của họ trong việc hiểu rõ hơn về thị trường và phát triển các chiến lược kinh doanh hợp lý.
Đơn kiện đặc biệt chỉ ra nhiều vai trò của người sáng lập LinkedIn là Hoffman: đồng thời trong hội đồng quản trị của Microsoft và OpenAI, còn là đối tác của công ty đầu tư Greylock. Những vai trò trùng lặp này cho Hoffman lợi thế không chính đáng trong các giao dịch kinh doanh với các công ty này.
Hoffman rời khỏi ban quản trị OpenAI vào năm 2023. Được biết, công ty Greylock nơi Hoffman làm việc đã đầu tư vào công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo Inflection, được Microsoft mua lại vào đầu năm nay và Inflection được coi là đối thủ cạnh tranh của OpenAI.
Về bà Templeton, đơn kiện cáo buộc bà trong thời gian là quan sát viên (không có quyền bỏ phiếu) của Microsoft trú tại OpenAI, đã thúc đẩy một thỏa thuận giữa hai công ty vi phạm quy định chống độc quyền.
Vụ kiện nêu rõ rằng quy định cấm đảm nhận vai trò đan xen trong các hội đồng quản trị nhằm mục đích ngăn chặn việc chia sẻ thông tin nhạy cảm có thể vi phạm luật chống độc quyền và tránh các hành vi phản cạnh tranh khác. Nhưng tư cách thành viên hội đồng quản trị OpenAI của Templeton và Hoffman đã vi phạm nguyên tắc này.
Theo luật doanh nghiệp California, cô Zilis là một người thân cận với ông Musk có đủ điều kiện khởi kiện với tư cách là “người chịu thiệt hại”. Cô từng là giám đốc dự án của Tesla từ năm 2017 – 2019 và cũng chịu trách nhiệm về công việc nghiên cứu của Neuralink. Ngoài ra, cô còn là mẹ 3 đứa con của Musk.
Theo đơn kiện, Zilis đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về một số giao dịch nhất định của OpenAI, những lo ngại này rất phù hợp với quan điểm của Musk, nhưng vấn đề chưa bao giờ được quan tâm tương xứng. Lập luận cốt lõi của vụ kiện vẫn giữ nguyên: OpenAI được hưởng lợi từ khoản đầu tư ban đầu của Musk, nhưng đã vi phạm cam kết phi lợi nhuận về việc mở kết quả nghiên cứu AI cho công chúng. Đơn kiện có đoạn: “Cho dù mô hình giao dịch được diễn đạt hay thiết kế khéo léo đến đâu cũng không thể che giấu sự thật rằng tổ chức từ thiện độc lập OpenAI do Musk đồng sáng lập đã cam kết duy trì tính bảo mật và minh bạch, nhưng đang nhanh chóng chuyển đổi thành một công ty con vì lợi nhuận của Microsoft”.
Đáp lại, OpenAI đã đệ đơn yêu cầu bác bỏ vụ kiện vì cho rằng những cáo buộc của Musk là nêu quá sự thật và thiếu căn cứ thực tế dựa trên hoàn cảnh cụ thể.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử ông Scott Bessent làm Bộ trưởng…
Kiev đang nỗ lực phát triển các loại phòng không mới để chống lại "những…
Bài phát biểu công khai hôm thứ Năm (21/11) của Tổng thống Nga Vladimir Putin…
Công ty Cổ phần Tổ hợp y tế kỹ thuật cao An An Hòa đề…
TP.HCM dự kiến chi 2.226 tỷ đồng/năm trợ giá cho doanh nghiệp hoạt động vận…
Đầu tháng này, Chính phủ Mỹ tiết lộ rằng các tin tặc có liên hệ…