Một số mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B rơi xuống Trái Đất hồi cuối tuần trước đã được phát hiện trên đảo Borneo, theo tờ Space.
Cụ thể, tầng lõi nặng 22,5 tấn của tên lửa Trường Chinh 5B đã rơi mất kiểm soát xuống Trái Đất hôm 20/7, lao qua khí quyển phía trên Ấn Độ Dương. Phần lớn bộ phận này bốc cháy trong quá trình rơi, trong đó ước tính vài mảnh vỡ chiếm khoảng 20 – 40% trọng lượng tên lửa còn sót lại sau hành trình hồi quyển.
Một số người dân phát hiện thấy những mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B nằm rải rác ở nhiều địa điểm dọc theo đường bay của tầng lõi, một số đủ lớn để gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc thương tích nếu rơi trúng thành phố hoặc làng mạc. “Mảnh vỡ lớn rơi xuống Kalimantan, Indonesia và Sarawak, Malaysia (cả 2 đều nằm trên đảo Borneo). Không có báo cáo nào về tai nạn hoặc thiệt hại về tài sản”, chuyên gia theo dõi vệ tinh Jonathan McDowell ở Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, thông báo.
Tên lửa này được phóng vào ngày 24/7, đưa module Vấn Thiên lên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc. Tầng lõi của tên lửa lên tới quỹ đạo cùng với module, sau đó bị hút trở lại Trái Đất bởi lực kéo khí quyển trong 6 ngày sau đó. Tầng lõi lớn thường được điều khiển để tự hủy an toàn bên trên đại dương hoặc khu vực không có người ở không lâu sau khi cất cánh.
Phương pháp loại bỏ tầng lõi ở trường hợp tên lửa Trường Chinh 5B gây tranh cãi bởi nguy cơ gây thương tích hoặc thiệt hại sau mỗi lần phóng. Cơ quan vũ trụ Trung Quốc cũng vấp phải chỉ trích do để tầng lõi tên lửa Trường Chinh 5B trở thành khối rác vũ trụ lớn trong cả 3 nhiệm vụ tính đến nay.
Phan Anh
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…
Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…
Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…
35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…