Kim tự tháp là những kiến trúc bí ẩn có trên khắp hành tinh của chúng ta, ngay cả ở những nơi xa xôi nhất. Nhưng điều bí ẩn là rất nhiều kim tự tháp lại giống nhau đến kỳ lạ cho dù cách xa cả nửa vòng trái đất.
Từ cấu trúc của Babylon cổ đại cho đến các ngôi chùa của Vương quốc Kush, những kim tự tháp có niên đại khoảng 3000 năm TCN tồn tại khắp nơi trên thế giới với cấu trúc lạ thường đủ hình dạng và kích cỡ. Tại Mexico, bạn có thể thấy những kim tự tháp tròn hay kim tự tháp với góc bo tròn, và kim tự tháp bậc thang rất cao có thể thấy ở Ấn Độ. Tất cả những kim tự tháp này lại có hình dáng tương tự như một số kim tự tháp ở Trung Mỹ.
Cơ bản là các kim tự tháp trên khắp thế giới có hình dạng tương đồng, nếu không nói là giống hệt nhau.
Thú vị thay, nếu hiện nay bạn muốn xây dựng một kiến trúc cao lớn và vững chắc, thì kiến trúc “kim tự tháp” là một sự lựa chọn hoàn hảo, vì nó có cấu trúc vững chắc khi xây dựng lên cao.
Ở châu Á, chúng ta có thể tìm thấy hơn 250 kim tự tháp ở tỉnh Thiểm Tây nằm ở vùng trung tâm Trung Quốc. Chúng ta có thể tìm thấy hơn 150 kim tự tháp ở Ai Cập, và nếu bạn đi đến đảo Mauritius, quần đảo Carany, bắc Sudan, bạn cũng sẽ thấy loại kiến trúc hình chóp tứ diện này. Trong khi đó, tại Peru người ta phát hiện ra khoảng 300 kim tự tháp, rồi một vài kim tự tháp ở Bolivia.
Trên tổng thể chúng ta có thể tìm thấy hơn 10.000 kim tự tháp chỉ tính riêng trong lục địa châu Mỹ.
Số lượng lớn của các kim tự tháp khiến người ta đặt ra câu hỏi, động lực nào đã khiến các nền văn minh cổ đại xây dựng những cấu trúc đáng kinh ngạc này từ Trung Mỹ, châu Phi cho đến châu Á? Và làm thế nào chúng lại rất tương đồng về cấu trúc và kích cỡ, nếu những nền văn minh này không thể giao tiếp với nhau vào thời điểm đó?
Vậy chúng ta giải thích hiện tượng này như thế nào? Những nền văn minh đã trải dài trên khắp hành tinh chúng ta, vậy kiến thức toán học và kỹ thuật đến từ đâu? Bởi vì để xây dựng những công trình như vậy đòi hỏi kiến thức trong tất cả các lĩnh vực thiên văn học, địa lý, toán học, cơ khí, địa chất…
Một trong những câu hỏi làm đau đầu các chuyên gia trong lĩnh vực này là: nếu không có sự “giao tiếp qua lại” thì làm sao những nền văn minh này lại có thể xây dựng những kiến trúc tương tự nhau như vậy? Làm thế nào mà đền Candi Sukuh ở Indonesia lại có một số điểm tương đồng với những kim tự tháp tại Chichen Itza ở Mexico, dù hai địa điểm cách xa nhau cả nửa vòng Trái Đất. Và những tòa kim tự tháp này không phải là trường hợp duy nhất có chung lối kiến trúc xây dựng.
Nếu không có sự “giao tiếp qua lại” thì làm sao những nền văn minh này lại có thể xây dựng những kiến trúc tương tự nhau như vậy?
Khi chúng ta nhìn lại đền thờ thần Shiva ở Campuchia, Châu Á và sau đó so sánh với ngôi đền của người Maya ở Tikal, Guatemala, Châu Mỹ bạn có thể thấy RÕ RÀNG sự giống nhau trong cấu trúc xây dựng của chúng. Làm sao điều này có thể xảy ra? Phải chăng đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi có đến vài đền thờ và công trình trên khắp thế giới với cấu trúc tương đồng nhưng lại cách xa nhau cả nghìn km?
Khi chúng ta so sánh hai đền thờ này, chúng ta không chỉ đề cập đến một hoặc hai yếu tố tương đồng, mà đang nói đến sự giống nhau của toàn bộ công trình từ hình dạng, yếu tố thiết kế, chiều cao và diện tích. Hai đền thờ này đều có cầu thang ở chính giữa, cửa vào bên trong ở trên đỉnh tháp, và các khối đá được xây chồng dần lên cao. Điều này thật sự rất đáng kinh ngạc và không thể nào chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Tất cả những nền văn minh này hẳn phải học phương pháp xây dựng từ cùng một “giáo viên”, một nguồn kiến thức chung đã được truyền cho con ngưởi ở Guatemala và ở Campuchia.
Hiện tượng kim tự tháp này có vẻ như có mặt ở mọi nơi và tất cả chúng đều có cùng thiết kế, cấu trúc hình học, và thậm chí thường có cùng hệ thống đo lường.
Có lẽ một trong những kim tự tháp nổi tiếng nhất trên thế giới nằm ở Ai Cập. Tọa lạc ngay bên ngoài thành phố Cairo là Đại kim tự tháp Giza, có niên đại 4.500 năm tuổi (còn đang tranh cãi), và đây là công trình nhân tạo cao nhất và ấn tượng nhất trên Trái Đất, nhưng cách thức và lý do xây dựng kim tự tháp này vẫn còn là bí ẩn cho đến tận ngày nay.
Đây là công trình với chiều cao 146 m, trải dài một vùng diện tích 52.609 m2 . Kim tự tháp này cấu thành từ hai triệu rưỡi khối đá, và những khối nặng nhất lên đến 70 tấn. Chúng ta đã biết rằng những người nhân công đã khai thác và vận chuyển hàng nghìn tấn đá granit từ cách nơi xây dựng hơn 800 km.
Đây là một công trình đáng kinh ngạc và điều làm các nhà khảo cổ và kỹ sư cảm thấy hứng thú nhất chính là quy mô của dự án này: Tại sao cần sử dụng đến 2,5 triệu khối đá với tổng khối lượng lên đến hơn 6 triệu tấn?
Các nhà khảo cổ cho rằng Đại Kim tự tháp Giza được xây dựng vào khoảng năm 2500 TCN làm lăng mộ cho Pha-ra-ông Khufu, nhưng tuyên bố này vẫn chưa được chứng minh, và mục đích xây dựng công trình này vẫn còn đang được tranh luận sôi nổi. Ngày nay, chúng ta được dạy rằng Đại Kim tự tháp Giza là lăng mộ của vua pha-ra-ông nhưng trên thực tế người ta chưa tìm thấy bất kỳ thi thể nào trong kim tự tháp này, nên đây là điều gây tranh cãi.
Cả người Maya và người Ai Cập đều có truyền thuyết nói rằng, các vị thần đã hạ thế và hướng dẫn họ xây dựng những công trình kim tự tháp hùng vĩ này.
Với người Ai Cập cổ đại, Thần Thoth nổi danh là Kiến trúc sư Vũ trụ, và ông được cho là người thiết kế nên toàn bộ quần thể phức hợp Đại Kim tự tháp Giza. Imhotep, người chịu trách nhiệm xây dựng Kim tự tháp đầu tiên, thực sự từng nói rằng ông đã nhận được chỉ dẫn của các vị thần.
Năm 1940, một phi công của Anh đã chụp hình được một trong những đặc điểm độc đáo nhất của Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Bức ảnh cho thấy kim tự tháp thực sự có tám mặt chứ không phải bốn. Hiện tượng này chỉ có thể phát hiện vào lúc bình minh hay hoàng hôn tại, thời điểm xuân phân hay thu phân, khi mặt trời ngả bóng trên Kim tự tháp làm lộ rõ tám mặt, do cấu trúc bề mặt hơi lõm xuống, và hiện tượng này chỉ có thể được phát hiện từ trên không: bạn sẽ không thể nhận ra tính chất này của Đại kim tự tháp Giza từ dưới mặt đất. Điều thú vị ở đây là người kiến tạo ra các đặc điểm này phải có kiến thức hoàn hảo về chu kỳ mặt trời, vốn là một kiến thức cao cấp trong toán học.
Theo các nhà khảo cổ, Đại Kim tự tháp được xây dựng ở trên nơi được coi là trung tâm của tất cả các lục địa trên Trái đất. Quần thể kiến trúc khổng lồ này cũng được sắp gần như thẳng hàng với cực bắc. Chúng ta biết rằng bên trong kim tự tháp, có những đường hầm nhỏ đươc sắp thẳng hàng với hai chòm sao đặc biệt là Orion và sao Sirius. Bốn đường hầm này không chỉ được sắp thẳng hàng trên trục bắc nam, mà một đường hầm còn trực tiếp chỉ thẳng đến hướng Đai lưng của chòm sao Orion.
Ngoài ra chúng ta còn có hai khu phức hợp Kim tự tháp ấn tượng và thực sự thú vị khác, là Teotihuacan và Giza. Khu phức hợp Teotihuacan có bố cục được thiết kế đặc thù nhằm phản ảnh hệ Mặt trời, bao gồm Kim tự tháp Mặt Trời, Đền Mặt Trăng, và Kim tự tháp Thần Rắn Quetzalcoatl.
Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng 3 kim tự tháp này vừa hay lại cũng có vị trí tương thích với đai lưng của chòm sao Orion. Ba kim tự tháp trên cao nguyên Giza cũng có cách bố trí tương tự. Tại sao dù cách xa nhau về vị trí địa lý, nhưng hai khu phức hợp này lại có cùng ý tưởng về việc bố trí các công trình đền tháp tương tự nhau đến vậy?
Cách bố trí các quần thể kiến trúc trên Trái Đất được cho là tương hợp với các vị trí của các ngôi sao trong Đai lưng Orion.
Nền văn minh Maya cũng không ngoại lệ, họ xây dựng hàng trăm nghìn Kim tự tháp khắp Trung Mỹ, và nhiều cái được bố trí để phản chiếu một số chòm sao trên bầu trời, nổi tiếng nhất là chòm sao Orion, nhưng cũng có rất nhiều chòm sao khác được “phản chiếu”, giống như câu nói “Trên sao, dưới vậy”.
Điều này khiến người ta nghĩ đến việc các kim tự tháp được thiết kế từ trên cao, bởi vì nếu chỉ nhìn từ mặt đất, con người rất khó để xác định vị trí chính xác và tương ứng hoàn hảo đến vậy.
Quá nhiều bí ẩn xoay quanh các kim tự tháp này, và chúng ta cần phải tiếp cận chúng bằng một góc nhìn khác biệt để có thể hiểu điều gì đang thật sự diễn ra. Với rất nhiều các gợi ý mà những nền văn minh cổ đại đã lưu lại, chúng ta cần phải cởi mở tiếp nhận các thông tin mới và các phương pháp mới. Chúng ta không cần ai đó giải thích về ý nghĩa của các kim tự tháp theo khảo cổ và khoa học, mà chỉ cần quan sát các bằng chứng và diễn giải nó theo cách hiểu của chúng ta, vậy là đủ rồi.
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code
Quý Khải biên dịch
Xem thêm:
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…